Home Kỹ thuật trang trại Khoảng cách và kỹ thuật trồng cây mắc ca cho năng suất cao

Khoảng cách và kỹ thuật trồng cây mắc ca cho năng suất cao

by Học Làm Vườn

Yêu cầu về kỹ thuật trồng cây mắc ca và khoảng cách trồng cây mắc ca là những điều kiện nhất định trong trồng, chăm sóc và thu hoạch để có thể mang lại hiệu quả cao. Vậy sau đây hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về kỹ thuật trồng cây mắc ca và khoảng cách trồng cây mắc ca cho năng suất cao qua bài viết này nhé!

Điều kiện gây trồng và đặc điểm sinh trưởng trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

Điều kiện khí hậu trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

– Nhiệt độ: Cây Mắc ca thích hợp sinh trưởng ở điều kiện khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 12 độ C đến 32 độ C. Nhiệt độ tối ưu cho cây mắc ca là 18oC. Trường hợp nhiệt độ quá cao hay quá thấp so với khoảng giới hạn nhiệt độ (12 – 21 độ C) thì mắc ca sẽ không ra hoa.

– Lượng nước: Lượng mưa thích hợp cho mắc ca nằm trong khoảng từ 1500mm đến 2500mm.

– Gió: Trong kỹ thuật trồng cây mắc ca, các vị trí ít gió bão, ít gió phơn, ít sương muối sẽ phù hợp. Bà con cũng có thể trồng xen mắc ca với các cây chắn gió thân cao, hoặc trồng 2-3 hàng cây xung quanh khu vực trồng mắc ca.

– Ánh sáng: Cây mắc ca có tính ưa sáng nên bà con lưu ý không được trồng mắc ca dưới tán cây khác.

Đất đai và địa hình trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

– Đất đai: Mắc ca sinh trưởng tốt trên loại đất thịt nhẹ, trung bình, có độ dày tầng đất trên 50cm và có pH hơi chua (5,5 – 6). Các loại đất có thể trồng được mắc ca thường là đất có thành phần cơ giới nhẹ, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt như: Đất đỏ bazan, đất mùn pha cát,…Không trồng mắc ca trên đất cát, đất thường xuyên ngập úng, đất phèn,…

– Địa hình: trong kỹ thuật trồng cây mắc ca, độ cao thích hợp trồng mắc ca nằm trong khoảng 300 đến 1.200m so với mực nước biển. Độ dốc nơi trồng không vượt quá 15 độ.

ky-thuat-trong-cay-mac-ca
Cây mắc ca đang được trồng trên địa hình có độ dốc nhẹ 

Tiêu chuẩn cây ghép đem trồng

Với kỹ thuật trồng cây mắc ca chuẩn, cây ghép đem trồng yêu cầu phải không bị sâu bệnh, lá xanh, tán phát triển tốt và sinh trưởng mạnh. Cây đem trồng ít nhất phải đạt 6 tháng sau khi ghép, chiều cao cây trên 50cm và chồi ghép đã hoá gỗ cao trên 20cm. Đường kính cổ rễ đạt tiêu chuẩn ở 1 đến 1,5 cm.

Cây mắc ca trồng mấy năm có trái?

Những cây mắc ca ghép đem trồng, thông thường từ 3 đến 4 năm sẽ cho quả bói. Sau khoảng thời gian 10 năm cây sẽ cho quả với năng suất ổn định.

Kỹ thuật trồng cây mắc ca

Kỹ thuật chọn cây giống mắc ca

Qua quá trình khảo nghiệm và chọn lọc, chúng ta có 23 cây giống mắc ca có chất lượng tốt có xuất xứ từ Úc, Trung Quốc và Thái Lan. Trong đó:

– Giống mắc ca H2 là một giống có triển vọng, có năng suất đạt 18kg/cây/năm đã được thử nghiệm ở Buôn Ma Thuột và đạt năng suất cao.

– Giống OC là giống mắc ca lùn, có đặc tính chịu gió và kháng bệnh tốt. Trường hợp được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây đạt năng suất 26kg/cây/năm.

Cây đem trồng nên là cây ghép, không phải là cây thực sinh, vì với đặc tính thụ phấn chéo, hạt rất dễ bị phân ly tính trạng. Cây ghép đem trồng nên có chiều cao từ 60cm đến 1m, vết ghép đã liền sẹo và có chồi ghép từ 25cm đến 30cm.

