Dừa cảnh với hình dáng độc đáo, lại có ý nghĩa đặc biệt, ngày càng được nhiều người ưa chuộng và trồng trong nhà với mục đích trang trí, làm đẹp.
Ý nghĩa cây cần thăng và những điều bạn chưa biết
Để trồng và chăm sóc cây dừa cảnh được hiệu quả, việc hiểu rõ đặc điểm và đặc tính sống của cây là rất quan trọng.
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.
Tổng quan về cây dừa cảnh
Cây dừa cảnh có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, là một loài thân gỗ, thuộc họ Cau (Arecaceae). Cây có nguồn gốc và sinh trưởng nhiều tại khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, cây còn được gọi bằng những cái tên khác như cây cau tre, cây cau vàng, cây cau cọ, cây dừa nước cảnh… cùng họ với những loài như cây chà là, cau tiểu trâm, trúc mây.
Cây dừa cảnh
Dừa cảnh có kích thước nhỏ hơn so với dừa bình thường, chiều cao chỉ từ 0.5 – 2m, với điều kiện thích hợp trong tự nhiên thì cây có thể cao và rậm rạp hơn.
Thay vì mọc cao, cây dửa cảnh lại mọc lan thành bụi, với những thân nhỏ mọc vươn thẳng đứng, dọc thân có các đốt nhỏ và mờ. Các bẹ lá dài ôm sát vào thân cây, phía trên là các lá con thuôn dài, mềm mại, mọc đối xứng.
Lá cây có màu xanh thẫm đẹp mắt, mỏng và mềm, phiến là trơn, viền nhẵn, tập trung ở phần ngọn cây và tỏa ra xung quanh.
Hoa dừa cảnh mọc thành từng chùm nhỏ, màu trắng sữa với mùi hương thoang thoảng dễ chịu. Quả cây có dạng bầu dục màu xanh, khi chín thì chuyển màu vàng sậm. Nhìn chung, hoa và quả của cây dừa cảnh khá giống các cây họ nhà cau khác.
Về đặc tính sống, cây dừa cảnh là loài ưa sáng, có thể chịu bóng bán phần. Cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, do đó cân chú ý lượng nước tưới. Dừa cảnh cũng ít khi bị sâu bệnh nên quá trình chăm sóc khá đơn giản.
Cây có thể nhân giống bằng nhiều cách, từ gieo hạt, giâm cành cho đến tách bụi.
Tác dụng của cây dừa cảnh
Nhờ khả năng mọc bụi nhanh, dáng đẹp, cây dừa cảnh được trồng nhiều với mục đích trang trí. Bạn có thể trồng cây ở nhiều vị trí khác nhau trong không gian sống.
Khi cây nhỏ, bạn có thể trồng trong chậu đặt ở phòng khách, phòng ăn, phòng làm việc. Cây lớn hơn một chút có thể đặt ở giếng trời, tiền sảnh, phòng họp, hội trường hay làm cây sân vườn.
Những cây lớn hơn hoàn toàn có thể trồng ngoài trời để tạo bóng mát, các khu du lịch, nghỉ dưỡng, khách sạn cũng thường trồng cây dừa cảnh để làm đẹp cảnh quan.
Các bẹ lá của dừa cảnh cũng thường được cắt riêng để cắm lọ hoa.
Dừa cảnh có thể trồng làm cảnh cả trong nhà và ngoài trời
Ngoài tác dụng làm cảnh, cây còn được biết là loài có khả năng ngăn cản bụi bẩn, thanh lọc không khí, mang lại cho bạn môi trường sống trong lành.
Ý nghĩa cây dừa cảnh
Không chỉ có tác dụng trang trí, dừa cảnh còn là loại cây ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp. Với dáng vẻ vươn cao thẳng đứng, cây đại diện cho tinh thần chính trực, vươn lên mạnh mẽ, không ngại khó khăn.
Người trồng cây dừa cảnh trong nhà, văn phòng sẽ gặp nhiều may mắn, thuận lợi trong công việc.
