Để sở hữu những giò lan như ý, ngoài việc chọn được giống tốt, giá thể phù hợp thì kỹ thuật bón phân cho lan cũng hết sức quan trọng. Trong từng giai đoạn phát triển, lan sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, nếu ta chọn không đúng loại dinh dưỡng mà cây đang cần hoặc bón không đúng cách, sẽ dễ dẫn đến tình trạng cây khó hấp thu, lãng phí phân bón và ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu dinh dưỡng của lan. Vậy, cách bón phân cho lan như thế nào thì đúng kỹ thuật và hợp lý? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1/ Nhu cầu cơ bản của lan
Lan cũng như nhiều loại cây trồng khác, cần được cung cấp đầy đủ các chất đa, trung và vi lượng. Cụ thể
- Nhóm đa lượng (N, P, K,…): cần được bổ sung thường xuyên
- Nhóm trung lượng (Ca, Mg, S,…): dùng thường xuyên nhưng với lượng không quá nhiều
- Nhóm vi lượng (Bo, Cu, Zn,…): cần dùng rất ít nhưng không thể thiếu cho ra hoa, tạo rễ, tạo kie,…
Trong đó:
Đạm (N): Kích thích thân lá phát triển
Lân (P): kích thích mầm, rễ, chồi phát triển mạnh
Kali (K): cần thiết cho quá trình tạo hoa, giúp tăng chất lượng và màu sắc hoa
2/ Gợi ý chọn phân bón theo các giai đoạn sinh trưởng của lan
2.1 Giai đoạn phát triển thân lá
Đây là giai đoạn chồi non đến khi cây đứng ngọn, cây cần được cung cấp nhiều chất đạm nhưng phải được phân giải từ từ, hạn chế bón nhiều vào một thời điểm sẽ dễ gây cháy rễ, hư chồi.
2.2 Giai đoạn hình thành chồi, chuẩn bị ra hoa
Đây là giai đoạn lan tích trữ dinh dưỡng để có thể nuôi hoa phát triển, nên cây cần các chất dinh dưỡng một cách đa dạng (N-P-K), đặc biệt quan trọng ở P.
2.3 Giai đoạn ra hoa
Đây là thời điểm mà cây cần nuôi hoa, dinh dưỡng đầy đủ giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa. Để cho ra hoa to, dày cánh và màu sắc hoa đẹp, giai đoạn này cần lưu ý cung cấp đầy đủ Kali cho cây.
Chú ý tuổi này mục đích chính là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa). Có thể sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. Chỉ xịt ở phần thân lá và rễ phía dưới. Hạn chế bón phân bón lá cho cây ở thời điểm này.
Ở các giai đoạn nêu trên, các chất đa lượng là hoàn toàn cần thiết cho cây. Tuy nhiên, các chất trung và vi lượng cũng cần luôn được bổ sung cho cây phát triển một cách bền và khỏe.
3/ Những nguyên tắc cơ bản trong cách bón phân cho lan
- Dựa theo độ tuổi và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn để chọn loại phân phù hợp
- Phân bón cho lan không cần quá nhiều vào mỗi lần bón, đôi khi chỉ cần ít, nhưng phân bón phải đều đặn.
- Căn cứ theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.
- Phụ thuộc theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón cho rễ phù hợp.
- Cũng tùy vào từng giống, loại lan mà chọn hình thức bón phân hợp lý.
Bón phân trùn quế viên nén cho lan
4/ Cách bón phân hiệu quả và tránh thất thoát
Hiện nay, trên thị trường có khá nhiều loại phân bón chuyên dùng cho lan, có thể chia làm hai loại chính là phân vô cơ và phân hữu cơ:
- Phân vô cơ: Các loại phân đơn, phân đa được kết hợp giữa nhiều yếu tố thường có dạng viên tan hoàn toàn, hoặc phân bón dạng nước. Trong đó, phân dạng viên tan hoàn toàn ta nên pha cho tan với nước để tưới. Phân dạng nước nên được tưới trực tiếp
- Phân hữu cơ thường gồm dạng bột, dạng nước và dạng tan chậm. Đối với dạng bột và dạng nước, ta nên pha với nước sạch và tưới cho cây. Riêng dạng viên tan chậm, có hai hình thức là bỏ vào túi lưới và gắn lên chậu, hoặc rải phân lên bề mặt chất trồng.
Sở dĩ, các loại phân bạn nên đưa về dạng nước để tưới lúc có ẩm độ cao, sẽ giúp cây hấp thụ nhanh và hiệu quả hơn. Trong đó, trước khi tưới phân cho lan, bạn có thể tưới nước trước cho cây để tạo độ ẩm, sau đó mới tưới phân. Sau khi tưới phân từ 1-2 ngày, nên tưới xả lại để hạn chế phân tồn đọng gây cháy lá hoặc thối đọt.
5/ Những lưu ý kỹ thuật khi bón phân cho lan
- Nên bón phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng, khi trời còn tương đối mát
- Từ 16 – 17 giờ tưới phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thụ hết phân
- Nếu sử dụng các loại phân trên lá, sau 2-3 ngày nên tưới xả để tránh hiện tượng cháy lá và ảnh hưởng đến màu sắc lá lan.
- Với điều kiện khí hậu ở nước ta, nhiều giống lan không cần thời gian nghỉ, nên chỉ cần bổ sung dinh dưỡng một cách hợp lý, cây sẽ có khả năng ra hoa theo chu kỳ.
PHÂN TRÙN QUẾ HLV VIÊN NÉN – nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho lan
Bên cạnh việc bổ sung các nguồn dinh dưỡng đa lượng thông qua các loại phân chuyên biệt cho lan, để đảm bảo các yếu tố trung và vi lượng thì việc bổ sung phân bón hữu cơ trong suốt quá trình sinh trưởng của lan là không thể thiếu. Trong đó, phân trùn quế HLV viên nén sẽ là nguồn phân bón an toàn cho cây, dinh dưỡng đa dạng, cực kỳ thích hợp cho tất cả quá trình sinh trưởng của cây mà không gây nên tình trạng nóng, chết cây hay thối rễ – thối ngọn khi bón. Mời các bạn tham khảo chi tiết tại bài viết: Phân trùn quế viên nén – phân bón hữu cơ lý tưởng cho hoa lan
Hy vọng những chia sẻ về cách bón phân trên đây đã giúp cho bạn có được những chậu lan đẹp, xanh tốt, cho hoa rực rỡ. Mọi chi tiết thắc mắc về kỹ thuật cũng như các sản phẩm của HLV hãy nhấc máy và gọi ngay đến Hotline 0901.331.008 bạn nhé! Chúc các bạn thành công!
HLV.vn
*Xem thêm:
- Cách trồng và chăm sóc hoa phong lan đầy đủ nhất
- Nước mưa tưới lan mẹo nhỏ chuẩn nhà vườn cho hiệu quả
- 6 loại giá thể tốt nhất cho lan mà bạn nên biết
- Cách sử dụng phân trùn quế HLV viên nén hiệu quả nhất