Phương thức, thời vụ và khoảng cách trồng cây mắc ca

Trong kỹ thuật trồng cây mắc ca, bà con có thể được trồng thuần loài hoặc trồng xen với các loại cây ngắn ngày khác:

– Kỹ thuật trồng cây mắc ca thuần canh (độc canh): Trồng thuần loài với mật độ 7m x 7m (205 cây/ha) hoặc 6m x 6m (278 cây/ha). Thời vụ trồng tương ứng ở các tỉnh: Tây Bắc: tháng 4 – 5, tháng 7 – 8; Tây Nguyên: 6 – 8; Miền Trung: tháng 2 – 3.

– Kỹ thuật trồng cây mắc ca xen canh: cà phê, chè, hồ tiêu, cây ngắn ngày khác,… Đối với cà phê có mật độ 9m x 9m (124 cây/ha) hay 12m x 6m (138 cây/ha); Hồ tiêu 9m x 9m (124 cây/ha); Chè 15m x 6m (111 cây/ha). Thời vụ trồng: Tây Bắc: tháng 4 – 5, tháng 7 – 8; Tây Nguyên: 6 – 8.

Cách trồng cây mắc ca

Không thể phủ nhận rằng bước khởi đầu trong kỹ thuật trồng cây mắc ca khá quan trọng. Để cây thích nghi, sinh trưởng tốt, bà con cần thực hiện cách bước sau:

– Xử lý thực bì: Phát dọn toàn diện cỏ dại để tránh cạnh tranh dinh dưỡng và lây bệnh cho cây trồng.

– Làm đất: Thực hiện cuốc, xới, làm cỏ, vệ sinh 1,5 m xung quanh hố trồng mắc ca. Đối với những nơi có độ dốc lớn thì tạo các bậc thang rộng 2 – 4m theo đường đồng mức.

– Đào hố: Tiến hành đào hố với khoảng cách theo mật độ đã xác định. Mỗi hố có kích thước 80x80x80cm, tách riêng các tầng đất được đào từ hố, phơi ải 1 đến 2 tháng rồi mới lấp. Thời gian từ 1 đên 1,5 tháng trước khi trồng thì trộn phân và lấp hố.

– Bón lót: Bón lót với lượng 50kg phân trùn quế hoặc phân chuồng ủ hoai, 500g NPK và 300g vôi bột trên mỗi hố. Trộn đều hỗn hợp phân bón với đất và lấp vào hố, tạo hình mai rùa sao cho cao hơn miệng hố 2-3cm.

ky-thuat-trong-cay-mac-ca
Dinh dưỡng hữu cơ từ phân trùn quế rất quan trọng trong bón lót, đảm bảo dinh dưỡng và tránh tình trạng xót rễ, cháy lá thường gặp

– Kỹ thuật trồng cây mắc ca:

+ Bố trí cây: Trên diện tích trồng tiến hành xen kẻ 4-5 dòng mắc ca nhằm tăng tỷ lệ đậu quả, giảm sự lây lan của sâu bệnh và tăng tỷ lệ nhân cấp 1.

+ Xuống giống: Đào 1 hố sâu khoảng 40cm ở giữa hố đã đào, nhẹ nhàng xé bầu cây và đặt cây vào giữa hố. Tiến hành vun đất cho cây và nén đất xung quanh bầu để cây đứng thẳng, đất được vun hình mâm xôi và cao hơn đất mặt 2cm.

+ Cắm cọc cố định cây: Dùng 3 que cọc dài 70cm cắm cách gốc 40-50cm thành hình tam giác và dùng dây buộc vào thân cây để tránh gió làm nghiêng cây.

Cách chăm sóc cây mắc ca và bón phân cho mắc ca

Cách chăm sóc cây mắc ca

Để chăm sóc mắc ca tốt, trong kỹ thuật trồng cây mắc ca, bà con cần lưu ý những điểm sau:

– Sau thời gian 20 ngày kể từ lúc trồng, cần tiến hành kiểm tra, trồng dặm những cây chết và dựng lại những cây ngã. Cần tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cây, giúp cây nhanh phục hồi và ra lá mới.

– Định kỳ 1 năm 2 lần cần tiến hành làm cỏ, xới xáo, phá váng cho đất xung quanh gốc cây 0,8 – 1m.

– Khi cây đã bước vào giai đoạn kinh doanh, cần tiến hành xiết nước cho cây ra hoa.

