Ngày nay, rau nhút không còn mọc ở ven bờ, ven bụi nữa mà nó đã trở cây trồng phổ biến giúp cải thiện thu nhập của nhiều gia đình…Người ta thường nói rau nhút trồng chơi mà ăn thiệt…Kỹ thuật trồng rau nhút như thế nào để đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng đang là điều được nhiều bà con qua tâm…Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu chi tiết nhé!.
1/ Rau nhút là rau gì?
Rau nhút còn gọi là rau rút và có tên khoa học là Neptunia oleracea, thuộc nhóm thực vật họ đậu và thân ngầm, mọc bò và nổi ngang trên mặc nước. Đặc biệt, đây không những là một loại rau ngon mà còn là một vị thuốc quý.
1.1 Đặc điểm
Rau nhút rất dễ trồng ở các mấu già chỉ cần đặc vào chỗ đất ẩm sẽ ra rễ. Bao quanh thân rau nhút khi được trồng dưới nước có một lớp phao xốp trắng, còn khi trồng trên bờ thì không hình thành.
Lá kép lông chim hai lần và nhiều chét, được xếp đều đặn khít nhau từng đôi một. Cũng giống như cây trinh nữ, lá cây rau nhút cũng sẽ cụp lại khi chúng ta chạm vào đột ngột. Phần cuống rau nhút dài từ 5-7 cm và thường gấp khúc.
1.2 Mùa vụ
Cây rau nhút thuộc kiểu ưa khí hậu nóng, không chịu được thời tiết lạnh. Ở miền Bắc Việt Nam thời vụ thích hợp nhất để trồng rau nhút là từ tháng 3 đến tháng 9, thích hợp nhất là vào tháng 5. Ở miền Tây, thì hầu như rau nhút có thể trồng được quanh năm.
2/ Trồng rau nhút cần chuẩn bị những gì ?
2.1 Chuẩn bị dụng cụ trồng
Tận dụng được những ao hồ hay những ruộng trũng có sẵn là tốt nhất. Ngoài ra, rau nhút cũng thể tận dụng những thùng xốp lớn tạo môi trường nhân tạo trồng rau trong nhà để thêm rau xanh.
Nếu như có điều kiện trồng rau nhút trên những mương rãnh ao hồ là tốt nhất. Đồng thời nên bón lót vôi trước từ 7-10 ngày để tiêu diệt mầm bệnh trong đất.
2.2 Giống
Chọn những hom rau nhút khỏe mạnh không bị sâu bệnh để làm giống. Hom đủ điều kiện sẽ được cắt thành đoạn ngắn từ 3-4 cm và được trồng cho lứa rau tiếp theo.
3/ Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc rau nhút
3.1 Kỹ thuật trồng rau nhút
Trước khi tiến hành trồng một lứa rau mới chúng ta nên làm sạch đất trồng thật kỹ, cũng như loại bỏ tàn dư thực vật và cỏ dại. Cung cấp thêm nhiều phân chuồng và phân hữu cơ đã ủ hoai mục trước khi trồng. Khi mới trồng nên giữ mực nước trong ao từ 18-20 cm để tạo môi trường thuận lợi cho rau phát triển.
Vì tốc độ sinh trưởng rất nhanh nên mỗi khóm ta nên giữ từ 2 ngọn giống , dài 20-25 cm và mỗi khóm cách nhau khoảng 1 m. Thông thường sau một vụ thu hoạch rau khoảng 3 tháng, chúng ta nên tiến hành trồng thêm để đảm bào mật độ rau trong hồ trồng.
Kỹ thuật trồng rau nhút
3.2 Kỹ thuật chăm sóc rau nhút
Ở giai đoạn 15-20 ngày cần bổ sung nước vào ao trồng luôn giữ cho mực nước đạt từ 30- 40 cm. Đồng thời tiến hành bổ sung thêm phân hữu cơ, phân dê, phân gà, phân bò,…để kích thích cây rau ra nhiều chồi và nhánh mới.
Sau mỗi đợt thu hái ta nên bón thêm phân, thu hoạch càng nhiều thì chúng ta nên bón bù đắp lại càng nhiều để cây nhanh tái sinh và phục hồi.
