Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Phòng & trị rệp vảy – khắc tinh gây chậm lớn trên hoa hồng

Phòng & trị rệp vảy – khắc tinh gây chậm lớn trên hoa hồng

by Học Làm Vườn

Rệp vảy là loại côn trùng gây hại nghiêm trọng và thường gặp trên hoa hồng, phong lan, thanh long,… nếu không biết cách phòng trị, cây sinh trưởng chậm rất có thể dẫn đến chết cây. Để hiểu rõ hơn về loại dịch hại rệp vảy này và có cách bảo vệ cây trồng kịp thời, mời các bạn cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Rệp vảy là gì?

Rệp vảy là một loại côn trùng gây hại có ba cặp chân, chúng thường bám cố định trên cành, thân và cuống lá của cây trồng. Bên ngoài, toàn thân rệp vảy được bao bọc một lớp vảy sáp bảo vệ giống như sáp nến. Vì vậy, chúng có tên gọi là “rệp vảy”. Thức ăn chính của chúng chính là dinh dưỡng của cây.

Hiện, có hai loại thường thấy là:

  • Rệp vảy nâu (thường xuất hiện nhất): còn có tên tiếng anh là Brown scales hay Coccidae. Chúng có lớp vỏ cứng, dày từ 3 – 5 mm, màu nâu và gồ ghề nên rất dễ nhận biết, phát hiện. Chúng thường gây hại trên thân cây hoặc những góc kẽ nhánh.
  • Rệp vảy trắng, nâu nhạt hoặc xanh: có tên tiếng anh là Boisduval scales, chúng có dạng thân mềm, nhỏ, trốn rất kỹ nên rất khó phát hiện. Thường gây hại ở cuống lá, cuống hoa và bẹ lá.

2/ Điều kiện phát triển dịch hại

Điều kiện thời tiết thất thường, mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao sẽ là điều kiện tốt để phát triển dịch hại. Mùa phát triển nhiều nhất thường rơi vào cuối hè và cả mùa thu.

3/ Nguồn lan truyền

Đây là loại bệnh có sức lây lan mạnh, nhưng chúng lại không có khả năng tự di chuyển mà cần nhờ vào kiến cộng sinh giúp đỡ. Bình thường, rệp sẽ hút chất dinh dưỡng của cây để sống và đồng thời tiết ra mật đường – món ăn khoái khẩu của kiến.

Chỉ cần hết mật đường, kiến sẽ biết rằng cây đã hết dinh dưỡng nuôi rệp, và chúng sẽ làm nhiệm vụ di chuyển rệp sang cây khác. Vì vậy, kiến chính là tác nhân chủ yếu làm lây lan dịch hại rệp vảy.

Ngoài ra, các tác nhân như: nước, gió, dụng cụ lao động,… cũng là trung gian giúp rệp di chuyển từ nơi này sang nơi khác.

4/ Tác hại to lớn của rệp vảy trên hoa hồng

Tác hại

  • Hút dinh dưỡng của cây, làm cây suy giảm khả năng quang hợp
  • Cây còi cọc, kém phát triển thân lá, hạn chế đâm chồi
  • Giảm rõ rệt chất lượng và năng suất hoa
  • Cây nhanh suy kiệt, thậm chí có thể dẫn đến khô cành, chết cây sau hai tuần.
  • Tạo thành các lớp vảy trên thân gây mất thẩm mỹ.

Cách nhận biết

  • Vỏ cây sần sùi như vảy nến.
  • Cây chậm phát triển, cho hoa kém, thân lá ốm yếu thiếu dinh dưỡng và cây nhìn còi cọc.
  • Lá cây vàng dần và rụng xuống.
  • Nghiêm trọng sẽ làm thân, cành dần dần chết khô.

rep-vay-tren-hoa-hong

Biện pháp phòng trị

Do toàn thân bên ngoài của rệp đều được bảo vệ bằng lớp vảy, nên việc diệt trừ sẽ chậm và khó khăn hơn các loại khác. Để giúp cây khỏe hoặc hạn chế tối thiểu ảnh hưởng của rệp vảy nên tiến hành:

– Phòng

  • Sử dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp để giúp cân bằng hệ sinh thái và bảo vệ thiên địch.
  • Thường xuyên cắt tỉa cành, làm cỏ để hạn chế nơi trú ẩn của rệp.
  • Sử dụng các loại thuốc trừ sâu sinh học bằng tỏi, ớt, gừng,… để hạn chế rệp và các côn trùng gây hại khác.
  • Sử dụng các loại phân hữu cơ giúp cây phát triển toàn diện, tự nhiên và có sức đề kháng tốt.
  • Nếu trồng diện tích lớn, nên làm luống cao.