Ngoài ra, trồng dừa cảnh trong nhà còn có tác dụng tăng dương khí, xua đuổi vận xui, giúp cuộc sống các thành viên trong gia đình ổn định, suôn sẻ.
Cây mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp
Cách trồng và chăm sóc dừa cảnh
Trồng cây dưa cảnh
Chuẩn bị đất trồng:
Nhờ khả năng sinh trưởng mạnh mẽ, phù hợp với nhiều môi trường sống mà bạn có thể sử dụng nhiều loại đất để trồng cây. Trước khi trồng chỉ cần đảm bảo đất tơi xốp, nên trộn ít xơ dừa, phân chuồng để tăng thêm dinh dưỡng.
Bầu hay chậu trồng cây cũng cần đảm bảo có lỗ thoát nước đầy đủ, tránh ngập úng.
Nhân giống và trồng:
Như đã thông tin ở trên, cây có thể nhân giống bằng cách gieo hạt, giâm cành hoặc tách bụi. Trong đó phương pháp gieo hạt tốn nhiều thời gian nên người trồng thường chọn giâm cành hoặc tách bụi.
Giâm cành: đầu tiên, chọn cây mẹ to khỏe, có nhiều bụi con, không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó chọn một lá to khỏe, cắt sát thân. Tiếp đó nhúng bẹ lá mới cắt vào dung dịch kích rễ và cắm vào đất đã chuẩn bị từ trước. Tưới nước đều đặn để giữ ẩm đất, chỉ sau vài tuần là bẹ lá bén rễ và phát triển thành bụi mới.Tách bụi: tương tự như giâm cành, bạn chọn cây mẹ to khỏe. Thay vì cắt bẹ lá, bạn chọn bụi con có 1 – 2 bẹ lá sau đó tách ra kể cả rễ. Trong quá trình tách cần nhẹ nhàng, giữ bộ rễ càng nguyên vẹn càng tốt. Tiếp đó trồng bụi con vào đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước và che chắn cẩn thận là cây sẽ sinh trưởng tốt.Nhân giống bằng phương pháp giâm cành hoặc tách bụi
Cách chăm sóc cây dừa cảnh
Dù có khả năng sinh trưởng nhanh và mạnh mẽ, bạn cũng nên lưu ý một vài điều để cây dừa cảnh phát triển đẹp, nhanh ra hoa và quả.
Tưới nước: dừa cảnh không cần quá nhiều nước, thậm chí có thể sống trong điều kiện khô cằn. Tần suất tốt nhất là tưới cho cây 2 – 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần tưới bạn nhớ chỉ đủ ẩm đất, tưới quá nhiều có thể gây úng rễ nếu không thoát nước kịp.Ánh sáng: vị trí tốt nhất để trồng cây dừa cảnh là ngoài trời, bởi đây là loài ưa sáng. Nếu trồng trong nhà, hãy đặt cây ở những nơi nhiều ánh sáng như gần cửa sổ, giếng trời… Nếu trồng ngoài trời, khi cây còn nhỏ bạn nhớ che chắn mỗi khi nắng gắt nhé.Dinh dưỡng: để cây sinh trưởng xanh tốt, mỗi 4 tháng bạn nên bón cho cây ít phân NPK. Nếu trồng trong chậu, cứ hơn 1 năm bạn nên thay đất 1 lần để làm mới môi trường sống.Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn nên thường xuyên quan sát cây và loại bỏ các lá hư úa. Ngoài ra cây còn có thể gặp tình trạng bọ cánh cứng, sâu rệp ăn lá, nếu nhẹ thì bạn chỉ việc loại bỏ, còn nhiều quá thì mua thuốc về phun là được.Đảm bảo đủ nước tưới và ánh sáng cho cây
Trên đây là những thông tin về cây dừa cảnh mà có thể bạn sẽ cần đến trong quá trình trồng và chăm sóc. Hãy chăm sóc cây thật tốt để có một cây cảnh vừa đẹp vừa ý nghĩa nhé.
Chúc bạn thành công!