Tùy vào loại giống, cách gieo, ươm hạt, điều kiện đất, thời tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ nảy mầm và sức khỏe cây con. Trong đó, yếu tố quyết định chính là cách gieo, ươm hạt giống. Nếu nắm vững cách gieo, ươm hạt giống sẽ giúp hạt giống có tỉ lệ nảy mầm cao nhất cũng như cây con sinh trưởng khỏe mạnh. Hãy cùng Đặng Gia Trang học ngay kỹ thuật gieo, ươm hạt giống trong bài viết này nhé!
1/ Top 5 cách gieo ươm hạt giống trực tiếp
1.1 Gieo hạt, ươm giống bằng trấu hun
Với những đặc điểm nổi bật như: vô trùng hoàn toàn, sạch khuẩn và mầm bệnh; độ tơi xốp cao, thời gian phân hủy lâu giúp giữ ẩm và cải tạo đất hiệu quả. Do đó, khi gieo hạt và ươm giống thì trấu hun là thành phần không thể thiếu. Với cách gieo hạt và ươm giống vô cùng đơn giản:
Bước 1: Chuẩn bị
– Đất sạch, phân trùn quế và trấu hun
– Hạt giống
– Nước ấm khoảng 40-45% hoặc có thể tự pha theo tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh
– Khay, vỉ hay bầu ươm hạt
Bước 2: Trộn giá thể gieo, ươm hạt
Phối trộn giá thể theo tỉ lệ 5 đất : 3 phân trùn quế : 2 trấu hun, góp phần tạo độ tơi xốp, thông thoáng cho giá thể giúp hạt giống dễ nảy mầm.
Bước 3: Ngâm, ủ hạt giống
Hạt giống ngâm vào nước ấm đã chuẩn bị với thời gian tùy vào từng loại hạt. Sau đó, vớt hạt và ủ vào khăn ẩm khoảng 2-3 tiếng để kích mầm phát triển.
Bước 4: Gieo hạt
Cho giá thể vào khoảng ⅔ chiều cao khay, vỉ hay bầu ươm. Tạo lỗ ở giữa với độ sâu gấp 3 lần chiều rộng hạt. Mỗi lỗ gieo 2-3 hạt và phủ giá thể nhẹ trên bề mặt. Cuối cùng phun sương cho bầu hạt.
Bước 5: Chăm sóc
Sau khi gieo hạt, đặt khay, vỉ hay bầu ươm nơi mát mẻ và tránh gió lùa làm khô hạt, giá thể ươm. Tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Khi cây con có 3-4 lá thật mang trồng ra chậu.
1.2 Gieo hạt, ươm giống bằng giá thể ươm giống HLV
Giá thể ươm giống HLV là dòng giá thể đầu tiên trên thị trường trải qua thời gian ủ vi sinh giúp loại bỏ tác nhân nấm bệnh gây hại. Cùng các ưu điểm có 1 0 2, chính là
– Đầy đủ dinh dưỡng từ phân trùn quế và mùn hữu cơ cung cấp cho giai đoạn hậu nảy mầm đến cây con
– Tơi xốp, thoáng khí vì được phối trộn sẵn các thành phần mụn dừa, trấu hun, mùn hữu cơ và phân trùn quế
– Đa dạng vi sinh vật phân giải và đối kháng nấm bệnh cùng hoạt chất Azadirachtin từ neem. Giúp cây con sinh trưởng khỏe mạnh
– Giàu Acid humic, Acid Fulvic và IAA. Kích thích hệ rễ phát triển, mầm chồi mọc chi chít.