– Trị

  • Khi phát hiện có cây bị bệnh nên cách ly khỏi cây khỏe mạnh, tiến hành cắt bỏ những cành quá nặng và tiêu hủy.
  • Đối với các chậu hồng mới bị rệp và mật độ rệp thấp, có thể áp dụng theo kinh nghiệm của các nhà vườn là dùng bàn chải và nước rửa chén chà lên chỗ rệp để tách chúng khỏi cây.
  • Có thể dùng bông gòn tẩm rượu hoặc dầu neem để thoa lên thân, làm hạn chế sự phát triển của rệp.
  • Hạn chế việc phun xịt các loại thuốc BVTV một cách vô tội vạ, vừa không thể giết chết được rệp vảy, vừa làm chết các loại thiên địch tự nhiên và lại tốn kém chi phí.
  • Sử dụng thuốc BVTV theo chỉ định của người có chuyên môn, đồng thời kết hợp với dầu khoáng. Dầu khoáng là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp thuốc có thể tác động được vào sâu bên trong lớp vảy sáp.

5/ Phòng trừ rệp vảy gây hại thanh long đỏ

☑ Tưới nước kịp thời cho cây trong mùa khô hạn.

☑ Tỉa bỏ những cành, lá bị rệp vảy tấn công và tiêu hủy chúng.

☑ Bón phân cân đối, không thừa đạm, thay dần phân vô cơ bằng phân hữu cơ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế rệp hại.

☑ Dùng thuốc sinh học có hoạt chất như chế phẩm Beauveria và Metarhizium để diệt trừ nếu mật độ rệp thấp.

☑ Trường hợp mật độ nhiều, dùng thuốc hóa học có hoạt chất Dinotefuran, Thiamethoxam, Nitenpyram, Buprofezin, Clothianidin,… Có thể dùng kết hợp với dầu khoáng hoặc chất bám dính để đạt hiệu quả hơn.

6/ Biện pháp diệt trừ rệp vảy gây hại trên xoài

☑ Dùng thang hoặc ghế cao vặt tỉa sát cuống những lá có nhiều rệp đu bám và tập trung đem đốt tiêu hủy, đồng thời cần chặt số cành lá nhằm tạo độ thông thoáng.

☑ Tưới bù nước ngày 1 lần, liên tục trong 10 ngày.

☑ Tưới kali Phú Mỹ ở lượng 150gr/gốc/lần, tưới 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. Thực hiện vào lúc chiều mát và không mưa.

☑ Dùng thuốc ANBOOM 40EC và chất bám dính HPC để phun trừ, pha 8 – 15 ml thuốc và 1 gói bám dính HPC loại 20 ml với 8 lít nước, phun đẫm đều cho khoảng diện tích 100 m2 tán lá, phun 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 – 3 ngày.

7/ Phân trùn quế HLV – nâng cao chất lượng và sức đề kháng cho cây trồng

Để cây trồng có sức đề kháng với rệp vảy hay nhiều loại bệnh khác, phân trùn quế – loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Đã có nhiều nhà vườn tin dùng phân trùn quế cho cây trồng bởi những kết quả khả quan như:

  • Cây to khỏe, đâm nhiều chồi non
  • Phát triển hệ rễ, hệ lá một cách vượt trội
  • Sai hoa, hoa lâu tàn, màu hoa đậm và có kích thước hoa như mong đợi
  • Cây tăng sức đề kháng, tăng khả năng chống chịu trong các điều kiện bất lợi và với các loại sâu bệnh hại.
  • Đất trồng được cải tạo, giúp cây phát triển một cách bền vững.

Để biết thêm về cách áp dụng sản phẩm Phân trùn quế trên cây trồng, mời các bạn tham khảo tại đây.

Rệp vảy là loại dịch hại nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây trồng của bạn. Hi vọng với những thông tin bổ ích nêu trên, bạn sẽ có biện pháp tốt nhất để bảo vệ và chăm bón cho cây trồng của mình. Chúc các bạn thành công!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Biện pháp phòng trị bọ trĩ nỗi ám ảnh của người trồng hoa hồng
  • Làm thế nào để bảo vệ hoa hồng khỏe mạnh trong mùa mưa
  • Phân trùn quế thứ không thể thiếu cho tín đồ yêu hoa hồng
  • Cách trồng và chăm sóc hoa hồng trong chậu

You may also like