Lan hải yến có tên khoa học là Rhynchostylis coelestis Reichb. f., là loài lan được rất nhiều người trồng lan săn đón. Không chỉ sở hữu màu sắc đặc trưng và vẻ đẹp tao nhã. Lan hải yến còn mang lại hương thơm rất đỗi khác biệt. Kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc hải yến cần có những lưu ý nhất định. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến đầy đủ nhất nhé!
1/ Đặc điểm và phân biệt lan hải yến
1.1 Các loại lan hải yến
Lan hải yến rừng
Hoa hải yến rừng là dòng lan được rất nhiều người trồng lan ưa chuộng, hải yến rừng tuy có hoa nhỏ nhưng có màu xanh tím nhạt đặc sắc, bên cạnh đó lan còn có hương thơm đặc trưng. Để chăm sóc hải yến rừng sinh trưởng tốt và cho hoa đẹp thì cần hiểu rõ kỹ thuật trồng cũng như cách chăm sóc.
Lan hải yến Thái
Khác với lan hải yến rừng, hải yến Thái được lai tạo nên có nhiều màu sắc hoa hơn như tím, trắng,… hoa to và cây sinh trưởng tốt hơn. Hải yến Thái cho hoa to, đặc sắc và hương thơm đặc trưng nên thường được kích hoa, đồng thời đây cũng là một món quà ý nghĩa vào dịp Tết Nguyên Đán.
1.2. Lan hải yến ra hoa tháng mấy?
Hoa lan hải yến thường nở vào đầu mùa xuân từ tháng 2 – 4, hoa có thể giữ được từ 2 – 4 tuần. Do đó, vào những ngày Tết, tại các chợ hoa, hải yến cùng các loài hoa khác khoe sắc hương như muốn góp thêm vào sắc xuân một nét đẹp mới lạ của một loài hoa lan rừng.
2/ Cách trồng lan hải yến
2.1 Xử lý cây lan hải yến mới mua về
Khi mới mua cây lan về bạn cần cắt bỏ lá thân rễ bị thối, dập hoặc nát. Lưu ý cho bạn là hãy chừa lại khoảng 3 – 5 rễ với độ dài khoảng 3 – 10cm tùy theo kích thước của giá thể. Sau đó bạn ngâm cây giống với dung dịch thuốc trị nấm bằng dung dịch Physan 20 nồng độ 1ml/1 lít nước hoặc pha Benkona liều 2ml/1 lít nước hoặc dùng nước nano bạc trong 10 phút. Cuối cùng, bạn vớt ra, nếu muốn bạn có thể ngâm tiếp với dung dịch kích thích mọc rễ như B1 hoặc Siêu Lân.
2.2 Trồng lan hải yến trong chậu
Giá thể trồng hải yến có thể là cục gỗ, dớn miếng, vỏ thông, viên đất nung, rêu giữ ẩm… để giá thể được sạch bạn nên ngâm trong nước vôi khoảng 1 tiếng. Bạn có thể sử dụng chậu đất nung để trồng cây, bạn đừng quên tạo lỗ thoát nước cho cây để tránh trường hợp rễ cây bị thối.
Khi tiến hành trồng bạn cần cố định chặt cây và giữ cây thẳng vì hải yến không ưa di chuyển nhiều, tốt nhất nên để hai đầu lá hướng về phía tây và đông để cây có thể quang hợp tốt hơn. Sau khi đã cho cây vào chậu, bạn cần để cây ở nơi thoáng gió và râm mát, đồng thời tưới nước cho cây.
2.3 Trồng lan hải yến vào gỗ, lũa
Khi mang cây lan hải yến mới khai thác từ hàng rừng về bạn nên cắt hết rễ hỏng, bôi keo liền sẹo vào những vết dập và phun một lần thuốc chống nấm bệnh, sau đó treo lên vào vùng ẩm khoảng 2-3 ngày thì mới tiến hành ghép.
Giá thể để ghép bạn cần chọn những cây gỗ cứng và có độ thoáng nhất định, bạn cũng đừng quên làm sạch giá thể với nước vôi trong khoảng 1 tiếng và sau đó rửa sạch, để ráo cuối cùng mới tiến hành ghép hải yến vào.