Sâu bệnh hại rau nhút gần như không có, tuy nhiên khi trồng rau nhút trên ao hồ, ruộng trũng bà con cần chú ý đối tượng ốc bươu vàng và các loài cá tạp. Có thể kết hợp thả thêm cá trắm đen để kiểm soát ốc và cá tạp.
3.3 Thu hoạch
Sau thời gian từ 1,5 tháng là rau nhút có thể cho thu hoạch đợt đầu tiên, sau đó thi từ 7-10 ngày sẽ cho thu hoạch tiếp, thời gian kéo dài từ 4-5 tháng. Tùy theo mức độ chăm sóc của mỗi người.
4/ Rau nhút có công dụng gì ? Tác dụng của rau nhút ?
4.1 Giá trị dinh dưỡng của rau nhút
Rau nhút là một loại rau xanh, có thành phần chủ yếu là các vitamin nhóm B: B6,B12,.. và tập hợp các chất chống oxy hóa như: acid amin, methionin, threonine,..Đặc biệt rau nhút có hàm lượng protein cao hơn gấp nhiều lần các loại rau thông thường: Xà lách, mồng tơi, rau muống.
4.2 Giá trị dược liệu
Ngoài ra, với vị ngọt, tính hàn và không độc thì rau rút được biết đến với nhiều công dụng chữa bệnh như: An thần, mát gan, giải nhiệt độc, chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn… Đồng thời, rau nhút còn giúp làm lợi tiểu tiện, tiêu viêm, thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, nhuận tràng, hạ sốt…
4.3 Một số bài thuốc từ rau nhút
Hỗ trợ điều trị bướu cổ
Chuẩn bị 300g rau rút, 200g cá rô và gia vị. Tiếp đó, làm sạch cá rồi lấy phần nạc ướp gia vị, phần xương cá thì giã nhỏ rồi lọc lấy khoảng 500ml nước. Sau đó, đem nước đun rồi cho rau nhút vào và phần cá thịt khi nước đang sôi khuấy đều rồi chờ sôi lại tắt bếp. Chỉ cần ăn món này ngày một lần và liên tục trong 5 ngày sẽ giúp hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ hiệu quả.
Chữa chảy máu cam, mụn nhọt
Chuẩn bị 300g rau rút rồi cho 800ml nước vào sắc uống thay trà hàng ngày. Đồng thời, kết hợp với các món ăn từ rau rút, không bỏ cay nóng sẽ giúp chữa bệnh chảy máu cam cũng như giảm mụn nhọt do nóng trong.
Chữa táo bón, tiểu tiện buốt
Chuẩn bị rau rút khô với lượng vừa phải và sắc cùng 400ml nước. Sắc tới khi chỉ còn 200ml và dùng thay cho nước uống hàng ngày. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế bằng cách ăn rau nhút sống thường xuyên trong bữa ăn.
Chữa chứng mất ngủ
Chuẩn bị 300g rau nhút, 25g khoai sọ và 10g lá sen, tất cả đem rửa sạch rồi ninh nhừ với nước sau đó nêm nếm gia vị vừa ăn. Với món này bạn lưu ý ăn cả bã và nước, tuần 3 – 5 lần, ăn khi còn ấm và tốt nhất vào buổi tối để cho dễ ngủ.
Cây rau nhút được cho là một cây trồng giúp cải thiện kinh tế gia đình, thay thế cho việc trồng lúa nước với hiệu quả không cao giá lúa bấp bênh. Trên đây, Đặng Gia Trang đã chia sẻ cho bạn kỹ thuật trồng rau nhút cũng như giá trị mà rau nhút mang lại, giúp cải thiện kinh tế gia đình. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì các bạn hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099, để Đặng Gia Trang chúng tôi có thể tư vấn cho bạn cách chính xác và nhiệt tình nhất nhé!
HLV.vn
*Xem thêm
- Quy trình kỹ thuật trồng rau mồng tơi chuẩn hữu cơ
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thanh long
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc mía đạt năng suất cao
- Kỹ thuật trồng xà lách cho trang trại đạt năng suất cao