Lan Mokara không chỉ mang vẻ đẹp yêu kiều mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trồng lan Mokara tại nhà cực đơn giản nếu bạn biết rõ cách trồng và kỹ thuật bón phân. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
1/ Đặc điểm của lan mokara
Lan Mokara là loại lan được lai tạo từ ba giống lan khác nhau là Arachnis, Ascoentrum và Vanda. Loài lan này có những đặc điểm tốt của cả bố và mẹ, chẳng hạn như sức sống mạnh mẽ của loài Ascoentrum và vẻ đẹp của Vanda.
Lan mokara thuộc nhóm hoa đơn tính, không giả và thường mọc cao dần về phía ngọn. Chiều cao cơ thể trung bình khoảng 60 cm. Lá Mokara có màu xanh non, dài, hình ống hoặc hình trụ. Thay vì tụ họp, loài lan này lại mọc theo nhiều hướng khác nhau ở hai bên thân. Các rễ trần của thân được trồng xen kẽ với các lá và khi lớn lên, chúng tách các lá ra và chìa ra theo chiều dài của cây. Về hoa, lan mokara là loài lưỡng tính, cụm hoa là một phần. Nó mọc ở giữa từ nách lá đến thân. Điểm đặc biệt của mokara là hoa có 5 cánh với nhiều màu sắc khác nhau từ tím, đỏ, hồng, cam đến vàng của phong lan, rất nổi bật. Nếu chăm sóc tốt, hoa có thể ra quanh năm và mỗi đợt hoa sẽ nở từ 6 đến 8 bông để làm đẹp cho khu vườn của bạn.
2/ Cách trồng lan Mokara tại nhà
– Giá thể: Đầu tiên, cần chú ý đến giá thể trồng lan Mokara. Giá thể trồng phải vừa đảm bảo độ ẩm, vừa khô ráo giúp bộ rễ được thoáng khí nhằm tránh tình trạng làm thối rễ. Theo kinh nghiệm của nhà vườn, vỏ đậu phộng sau khi xử lý mầm bệnh là loại giá thể thích hợp nhất để trồng lan Mokara.
– Vị trí đặt chậu: chọn vị trí rộng rải, thoáng mát
– Loại chậu: nếu bạn trồng ít thì nên chọn chậu nhựa treo có đường kính miệng chậu 18 – 20 cm. Nếu bạn trồng với số lượng lớn nên lựa chọn trồng trên trụ cố định trong luống nền đất.
Lan Mokara có bộ rễ tương đối dài và mọc thành chùm với kích thước khá lớn nên cách trồng như sau:
– Phía dưới chậu đổ lớp vỏ đậu phỏng dày 8-12 cm giúp tạo độ ẩm cho rễ
– Sau khoảng 5 – 6 tháng, vỏ đậu phộng phân hủy dần nên cần bổ sung tiếp tục
– Không để thân chính của lan nằm sâu trong lớp giá thể mà có thể để bên trên có khoảng cách 3 – 5 cm.
– Lớp giá thể đậu phộng ngoài chức năng giữ độ ẩm còn là nơi tiếp nhận lượng phân bón để bộ rễ lan Mokara hấp thu từ từ.
3/ Kỹ thuật bón phân cho lan Mokara trồng tại nhà
Lan Mokara cần được cung cấp dinh dưỡng đúng thời điểm, đúng liều lượng, đúng cách và đúng loại.
– Khi lan còn nhỏ, cần bổ sung phân bón chứa nhiều đạm để cây sinh trưởng – phát triển thân lá. Sử dụng các loại phân bón chuyên cho lan như NPK 30-10-10 TE, Vitamin B1, Atonil, Rong biển… Bón 1-2 lần/tuần
– Khi lan lớn thêm 10 cm thì đầy đủ các nguyên tố đạm, lân và kali. Sử dụng phân bón chuyên cho lan như NPK 20-20-20 TE và phân vi lượng
– Khi lan cao khoảng 40-50 cm thì cây bắt đầu ra hoa (thông thường sau 8 tháng trồng và chăm sóc), lúc này cây cần nhiều kali để hoa bền màu và màu sắc tươi đẹp
– Liều lượng: tuân theo khuyến cáo trên bao bì. Riêng đối lan khi còn nhỏ, nên bón bằng 1/2 liều lượng khuyến cáo
– Thời điểm bón: nên bón vào buổi chiều mát sau 16 giờ
Bón phân cho lan Mokara
Lưu ý
– Khi lá lan mới to bằng lá lan ban đầu là dấu hiệu nhận biết lan đã “no phân bón”. Ngược lại thì cần bổ sung thêm với liều lượng như các lần bón
– Lan rất dễ bị cháy rễ, thối đọt gây chết cả cây khi bón sai thời điểm, sai cách hay sai loại phân
– Phân trùn quế với độ an toàn, lành tính và chứa đầy đủ dinh dưỡng đa – trung – vi lượng nên cực kỳ thích hợp bón cho lan Mokara
trồng tại nhà cần phải tưới nước hàng ngày lúc sáng sớm, nếu thời tiết nắng gắt thì có thể tưới nhẹ lại vào buổi chiều.
4/ Chế độ ánh sáng phù hợp để giúp lan Mokara mau ra hoa
Lan Mokara thích hợp với ánh sáng 70 % (cây lan còn nhỏ), và ánh sáng 50-60% (để cây lan ra hoa)
Lưu ý:
– Cần đảm bảo thời gian chiếu sáng từ 5-6 giờ và hướng nắng là hướng Đông
– Ngược lại, nắng gắt hướng Tây làm lan Mokara bị bạc màu lá, cây bị khô do thiếu ẩm
5/ Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh cho lan Mokara
Lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan có sức sống mạnh. Thường thấy nhất là lớp bò hóng tạo thành lớp đen bám trên lá, nên dùng khăn ướt lau sạch
Lưu ý:
– Không tưới nhiều nước gây bệnh thối nhũn làm chết cây. Trường hợp mưa nhiều dùng thuốc Kasumin, Vadydamicin… để tăng sức đề kháng cho lan
– Kiến hay rệp xuất hiện nên tiêu diệt bằng tay hoặc dùng thuốc Secsaigon phun trừ
– Thường xuyên kiểm tra, cắt bỏ lá già vàng, nhặt gom lá khô nhằm cách ly mầm bệnh lây lan cả vườn
HLV.vn
*Xem thêm
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lan
- Phân bón trùn quế cho lan và cách sử dụng hiệu quả
- Phân trùn quế viên nén – Đã chơi lan là không thể thiếu
- Cực bất ngờ với 7 tác dụng của phân trùn quế cho lan