Với cách sử dụng vô cùng đơn giản, cụ thể:
Bước 1: Chuẩn bị
– Giá thể ươm giống HLV
– Hạt giống
– Bầu, khay hay vỉ ươm
– Hạt giống
– Nước ấm khoảng 40-45 độ C hay pha ấm nước theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh
Bước 2: Ngâm, ủ hạt
Hạt giống ngâm vào nước ấm đã chuẩn bị trong thời gian thích hợp của từng loại hạt. Sau đó, vớt ra và ủ trong khăn ẩm khoảng 2-3 tiếng (đối với hạt có kích thước to và vỏ dày)
Bước 3: Gieo, ươm giống
Mở bao giá thể ươm và cho vào ⅔ chiều cao của dụng cụ ươm. Phun nhẹ cho ẩm giá thể và tạo lỗ chính giữa với độ sâu gấp 3 lần kích thước hạt. Mỗi lỗ gieo 2-3 hạt và phủ giá thể lại. Cuối cùng, phun sương nhẹ cho ẩm bề mặt.
Bằng giá thể ươm giống HLV
Bước 4: Chăm sóc
Đặt khay, bầu hay vỉ ươm nơi có ánh sáng nhẹ và tránh gió lùa. Mỗi ngày tưới nước 2 lần. Không phải bón thêm phân hay phun thuốc trừ bệnh cho cây con. Khi cây được 3-4 lá thật thì mang trồng ra chậu lớn.
1.3 Gieo hạt, ươm giống bằng mút xốp
Ở giai đoạn nảy mầm, nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp kích thích hạt nảy mầm. Mút xốp có cấu tạo khá xốp, nhiều lỗ thoáng khí và giữ nước cực kỳ tốt. Do đó, gieo & ươm giống bằng mút xốp được áp dụng khá phổ biến. Đặc biệt trong trồng rau thủy canh.
Hiện có nhiều loại mút xốp, như xốp cắm hoa, xốp giảm sốc… Với các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
– Khay nhựa có chiều cao tối thiểu là 5cm
– Miếng mút xốp có gạch lỗ dạng chữ thập và mỗi lỗ cách nhau ít nhất 1-2cm
– Hạt giống
– Bình phun nước dạng ẩm
– Nước ấm khoảng 40-45 độ C dùng để ngâm hạt (hoặc có thể pha nước theo tỷ lệ 2 sôi : 3 lạnh)
Bước 2: Ngâm hạt
Hạt giống ngâm vào nước ấm đã chuẩn bị. Đối với hạt nhỏ, vỏ mỏng thì ngâm trong khoảng 2-4 tiếng. Đối với hạt to, vỏ dày cần ngâm khoảng 6-8 tiếng hoặc qua đêm.
Bước 3: Làm ẩm mút xốp
Ngâm mút xốp trong khay ươm hạt giống. Để mút xốp nhanh thấm nước có thể bóp đều xốp.
Bước 4: Tiến hành ươm giống
Cho hạt giống vào lỗ chữ thập đã tạo, có thể dùng tay, tăm hoặc nhíp để gắp hạt giống dễ dàng hơn.
Bước 5: Chăm sóc
Sau khi ươm, phun sương ẩm cho bề mặt 3 lần/ngày và đặt khay vào nơi mát mẻ. Khi cây có 2 lá thật, tiến hành chuyển khay ra nơi có ánh sáng nhẹ để cây sinh trưởng và phát triển. Khi cây có 3-4 lá thật, mang cây con đi trồng. Đây là lúc cây có tỉ lệ sống cao lên đến 95%.
1.4 Gieo hạt, ươm giống bằng vỉ ươm hạt
Nhằm tăng tỉ lệ sống của cây con khi mang đi trồng thì các bầu ươm, khay, vỉ ươm hạt được nhiều nhà vườn lựa chọn. Đặc biệt thích hợp với các trang trại trồng lớn. Vỉ ươm hạt còn tái sử dụng được nhiều lần. Góp phần tiết kiệm chi phí cho nhà vườn.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
– Vỉ, khay, bầu ươm hạt
– Giá thể ươm: phối trộn hỗn hợp gồm đất, phân trùn, mụn dừa hay trấu hun theo tỉ lệ 5:3:2
– Hạt giống
– Bình xịt nước dạng phun sương
– Nước ấm ngâm hạt khoảng 40-45 độ C hoặc pha nước ấm theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh
Bước 2: Ngâm hạt
Hạt giống đã chuẩn bị ngâm vào nước ấm. Thời gian ngâm tùy thuộc vào kích thước hạt và độ dày của lớp vỏ hạt. Với hạt nhỏ, vỏ mỏng ngâm khoảng 2-4 tiếng. Hạt to, vỏ dày ngâm khoảng 6-8 tiếng hoặc qua đêm.