Tương tự như trồng cây trong chậu, khi đặt cây ghép bạn cũng phải đặt thẳng để ngọn cây hướng về phía ánh nắng, đồng thời giữ gốc thật chắc để khi va chạm vào gỗ, rễ không bị lung lay dẫn đến cây bị thối rễ. Những cây lan khác trồng vào gỗ cứng hoặc cây sống thường không giữ được độ ẩm tốt bằng trồng chậu. Thế nhưng đối với lan ưa thoáng gió và nắng như hải yến thì bạn nên trồng vào gỗ cứng hoặc cây sống, như vậy sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến
3/ Kỹ thuật chăm sóc
3.1 Ánh sáng
Lan hải yến thích hợp với ánh nắng trung bình khoảng 30%, do đó bạn nên đặt cây ở những nơi có ánh sáng tốt, hạn chế ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Vào những buổi sáng sớm, bạn nên để cây ngoài nắng có lưới che từ 2 – 3 tiếng tránh trường hợp cây bị thiếu sáng dẫn đến cây sinh trưởng kém và cho hoa ít hơn so với thông thường.
3.2 Nhiệt độ
Lan hải yến sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ từ 58 – 64 độ F, do đó, khi nhiệt độ quá thấp cây sẽ chết và sẽ cháy lá khi nhiệt độ quá cao.
3.3 Độ ẩm
Lan hải yến thích hợp với độ ẩm từ 50% trở lên, vì vậy bạn cần chú ý độ ẩm ở vị trí đặt cây để cây lan được sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
3.4 Nước
Lan hải yến là loài lan ưa ẩm nhưng không phải ướt sũng. Đối với cây lan ghép trực tiếp vào gỗ cứng hoặc thân cây sống thì mỗi ngày bạn nên tưới 1 lần vào những lúc nhiệt độ dưới 30 độ C và tưới 2 lần khi nhiệt độ ở trên 30 độ C. Như vậy sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và bộ rễ khỏe mạnh hơn.
3.5 Cắt tỉa cành
Bạn nên thường xuyên tỉa cây, khoảng 1 lần/tháng, bạn cần tỉa bỏ những phần cành hư hỏng, hay bị sâu bệnh hại. Khi tỉa cây thường xuyên sẽ giúp kích thích cây mọc những mầm non mới và khỏe, đẹp hơn.
3.6 Chế độ phân bón
Mỗi tháng bạn nên bón thêm phân hữu cơ cho cây hoặc bón thúc NPK theo tỷ lệ 20 : 20 : 20 và nano đồng. Bạn nên hòa tan với nước và tưới vào khoảng 10h sáng
Trước khi hải yến ra hoa, bạn nên bón thúc NPK theo tỷ lệ 60 : 30 : 30 và Nano đồng để kích thích tạo hoa. Bạn nên sử dụng Siêu Lân sau khoảng 7 ngày bón thúc để hoa được to và bền hơn.
Khi hoa tàn chính là thời điểm hoa cần nhiều dinh dưỡng để bắt đầu sinh trưởng, do đó bạn cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn cho cây lan.
Bên cạnh đó, phân trùn quế dạng viên nén chậm tan chính là lựa chọn hoàn hảo cho lan. Bởi dinh dưỡng lành tính, giàu humic, fulvic và vi sinh vật có lợi phân trùn giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Bón trực tiếp hoặc cho vào túi lưới 15-20gr phân trùn cho cây và tưới nước giữ ẩm.
3.7 Phòng trừ sâu bệnh
Để hạn chế cây con bị thối rễ, hay lá bị đốm làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây bạn nên che mưa 100% cho cây khi mới trồng. Bên cạnh đó, vào mùa xuân khi mùa bệnh trên lan xuất hiện thì bạn nên phun nước vôi 1 lần mỗi 2 tháng để diệt các mầm bệnh. Bạn có thể pha với nước để phun hoặc sử dụng vôi khô để rải xung quanh gốc cây.
4/ Lưu ý quan trọng khi trồng lan hải yến
Bón phân cho cây quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa phát triển mạnh về lá và thân giúp cho cây khỏe mạnh và nhanh lớn vào dịp đầu năm chúng tích lũy đủ lực để cho hoa đẹp. Một lưu ý cho bạn là vào những tháng mưa nhiều, bạn nên dừng bón phân vì nước mưa đã có rất nhiều chất thúc đẩy cây phát triển tốt. Bạn cũng đừng quên theo dõi cây thường xuyên để đảm bảo cho cây phát triển đồng đều tăng sức đề kháng và chống lại được bệnh tật.
5/ Giá bán lan hải yến và địa chỉ mua
Như vậy, Đặng Gia Trang đã cùng bạn tìm hiểu về kỹ thuật trồng và chăm sóc lan hải yến đầy đủ nhất. Nếu có những thắc mắc, bạn đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
HLV.vn
*Xem thêm
- Cách nhận biết và trồng lan hoàng lạp cực đơn giản
- Kinh nghiệm trồng lan cho vườn hoa rực sắc
- Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc lan chuỗi ngọc ra hoa rực rỡ
- Kinh nghiệm chăm lan hồ điệp ra hoa đúng Tết