GE là một loại dung dịch được hình thành bởi quá trình lên men nguyên liệu hữu cơ, được sử dụng rất phổ biến để làm chất tẩy rửa sinh học và phân bón. Tuy nhiên trong quá trình ủ GE, có rất nhiều bạn thắc mắc với Đặng Gia Trang về việc sử dụng nước mía và mật rỉ đường có gì khác nhau không? Để trả lời câu hỏi đó, hôm nay chúng tôi sẽ so sánh mật rỉ đường và nước mía trong lên men GE. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
1/ VAI TRÒ CỦA MẬT RỈ ĐƯỜNG VÀ NƯỚC MÍA
Mật rỉ đường hay nước mía đều là nguồn đường giúp cung cấp dinh dưỡng khoáng, tạo môi trường cho vi sinh vật sinh sôi và phát triển để phân giải các hợp chất hữu cơ thành các chuỗi protein, muối khoáng và hoóc môn tăng trưởng.
2/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA MẬT RỈ ĐƯỜNG VÀ NƯỚC MÍA
Nguồn gốc
– Nước mía được ép từ thân cây mía, lượng nước lấy được chứa khoảng 10 – 14% độ đường, pH từ 5 – 5,5. Nước mía được dùng làm enzyme phải nguyên chất, không pha trộn các hợp chất khác và cũng như không pha loãng với nước lọc. Máy ép nước mía phải được vệ sinh sạch sẽ nếu không sẽ sinh ra các vi sinh vật có hại.
– Mật rỉ đường là phụ phẩm của quá trình làm mía đường, có dạng chất lỏng màu đen đặc sánh, được thu lại sau khi đã rút đường bằng phương pháp cô đặc và kết tinh. Mật rỉ đường tuy chỉ là phụ phẩm của quá trình sản xuất đường, nhưng nó lại là nguồn nguyên liệu rất tốt cho việc ủ và hoạt hóa vi sinh trong các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản và xử lý chất thải.
Độ cô đặc và hàm lượng dinh dưỡng
– Mật rỉ đường là phụ của quá trình làm đường mía, được cô đặt lại nên hầu hết khoáng, vi lượng, saccarozơ, chất béo đều ở lại trong đó. Mật rỉ đường có độ cô đặc rất tốt, hàm lượng cacbon cao từ 40% – 50%.
– Nước mía ở dạng lỏng, thành phần dinh dưỡng trong nước mía là đường saccarozo, glucozo, fructozo, chất xơ, axit amin, chất béo và một số chất vô cơ như SiO2, Clo,… dinh dưỡng trong mía cao nhưng không ổn định, phụ thuộc vào nguyên liệu ép.
Hàm lượng vi sinh
Lượng vi sinh trong mật rỉ đường nhiều, ở dạng cô đặc giúp kích hoạt vi sinh trong giai đoạn đầu tốt nhất và phân giải nhanh các chất hữu cơ có hàm lượng đạm cao như đậu nành. Trong nước mía cũng có hàm lượng vi sinh cao nhưng vì nước mía loãng nên sự hoạt động ở giai đoạn đầu của vi sinh kém hơn, khi dùng để ủ đậu nành dễ bị nấm mốc và nổi váng.
Độ pH trong enzyme
Nước mía tạo được enzyme nhưng độ pH không ổn định, dùng mật rỉ đường độ pH luôn ổn định từ 4,5 – 5, từ đó tạo môi trường tốt để cây hấp thu dinh dưỡng.
Màu sắc
Sử dụng mật mía lên men GE thì sẽ cho mẻ ủ có màu vàng nhạt, còn mật rỉ đường cho ra màu cánh gián đặc trưng. Tùy theo sở thích, mỗi người sẽ chọn được màu sắc riêng cho mình.
Mùi hương
Mùi hương khi dùng nước mía khá dịu, còn mùi hương của mật rỉ đường giống như mùi rượu lên men, có thể át chế được các mùi khó chịu trong GE.
Công dụng
Nước mía thường được dùng nhiều khi điều chế enzyme tẩy rửa như nước rửa chén, lau sàn, đuổi muỗi,…
Còn mật rỉ đường là lựa chọn tốt nhất khi làm phân bón, thuốc trừ sâu, kích thích sinh trưởng cho cây trồng.
Chi phí
Cả mật rỉ đường và nước mía đều có giá cả phải chăng, nước mía có giá rẻ khi mua ít nhưng nếu làm GE ở liều lượng nhiều thì mua mật rỉ sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn nước mía. Ngoài ra mật rỉ đường được bán rất phổ biến và có thể dự trữ để sử dụng lâu dài.
Màu sắc của GE với nước mía và mật rỉ đường
3/ MUA MẬT RỈ ĐƯỜNG Ở ĐÂU TỐT NHẤT?
Hiện nay có rất nhiều loại mật rỉ đường được bán ra thị trường nhưng nhiều người lo ngại vì sợ mua phải hàng đểu, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hiệu quả của GE.
Nếu bạn đang muốn tìm nơi vừa cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín, vừa tiện lợi nhất trong mua hàng, thương hiệu mật rỉ đường HLV của Đặng Gia Trang sẽ là sự lựa chọn đúng đắn nhất. Mật rỉ đường HLV đã có mặt tại các cửa hàng vật tư nông nghiệp – cây kiểng – hoa kiểng trên các tỉnh thành.
Liên hệ mua hàng và nhận được hỗ trợ kỹ thuật nhanh chóng nhất tại các kênh:
- Mua hàng trực tiếp tại hệ thống đại lý trên toàn quốc
- Liên hệ tại Fanpape: https: https://www.facebook.com/matriduongsfarm/
- Liên hệ tại Website: https://sfarm.vn/
- Liên hệ qua Hotline: 0902 652 099
Công thức điều chế GE được tiến sĩ Rosukon đưa ra không hề sử dụng nước mía, điều này chắc hẳn là có nguyên nhân riêng. Ngoài ra, GE là garbage enzyme hay dịch là enzyme làm từ rác thải, sử dụng mật rỉ đường là phụ phẩm của ngành mía đường rất phù hợp với ý nghĩa của GE. Tóm lại, tùy vào sở thích và mục đích sử dụng, mỗi người có thể lựa chọn nước mía hay mật rỉ đường cho GE của mình. Chúc các bạn thành công!
HLV.vn
*Xem thêm
- Tậu ngay công thức ủ Enzyme sinh học từ rác đang làm chao đảo bao nhà
- Tuyệt chiêu kích chồi cho hồng cực đơn giản với GE gừng
- Mẹo kích rễ lan cực dễ với GE gừng
- Enzyme sinh học (GE) – Giải pháp thay thế phân, thuốc hóa học lý tưởng