Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Tổng hợp những cách nhân giống cây lưỡi hổ dễ nhất

Tổng hợp những cách nhân giống cây lưỡi hổ dễ nhất

by Học Làm Vườn

Cây lưỡi hổ thường được chọn trồng chậu đặt trang trí trong nhà hoặc công ty, vừa làm đẹp không gian, vừa mang ý nghĩa phong thủy tốt lành. Cây lưỡi hổ rất dễ chịu trong cách trồng và chăm sóc, phương pháp nhân giống tạo cây con cũng tương đối dễ dàng. Bạn đã biết cách nhân giống cây lưỡi hổ chưa? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay bên dưới nhé.

1/ Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ mọc thành bụi, màu xanh, do đó bạn có thể nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách tách cây con từ bụi chính. Lưỡi hổ sống ở vùng đầm lầy, rừng núi hoang vu, nơi ẩm thấp.

Cây lưỡi hổ khá đa dạng trong chủng loại, chiều cao cây dao động từ 20 – 150cm tùy giống. Thân mọc ngầm, lá dạng kép mọc thẳng đứng lên cao, đầu lá vuốt nhọn. Lưỡi hổ sinh sản vô tính, hoa mọc từ thân dạng chuỗi có màu trắng.

Nhân giống cây lưỡi hổ dễ dàng bằng cách tách thân, giâm cành hoặc nhân giống bằng hạt.

Lưỡi hổ còn được biết đến với tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ chất độc rất hiệu quả, hấp thụ đến 107 chất độc, bao gồm các chất gây ung thư. Ngoài ra cây lưỡi hổ còn có khả năng làm giảm bức xạ máy tính nên được lựa chọn trang trí bàn làm việc.

2/ Điều kiện sinh trưởng của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ rừng rậm, nơi ẩm ướt nên ưa trồng trong bóng râm, trồng trong nhà rất tốt. Tuy nhiên lưỡi hổ cũng chịu nhiệt rất tốt, lượng ánh nắng 1 phần hoặc toàn phần cây đều sinh trưởng khỏe.

Đây là dòng cây ưa ẩm, chịu ngập được khoảng thời gian ngắn.

Về đất trồng, lưỡi hổ khá dễ chịu về khâu chọn đất, không đòi hỏi thành phần cơ giới và chất dinh dưỡng, đất thông thoáng là được.

Các cây lưỡi hổ trồng tự nhiên, không cần bổ sung phân bón cây vẫn sinh trưởng khỏe mạnh. Đối với các cây trồng chậu nên bổ sung dinh dưỡng ở dạng hữu cơ giúp cây hấp thụ tốt hơn.

3/ Nhân giống cây lưỡi hổ bằng cách giâm cành

3.1 Chuẩn bị

Đất trồng: Có nhiều lựa chọn đất trồng lưỡi hổ, có thể đào đất trong vườn hoặc mua đất phối trộn sẵn thuận tiện cho những bạn ở thành phố và không có thời gian. Đất trộn sẵn của SFARM mang đầy đủ tiêu chí của đất tốt, bạn có thể tham khảo tại SFARM.VN.

Cành giâm: Điểm đặc biệt so với những loài cây khác cành giâm ở đây là những đoạn lá. Lựa chọn những lá không quá già không quá non, còn nguyên vẹn, không bị sâu bệnh, cắt sát góc, tiếp tục cắt nhỏ thành những đoạn khoảng 5 – 10cm. Để khô khoảng 3 – 4 tiếng đem giâm để hiệu quả hơn, vì lúc này đã ráo mủ, cành giâm ít bị tổn thương.

3.2 Tiến hành trồng cành giâm

Cho đất vào chậu hoặc khay ươm, ghim cành giâm vào đất đúng chiều từ trên xuống sao cho ½ cành nằm dưới đất. Khều nhẹ đất cố định, tưới nước ẩm đất trồng và nơi râm mát, có nắng nhẹ.

Khoảng 15 ngày sau, sẽ thấy những mầm non mới nhú ngay bên cạnh. Tiếp tục dưỡng thêm 15 ngày nữa, cây to hơn, rễ mọc nhiều có thể đem trồng riêng lẻ và làm cảnh.

