Cây thủy tùng là cái tên mà nhiều người chơi cây cảnh yêu thích. Hình dáng mảnh mai nhưng đầy sức sống, cây không chỉ mang tính thẩm mỹ cao mà còn đi kèm với nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Đặc điểm cây muồng hoàng yến (bò cạp vàng) và cách trồng hiệu quả
Dù xuất hiện khá lâu nhưng khá ít người biết về cây thủy tùng.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm của cây, qua đó có thể trồng và chăm sóc cây một cách hiệu quả.
Đặc điểm cây thủy tùng
Với dáng vẻ “liễu yếu đào tơ”, cây thủy tùng có đặc điểm khá dễ nhận ra, dưới đây là một vài thông tin bạn có thể tham khảo.
Tên: Thủy tùngTên khoa học: Glyptostrobus PensilisHọ: Hoàng đàn (Cupressaceae)Bộ: Bộ ThôngCây thủy tùng
Thủy tùng là loại cây mọc bụi, xuất hiện chủ yếu ở các vùng nhiệt đới Đông Nam Trung Quốc.
Kích thước cây thủy tùng khá nhỏ, các bụi mọc thấp, cây và cành có dáng mảnh khảnh, mềm mại. Thân cây, cành và lá đều có màu xanh bắt mắt.
Cây có dạng rễ chùm, mọc dài và bám khá sâu xuống đất, nhờ vậy mà cây có thể bám chắc và sinh trưởng tốt trong nhiều môi trường khác nhau.
Lá cây có hình tam giác, rất nhỏ và mọc xen kẽ và sát nhau tạo thành các tán, mọc thành nhiều tầng khiến cho cây thủy tùng vẫn có dáng vẻ rậm rạp.
Dù nhỏ nhắn nhưng thủy tùng vẫn có dáng vẻ um tùm
Hoa thủy tùng có màu trắng, thường mọc và nở thành chùm ở phía trên ngọn cây, mỗi chùm có từ 2 – 4 hoa. Sau khi hoa tàn thì sẽ cho ra quả có màu đen.
Về đặc tính sống, cây sinh trưởng nhanh, ưa mát, nhu cầu nước trung bình, có thể sống trên nhiều loại đất khác nhau. Nhìn chung cách chăm sóc không quá phức tạp.
Đừng quên tham khảo thêm những cây họ thông khác như tùng thơm hay tùng la hán nhé.
Công dụng của cây thủy tùng
Với dáng vẻ thanh mảnh nhưng vẫn đủ um tùm, lại có màu xanh tươi mát, cây thủy tùng là lựa chọn hoàn hảo để bạn tô điểm thêm cho không gian sống, học tập và làm việc của mình.
Bạn có thể trồng thủy tùng để trang trí tiểu cảnh, trồng trong chậu để bàn và đặt ở bàn học, bàn làm việc, ban công, bàn tiếp khách, kệ cửa sổ đều rất phù hợp.
Nhiều nhà hàng, khách sạn, quán cà phê cũng hay đặt một chậu thủy tùng nhỏ xinh ở quầy lễ tân.
Bạn cũng có thể trồng cây thủy tùng ra đất như một cây sân vườn nếu có sân vườn rộng lớn, trong điều kiện tự nhiên cây sẽ phát triển lớn hơn.
Không chỉ mang tính thẩm mỹ, cây thủy tùng còn giúp thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và các năng lượng có hại phát ra từ máy tính.
Ngắm nhìn cây thủy tùng đung đưa trong gió cũng là một cách để giải tỏa căng thẳng sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi.
Nhiều người còn dùng một chậu thủy tùng để làm quà tặng trong những dịp lễ đặc biệt, thay cho những lời chúc ý nghĩa.
Một chậu thủy tùng là món quà khá ý nghĩa
Ý nghĩa của cây Thủy Tùng
Như đã nói ở trên, không chỉ có dáng vẻ đẹp, thủy tùng còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Là loài cây có dáng vẻ mỏng manh nhưng lại có sức sống mãnh liệt, cây thủy tùng đại diện cho ý chí kiên cường, vững vàng vượt qua khó khăn, nghịch cảnh.