Bước 3: Giá thể vào vỉ ươm hạt
Cho giá thể ươm đã chuẩn bị vào vỉ, bầu, khay ươm hạt. Lớp giá thể cao khoảng ⅔ chiều cao của vỉ, bầu hay khay ươm. Sau đó, phun sương cho giá thể đủ ẩm và chuẩn bị gieo hạt.
Bước 4: Gieo hạt
Vớt hạt đã ngâm, ủ hạt trong khăn ẩm khoảng 2-3 tiếng hoặc qua đêm để hạt nảy chồi trắng. Tạo lỗ nhỏ giữa vỉ, khay hay bầu ươm với độ sâu gấp 3 lần độ to hạt. Mỗi lỗ gieo 2-3 hạt. Cuối cùng phủ bề mặt và tưới phun sương.
Bước 5: Chăm sóc
Chuyển khay, vỉ hay bầu ươm vào nơi có ánh sáng nhẹ và tránh gió lùa làm khô hạt giống, giá thể. Tưới nước 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Đến khi cây có 3-4 lá thật mang chúng chuyển sang chậu trồng.
1.5 Gieo hạt, ươm giống bằng viên nén xơ dừa
Với sự tiện lợi, giá cả phải chăng và tỉ lệ nảy mầm cao do đó viên nén xơ dừa được nhiều nhà vườn ưa chuộng sử dụng.
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu
– Hạt giống
– Viên nén xơ dừa
– Khay, vỉ hay bầu ươm
– Bình xịt nước dạng phun sương
Bước 2: Ngâm hạt và viên nén xơ dừa
Cách ngâm, ươm hạt giống tương tự như gieo, ươm hạt bằng mút xốp và vỉ ươm. Viên nén xơ dừa sau khi mua về cần được ngâm vào nước khoảng 3-5 tiếng. Để viên nén hút nước và trương lên hết cỡ.
Bước 3: Gieo hạt
Tạo lỗ ngay giữa viên nén xơ dừa và cho 1-2 hạt vào. Sau đó, phủ xơ dừa trên bề mặt và phun sương. Cho viên nén đã gieo hạt vào khay, vỉ ươm để dễ dàng chăm sóc và vận chuyển.
Bước 4: Chăm sóc
Đặt khay, vỉ chứa viên nén đã gieo nơi có ánh sáng nhẹ. Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát. Khi cây có 3-4 lá thật mang trồng ra chậu. Xé phần túi lưới của viên nén và trồng trực tiếp xuống chậu.
2/ Ươm cây con
Áp dụng với hạt giống có kích thước lớn, lớp vỏ dày và điều kiện thời tiết bất lợi. Đồng thời, giúp hạn chế rủi ro tỉ lệ nảy mầm thấp, cây con dễ bệnh hại thì nên ươm hạt giống trước khi trồng
Chuẩn bị
– Chậu/khay ươm: dễ dàng kiểm soát độ ẩm đất, dinh dưỡng và sâu bệnh trên cây con bạn nên gieo hạt bằng chậu nhỏ hay khay/vỉ ươm hạt
– Đất/giá thể trồng: tùy vào vật liệu phối trộn có sẵn tại địa phương. Tuy nhiên, đất/giá thể trồng thích hợp nhất là kết hợp giữa tro, trấu hun hay đất với phân trùn quế theo tỉ lệ 7:3
Ươm hạt dưa leo với sự góp mặt của phân trùn quế HLV
Ngâm và ủ hạt giống
– Pha nước ấm ngâm hạt giống theo tỉ lệ 2 sôi : 3 lạnh (khoảng 30-40 độ C)
– Cho hạt giống vào ngâm trong nước ấm vừa pha
– Sau khoảng thời gian ngâm nhất định, vớt hạt giống ra
– Sử dụng khăn giấy, bông gòn hoặc mảnh vải thấm hút nước tốt để ủ hạt giống. Nên ủ hạt giống nơi có bề mặt bằng phẳng như hộp, khay hoặc dĩa