Nhân giống lưỡi hổ bằng biện pháp giâm cành thường được áp dụng ở quy mô lớn, kiểu trang trại, tỷ lệ nhân giống cao. Nhưng bên cạnh đó cũng có những khuyết điểm cần biết như thời gian kéo dài, không giữ được trọn vẹn đặc tính tốt cây mẹ, dễ bị biến dị, tỷ lệ thành công khoảng 90%.

nhân giống cây lưỡi hổCây giống lưỡi hổ

4/ Nhân giống cây lưỡi hổ bằng tách cụm

4.1 Chuẩn bị

Chuẩn bị đất trồng giống như cách nhân giống bằng biện pháp giâm cành

Bạn phải có bụi cây lưỡi hổ lớn, có nhiều thân mầm, biện pháp này được thực hiện cùng lúc với lúc thay chậu. Bạn nên tiến hành vào mùa xuân và hè, vì đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nên đạt hiệu quả cao hơn.

4.2 Tiến hành trồng cụm

Nhổ bụi lưỡi hổ ra khỏi chậu, giũ sạch đất, tách các thân mầm ra riêng. Lưu ý mỗi thân mầm cần đảm bảo đủ các bộ phận rễ, thân, lá. Sau đó trồng cây vào chậu đất trồng đã chuẩn bị sẵn, tưới nước khi cây khát, lá rũ xuống và đặt nơi râm mát.

Đối với biện pháp nhân giống bằng tách cụm, thường áp dụng ở quy mô hộ gia đình nhỏ lẻ, tỷ lệ thành công cao, giữ được các đặc tính của cây mẹ, rút ngắn thời gian.

5/ Nhân giống cây lưỡi hổ bằng hạt

5.1 Chuẩn bị

Đất gieo hạt là đất sạch, không cần nhiều dinh dưỡng, có thể sử dụng đất sạch SFARM để gieo, chỉ cần giữ ẩm đất tốt cho hạt nảy mầm.

Bạn cần phải có hạt lưỡi hổ đã chín thì mới gieo được. Nếu bạn may mắn gặp được bụi lưỡi hổ đang ra hoa thì quá dễ dàng, còn nếu không phải ép lưỡi hổ ra hoa.

Nguyên lý để lưỡi hổ ra hoa là hạn chế không gian về chiều ngang, không thay chậu và ngắt bớt đầu lá để cây không cao được nữa, vẫn chăm sóc như bình thường. Đến một thời điểm nào đó, cây không còn chỗ mọc rễ và cây con để nhân giống, cây sẽ hướng tới nhân giống bằng hạt, cây cho hoa thơm ngát từ gốc và đậu quả nhờ bướm đêm thụ phấn.

5.2 Tiến hành gieo ươm hạt

Sau khi đã thu được quả chín, bạn lấy hạt và gieo vào đất đã chuẩn bị, tưới nước giữ ẩm và đợi hạt nảy mầm.

Đây là phương pháp nhân giống lưỡi hổ mới lạ, đòi hỏi bạn phải kiên nhẫn và tốn khá nhiều thời gian. Nhưng cũng là cơ hội tốt để bạn chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hoa lưỡi hổ.

6/ Cách chăm sóc sau khi nhân giống lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ cần nhiều ánh sáng, thích hợp với khí hậu ôn hòa, không chịu được giá rét.

Tưới nước: Không nên để cây khô hạn trong thời gian dài, tưới nước khi thấy đất trồng hết ẩm, mùa mưa nên tưới 1 – 2 tháng 1 lần.

Thay chậu: Khi thấy rễ đã ăn lan hết chậu, tiến hành thay chậu, nên thực hiện vào mùa xuân.

Bón phân: Cây lưỡi hổ không cần dinh dưỡng nhiều nhưng cần bón phân mỗi tháng để cây sinh trưởng tốt nhất, sử dụng các loại phân hữu cơ như phân cá, trùn quế, … sẽ giúp cây hấp thụ tốt và ổn định cấu trúc đất. Nên bón vào mùa xuân, hè, tránh bón vào mùa đông vì giai đoạn này hấp thụ kém.

Cây lưỡi hổ mang rất nhiều giá trị đến cho người trồng, từ trang trí đến tinh thần. Mang đặc tính dễ trồng và chăm sóc, cách nhân giống cây lưỡi hổ lại càng dễ dàng hơn. Bạn đã thử chưa, nếu có hãy cho chúng tôi biết kết quả bằng cách liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

You may also like