Home Kiến thức cơ bảnGiốngCây cảnh Trúc bách hợp – loài cây cảnh mang ý nghĩa tuyệt vời

Trúc bách hợp – loài cây cảnh mang ý nghĩa tuyệt vời

by Học Làm Vườn

Trúc bách hợp mang dáng vẻ độc đáo cùng nhiều ý nghĩa tích cực, được nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà như một loại cây cảnh trang trí.

Hoa móng rồng – đặc điểm và cách chăm sóc hiệu quả

Những thông tin về cây trúc bách hợp dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này, từ đó có phương pháp trồng và chăm sóc hiệu quả nhất.

Đặc điểm, đặc tính cây trúc bách hợp

Trúc bách hợp có tên khoa học là Dracaena reflexa, là một loài thực vật có hoa thuộc chi Huyết giác (Dracaena), họ Măng tây (Asparagaceae).

Cây có nguồn gốc từ phía bắc Ấn Độ, sau đó du nhập vào nhiều quốc gia khác trong đó có Việt Nam.

Cây Trúc bách hợpCây Trúc bách hợp

Về đặc điểm, trúc bách hợp là loài thân gỗ có kích thước trung bình, chiều cao chỉ từ 1 – 3m tuỳ môi trường sống, những cây trồng cảnh thường có kích thước nhỏ.

Thân cây cứng, ít cành nhánh, vỏ có màu xám trắng, sần sùi do các vết đứt mà lá rụng để lại. Lá cây mọc thành từng chùm trên thân, xếp hình hoa thị xoã ra ngoài.

Lá trúc bách hợp khá lớn, có thể dài tới 20cm, hình thuôn dài nhọn về phía ngọn, phần gốc hoá thành bẹ ôm lấy thân cây. Bề mặt và mép lá nguyên, dọc lá là các đường sọc màu vàng tươi tạo nên vẻ đẹp độc đáo.

Hoa của trúc bách hợp có màu xanh nhạt, tuy nhiên cây ít khi ra hoa. Quả màu đỏ và khá mọng nước.

Về đặc tính sống, trúc bách hợp có tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với nhiều loại đất. Cây ưa sáng, ưa ẩm, nhu cầu dinh dưỡng không cao, sống tốt trong điều kiện bóng bán phần nhưng chịu úng kém.

Do ít ra hoa kết quả nên mọi người thường nhân giống trúc bách hợp bằng phương pháp giâm cành.

Trong họ Asparagaceae còn nhiều cây cảnh rất quen thuộc như cây phát lộc, cây đuôi chồn hay cây lưỡi hổ…

Công dụng của cây trúc bách hợp

Công dụng thường thấy nhất của cây trúc bách hợp chính là làm cây cảnh trang trí. Bạn có thể trồng cây ở những nơi công cộng, thoáng mát, hoặc trồng trong sân vườn.

Nhưng thường thấy nhất vẫn là trồng trong chậu và trang trí trong nhà. Bạn có thể đặt cây ở phòng khách, phòng làm việc, phòng ăn hay giếng trời đều rất phù hợp.

Trúc bách hợp được trồng làm cảnhTrúc bách hợp được trồng làm cảnh

Ngoài làm đẹp, trúc bách hợp còn được biết đến là cây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn rất hiệu quả, giúp bạn có môi trường sống trong lành hơn.

Theo nhiều ghi chép Đông y, trúc bách hợp còn được sử dụng để trị một vài bệnh như sốt rét, ngộ độc, kiết lỵ, tiêu chảy, đau bụng kim và cầm máu… tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng nhé.

Ý nghĩa cây trúc bách hợp

Không chỉ là một cây cảnh mang dáng vẻ độc đáo, trúc bách hợp được yêu thích bởi ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thuỷ tích cực.

Cụ thể, người ta cho rằng trồng trúc bách hợp trong khuôn viên nhà có thể giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, thuận lợi cả trong công việc và cuộc sống.

Trong phong thuỷ, trúc bách hợp phù hợp nhất với người thuộc mệnh Mộc, những người thuộc mệnh này khi trồng cây sẽ phát huy tối đa may mắn mà cây mang lại.

Trúc bách hợp có ý nghĩa mang về may mắn, tài lộcTrúc bách hợp có ý nghĩa mang về may mắn, tài lộc

Cách trồng và chăm sóc cây trúc bách hợp

Nhìn chung, quá trình trồng và chăm sóc cây trúc bách hợp không có gì quá phức tạp, cũng tương tự như những cây cảnh cùng loại khác.

Đất trồng

Nhờ sống tốt trong nhiều loại đất nên quá trình chọn đất trồng khá đơn giản, bạn chỉ cần đảm bảo các yếu tố là tơi xốp và thoát nước tốt.

Bạn nên trộn đất có sẵn với phân hữu cơ, xơ dừa, mùn và ít cát là được. Bầu ươm và chậu trồng thì cần có lỗ thoát nước bên dưới tránh ngập úng.

Nhân giống

Cách giâm cành cây trúc bách hợp không có gì quá khác biệt so với các loài cây khác. Đầu tiên bạn chọn cành mới nhưng không quá non, sau đó cắt đoạn tầm 15cm.

Nhúng cành vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào bầu ươm, tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, sau đó che chắn, tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm.

Chỉ sau khoảng 10 ngày là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng tốt, bạn tiếp tục tưới nước tới khi cây đạt tầm 30cm thì có thể di chuyển cây ra đất hoặc trồng vào chậu.

Nhân giống cây bằng phương pháp giâm cànhNhân giống cây bằng phương pháp giâm cành

Tưới nước

Khi cây trúc bách hợp còn nhỏ, bạn nên duy trì tần suất khoảng 2 – 3 lần tưới mỗi tuần, khi cây đã lớn hơn thì khả năng chịu hạn cũng tốt, bạn có thể tưới mỗi tuần 1 lần là đủ. Nếu trời mưa, thời tiết mát mẻ thì 10 ngày tưới 1 lần cũng được.

Ánh sáng

Là loài ưa sáng, vị trí tốt nhất để trồng trúc bách hợp vẫn là những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Nếu trồng cây trong nhà thì nên đặt ở gần cửa sổ, giếng trời, sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và màu lá đẹp hơn.

Cây sinh trưởng tốt ở nơi nhiều ánh sángCây sinh trưởng tốt ở nơi nhiều ánh sáng

Dinh dưỡng

Nhu cầu dinh dưỡng của trúc bách hợp cũng không cao, nhưng để cây phát triển tốt thì cứ 3 tháng bạn bón cho cây một ít phân NPK.

Khi bón nhớ rải xa gốc, tưới nước sau khi bón để phân thấm nhanh, không bị cháy gốc.

Nếu trồng cây trong chậu thì mỗi năm nên thay đất 1 lần để làm mới môi trường sống nhé.

Phòng trừ sâu bệnh

Dù có sức sống khá tốt nhưng trúc bách hợp thi thoảng vẫn gặp phải một vài trường hợp sâu bệnh, trong đó phổ biến vẫn là các loại nấm hại.

Bạn nên thường xuyên làm sạch đất, đảm bảo độ thông thoáng. Nếu thấy lá cây xuất hiện các đốm tròn màu nâu, đậm màu dần khiến lá vàng và rụng thì bạn cần mua các loại thuốc trừ nấm về phun để loại bỏ ngay.

Trên đây là những thông tin về cây trúc bách hợp mà bạn có thể sẽ cần trong quá trình trông và chăm sóc cây cảnh tại nhà.

Chúc bạn thành công.

You may also like