– Khi thấy hạt nứt nanh, mầm bắt đầu mọc trắng thì đem hạt đi gieo
Lưu ý: Thời gian ngâm khác nhau giữa các loại hạt giống
– Hạt giống có vỏ mỏng như cà chua, ớt, cần tây, cam, quýt,… ngâm hạt trong khoảng 3-4 giờ
– Hạt giống có vỏ dày như măng tây, dưa các loại,… ngâm hạt trong khoảng 6-8 giờ
– Hạt giống có lớp vỏ dày, cứng như sen ta, đậu biếc… trước khi ngâm hạt cần mài hoặc cắt phần vỏ phía đầu chồi mầm sao cho hở phần nhân hạt bên trong
Cách gieo ươm hạt giống sau khi ngâm ủ
– Cho đất/ giá thể trồng vào gần đầy chậu/khay đã chuẩn bị. Đặc biệt, không nén chặt đất/giá thể trồng nhằm tránh tình trạng rễ không phát triển được
– Gieo hạt giống vào hốc đã tạo với độ sâu gấp 2-3 lần đường kính của hạt. Không nén chặt đất/giá thể trồng vì hạt sẽ không nảy mầm được
– Tưới phun sương vừa đủ ẩm lên bề mặt sau khi gieo hạt
Chăm sóc hạt sau khi ươm
– Nhiệt độ: Hạt nảy mầm tốt nhất ở nhiệt độ dao động từ 20 đến 25 độ C
– Độ ẩm đất/giá thể trồng: không được để bị khô hay quá đẫm nước. Tùy vào điều kiện thời tiết, đất/giá thể trồng mà tưới 1-2 lần/ngày
– Vị trí đặt chậu/khay ươm: tránh đặt dưới ánh nắng trực tiếp. Tốt nhất dưới tán cây hoặc nơi có ánh sáng khuếch tán
Ra cây con
– Sau khi xuất hiện 2-3 lá thật, chuyển cây con từ chậu/khay ươm sang chậu hoặc đất trồng đã chuẩn bị từ trước
– Bón lót trước khi trồng: để cây có đầy đủ dinh dưỡng cho suốt quá trình sinh trưởng – phát triển nên bón lót bằng phân hữu cơ. Trong đó, phân trùn quế là lựa chọn tốt nhất dùng để bón lót trước khi trồng.
3/ Vì sao lựa chọn phân trùn quế HLV để gieo, ươm hạt giống?
Phân trùn quế HLV là phân hữu cơ nguyên chất 100% từ chất thải trùn quế (trùn đỏ, giun quế). Thức ăn trùn quế của Đặng Gia Trang hoàn toàn ổn định từ phân bò – nguồn thức ăn có khả năng cho ra phân trùn chất lượng nhất.
Phân trùn quế HLV có những đặc tính vượt trội
– Chứa đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng
– Cân bằng pH đất phù hợp cho hạt giống nảy mầm
– Dinh dưỡng, chất khoáng đều ở dạng dễ hấp thụ
– Chứa 7,01% acid humic, 5,63% acid fulvic và IAA kích thích ra rễ chi chít và nảy mầm khỏe mạnh
– Chứa vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân khó tiêu và xenlulozo giúp hạt giống dễ dàng hấp thụ dinh dưỡng trong đất/giá thể trồng
Đặng Gia Trang mong rằng với chia sẻ này, sẽ giúp bạn thuận lợi trong quá trình gieo trồng!
HLV.vn
*Xem thêm
- 6 lý do bạn nên chọn phân trùn quế HLV của Đặng Gia Trang
- Bón phân trùn quế đúng cách và đúng liều lượng
- Bón nhiều phân trùn quế có gây nóng, chết cây hay không?
- Trồng rau non bằng phân trùn quế cho hiệu quả đáng bất ngờ