Cây lim xẹt là loài cây khá quen thuộc, chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ khu vực công cộng nào. Vậy tại sao loài cây này lại được ưa chuộng đến vậy?
Trồng cây cẩm thạch tô điểm vẻ đẹp nội thất
Để trả lời câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu qua về những đặc điểm và công dụng của cây lim xẹt nhé.
Đặc điểm cây lim xẹt
Cây lim xẹt hay còn được gọi với nhiều tên khác như điệp, muồng kim phượng, phượng vàng. Cây có tên khoa học là Peltophorum pterocarpum, là một cây thân gỗ họ Đậu (Fabaceae), phân bổ rộng khắp các vùng ở Việt Nam.
Cây lim xẹt
Trong điều kiện thích hợp, cây có thể cao từ 20 – 30m, đường kính đạt 50cm. Gốc cây có bạnh vè nhỏ, phía trên là thân cây màu nâu nhạt, khi già sẽ dần chuyển sang màu trắng với các đường viền vòng quanh thân.
Cây chia làm nhiều cành nhánh rậm rạp, tán lớn, bề mặt cành có nhiều lông nhỏ.
Lá cây màu xanh thẫm, có dạng lá kép lông chim với cuống dài. Mỗi lá lại chia ra nhiều đôi lá nhỏ mọc đều đặn đẹp mắt. Lá nhỏ có dạng thuôn dài, đầu bo tròn.
Hoa lim xẹt thường nở vào mùa hè, tập trung ở đầu cành, hoa có màu vàng đẹp mắt, thường có 5 cánh hoa rộng, đáy có lông, nhị hoa cũng có màu vàng.
Sau khi hoa tàn, cây sẽ ra quả dạng dẹt, dài khoảng 10 – 15cm, quả có cánh ở mép và bên trong chứa từ 2 – 4 hạt.
Về quá trình sinh trưởng, cây lim xẹt phù hợp với rất nhiều loại môi trường, đất trồng, kể cả là trong điều kiện khô hạn. Điều kiện tốt nhất để trồng cây là đất ẩm, nhiều ánh sáng, không bị ngập úng.
Cây có thể nhân giống bằng gieo hạt, nhưng người trồng cây thường chọn phương pháp chiết hoặc giâm cành để đạt hiệu quả cao hơn.
Công dụng của cây lim xẹt
Với dáng cây cao, tán rộng, khả năng phủ bóng tốt, cây lim xẹt được ưa chuộng và trồng làm cây công trình ở nhiều khu vực công cộng như khu đô thị, bệnh viện, trường học, công viên, dọc các con đường, sân vườn biệt thự.
Mỗi mùa ra hoa, cây lim xẹt sẽ mang đến cho bạn một không gian tỏa sắc vàng rực rỡ. Đây sẽ là địa điểm tuyệt vời để các bạn trẻ “checkin”, chụp hình.
Cây được trồng cảnh ở những khu vực công cộng
Nhờ tán lá dày, cây lim xẹt còn có khả năng loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc môi trường sống, giúp bạn có không gian trong lành, mát mẻ hơn.
Không chỉ có tác dụng làm cảnh, cây lịm xẹt trưởng thành còn được thu hạch để lấy gỗ, phục vụ trong xây dựng, làm đồ nội thất.
Lim xẹt còn là loài cây cực kỳ hữu ích trong công tác trồng rừng phòng hộ, phòng chống lũ lụt, cải tạo đất.
Rất nhiều công dụng tuyệt vời đến từ cây lim xẹt đúng không nào.
Trong họ Fabaceae còn có nhiều cây cảnh công trình khác như hoa điệp vàng, phượng vĩ, muồng hoàng yến đều rất được yêu thích.
Trồng và chăm sóc cây lim xẹt
Cách trồng cây lim xẹt
Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng cây lim xẹt khá đơn giản, bạn chọn đất gì cũng được, sau đó trộn chung với xơ dừa, phần chuồng, mùn để tăng độ tơi xốp và dưỡng chất. Bầu cây cũng cần có lỗ thoát nước để tránh ngập úng khi tưới.
Nhân giống:
Bạn nên nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Chọn cành mới, to khỏe, dài từ 15 – 20cm rồi dùng dao sắc cắt. Nhúng vào dung dịch kích rễ và cắm vào bầu cây. Tưới nước đều đặn, chỉ sau vài tuần là cành sẽ bén rễ và phát triển như cây mới.
Chi tiết cách giâm cành bạn có thể tham khảo hướng dẫn trên mạng.
Trồng cây bằng phương pháp giâm cành
Trồng cây:
Khi cây con đạt chiều cao hơn 50cm là bạn có thể tách bầu hoặc mang nguyên cả bầu để trồng ra đất.
Đào hố lớn hơn bầu cây, đặt bầu xuống và lấp đất lại. Dùng cây gỗ để chống, tránh việc cây bị gãy đổ, sau đó tưới nước đều đặn cho cây tiếp tục phát triển.
Bạn nên trồng cây vào đầu mùa mưa, sẽ giúp cây có điều kiện sinh trưởng tốt hơn. Nếu thời tiết quá nắng gắt thì cần có biện pháp che chắn.
Chăm sóc cây lim xẹt
Nhờ sức sống khá mãnh liệt, lại phù hợp nhiều môi trường sống mà quá trình chăm sóc cây lim xẹt không có gì quá khó khăn. Dưới đây là vài lưu ý chính:
Tưới nước: lim xẹt có khả năng sống tốt trong điều kiện khô cằn nên nhu cầu nước không cao. Tuy vậy khi cây con nhỏ, bạn nên duy trì tưới nước cho cây 2 – 3 lần mỗi tuần. Khi cây đã lớn hơn thì tưới mỗi tuần 1 lần, thậm chí không cần tưới.
Dinh dưỡng: tương tự như tưới nước, nhu cầu dinh dưỡng cây không quá nhiều. Định kỳ 3 – 4 tháng bạn bón cho cây một ít phần NPK là đủ. Vào thời điểm cây ra hoa, bạn có thể bón thúc thêm để hoa nở đều và đẹp.
Ánh sáng: là loài cây có kích thước lớn, lim xẹt thích môi trường nhiều ánh sáng, bạn nên trồng cây ở nơi rộng rãi, thoáng mát. Khi cây còn nhỏ, sức sống còn yếu thì có thể che chắn mỗi khi nắng gắt.
Đảm bảo đủ ánh sáng cho cây phát triển
Phòng trừ sâu bệnh: lim xẹt cũng ít khi bị sâu bệnh, thi thoảng sẽ có trường hợp sâu ăn lá, sâu đục thân… lúc này bạn cần nhanh chóng loại bỏ cành bị sâu, mua thuốc về trị để dứt điểm, tránh tình trạng lan rông.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây lim xẹt, hy vọng qua đó bạn đã có cái nhìn chi tiết hơn về loài cây cảnh tuyệt vời này.