Đối với những người làm kinh doanh, thủy tùng là lựa chọn tuyệt vời để mang về tài lộc, thịnh vượng, làm ăn tiến tới.
Thủy tùng đại diện cho ý chí vươn lên mạnh mẽ
Trong phong thủy, cây phù hợp với tất cả các mệnh, trong đó những người tuổi Thân được cho là phù hợp nhất, khi trồng cây này trong nhà sẽ có cuộc sống thuận lợi về nhiều mặt.
Cách trồng và chăm sóc cây thủy tùng
Là cây có sức sống rất tốt, nhưng vì dáng vẻ nhỏ, mảnh mai, dễ tổn thương nên quá trình trồng và chăm sóc cây thủy tùng cũng cần chú ý một vài điểm.
Nhân giống
Cây thủy tùng khá khó nhân giống, mãi đến năm 2011 thì các nhà khoa học mới tìm ra cách nhân giống cây thủy tùng bằng phương pháp ghép chồi lên thân cây bụt mọc.
Để giải thích thì khá lằng nhằng, cũng khó để người chơi bình thường có thể làm theo, do đó bạn nên chọn mua cây giống từ các đại lý cây cảnh cho nhanh. Giá bán cây thủy tùng cũng chỉ giao động từ 50 – 100.000đ.
Khi mua, bạn chỉ cần chọn hình dáng, kích thước và chậu cho phù hợp với vị trí muốn đặt cây là được. Nếu muốn trồng ra đất thì cũng chỉ cần nhẹ nhàng tách cây ra khỏi chậu rồi trồng thôi.
Chăm sóc cây thủy tùng
Cũng như bao loài cây khác, thủy tùng sinh trưởng tốt nhất khi được trồng bên ngoài, nhưng nếu trồng trong chậu đặt trong nhà cũng không vấn đề gì.
Đất trồng: cây sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, nhưng đất phải đảm bảo đủ độ tơi xốp, dinh dưỡng và khả năng thoát nước. Tốt nhất là bạn nên trộn đất chung với xơ dừa, ít sỏi và phân chuồng trước khi trồng cây.Tưới nước: là loài cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, quá trình tưới nước cho cây cần được chú ý. Nếu trồng cây trong nhà, mỗi tuần bạn nên tưới nước 2 – 3 lần, nếu trồng ở ngoài thì có thể tưới nhiều hơn một chút. Khi tưới hãy dùng bình phun sương và tưới chỉ đủ để làm ẩm đất, tránh gây ngập úng.Dinh dưỡng: cây sống tốt trên đất khô cằn nên bạn hầu như không cần bổ sung dinh dưỡng. Nếu muốn khoảng 3 – 4 tháng bạn hòa phân NPK vào nước và tưới cho cây.Nhiệt độ: phù hợp với khía hậu nhiệt đới, cây sinh sống tốt nhất trong khoảng nhiệt độ từ 18 – 28 độ C. Tất nhiên, nếu giao động lên xuống một chút cũng không ảnh hưởng gì.Ánh sáng: là loài cây ưa mát, bạn nên đặt cây ở những nơi nhiều ánh sáng gián tiếp. Mỗi tuần, chỉ cần mang chậu cây ra trời nắng nhẹ khoảng 1 – 2 tiếng để kích thích cây quang hợp và giúp cây có màu xanh đẹp mắt là đủ.Phong trừ sâu bệnh: nếu thấy dấu hiệu lá vàng úa xuất hiện bạn cần loại bỏ ngay. Ngoài ra, cây cũng hay bị khô thân, khô cành, lúc này bạn cần bổ sung nước và dinh dưỡng để cây phát triển. Nếu điều trị không hiệu quả thì cần cắt bỏ để tránh bệnh lan ra nhiều hơn.Cần duy trì độ ẩm cho cây đều đặn
Trên đây là những thông tin về cây thủy tùng, một loại cây cảnh được ưa chuộng và mang nhiều ý nghĩa.
Nếu đang tìm một chậu cây cảnh nhỏ nhắn, xinh xinh để chăm sóc thì hãy tham khảo qua loài cây tuyệt vời này nhé.