Bón phân cho mắc ca

Cũng như bao loại cây khác, kỹ thuật trồng cây mắc ca cũng đòi hỏi cung cấp cho cây nguồn dinh dưỡng. Cụ thể:

Nhu cầu dinh dưỡng trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

Cây mắc ca cần lượng dinh dưỡng khác nhau ở mỗi thời kỳ sinh trưởng của cây. Ở giai đoạn kiến thiết cây cần nhiều đạm để phát triển chồi, lá. Giai đoạn ra hoa, cây cần nhiều lân để tăng tỷ lệ đậu trái và giai đoạn kinh doanh, cây cần nhiều kali để tăng chất lượng quả.

Bón lót và bón thúc trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

Bón lót được thực hiện trước khi trồng mắc ca với phân hữu cơ, NPK và vôi bột.

Kể từ năm thứ 2 sau khi trồng, ta cần bón thúc cho cây. Cụ thể theo từng năm, lượng phân bón như sau

  • Năm thứ 2: Bón 20kg phân trùn quế với 0,1kg NPK và 300g Trichoderma/Gốc.
  • Năm thứ 3: Bón 25kg phân trùn quế với 0,2kg NPK và 300g Trichoderma/Gốc.
  • Năm thứ 4: Bón 35kg phân trùn quế với 0,3kg NPK và 300g Trichoderma/Gốc.
  • Năm thứ 5: Bón 45kg phân trùn quế với 0,4kg NPK và 300g Trichoderma/Gốc.

Bón phân theo giai đoạn sinh trưởng của mắc ca:

  • Giai đoạn cây ra hoa: Dùng 1kg phân lân 86 pha với khoảng 500lít nước, phun đều lên mặt lá giúp cây phân hóa mầm hoa mạnh và ra hoa đồng loạt.
  • Giai đoạn cây nuôi quả: Thực hiện bón phân Phân NPK 16.16.8, lượng 200- 300 gam/lần/cây với 35kg Phân trùn quế và 0,3kg Trichoderma.

Tần suất, và cách bón: Mỗi năm bón 2 lần ở trước mùa mưa và sau mùa mưa. Cách bón như sau:

  • Đào rãnh sâu 30cm rộng 25cm theo hình chiếu tán cây, rải lớp phân trùn quế và chế phẩm Trichoderma để lên rãnh.
  • Sau đó phủ một lớp đất mỏng và tiếp tục rải phân NPK lên rồi lấp đất.
  • Sau khi bón phân, cần dùng nước để tưới đều xung quanh gốc nhằm giúp cho phân tan và ngấm xuống đất.

Hiện tại, Phân trùn quế HLV của Đặng Gia Trang gồm 4 dòng: Pb00 (phân thô), Pb02 (đã giảm ẩm), Pb01 (giảm ẩm sâu, sàn lọc và rây mịn) và phân trùn quế viên nén. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng, kỹ thuật trồng, cách chăm sóc và điều kiện kinh tế mà bà con có thể lựa chọn dòng phân bón thích hợp.

Không chỉ mắc ca mà khi trồng nhiều loại cây khác hiện nay, Phân trùn quế HLV được rất nhiều nhà nông tin tưởng chọn mua

Cách tỉa cành cây mắc ca

Tiến hành cắt tỉa cành và tán cây định kỳ ở năm thứ 1 và thứ 2 rất quan trọng trong kỹ thuật trồng cây mắc ca. Đối với những cây phát triển mạnh, ta tiến hành cắt tỉa thân chính (3 lần cắt) và đối với cây sinh trưởng chồi yếu ta chỉ cắt cành bên.

– Lần cắt đầu tiên là lúc cây đạt chiều cao 1 -1,5m, ta tiến hành bấm ngọn cây. Lần thứ 2, lúc cây đạt chiều cao 80cm so với vị trí đã bấm ngọn, ta thực hiện cắt ngọn lần 2. Và khi cây đạt 80cm so với khi cắt lần 2 ta tỉa ngọn lần cuối. Những năm sau đó ta chỉ tỉa những cành dăm khi tán cây quá dày.

– Đối với việc cắt tỉa cành tán cây mắc ca, ta loại bỏ những cành bị bệnh, cành dăm, yếu. Mỗi cành chỉ để lại 3 chồi khoẻ nhất để sinh trưởng.

Phòng trị sâu bệnh hại cho cây mắc ca

Sâu hại trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

– Mọt đục cành: Sâu đục cành là ấu trùng của xén tóc, sâu non tấn công vào thân, cành gây chết cành, cây, làm giảm mạnh năng suất và sức sống cây mắc ca. Biện pháp: dùng dây thép đục vào các lỗ của sâu, dùng bông ngấm thuốc trừ sâu Taisieu nhét vào lỗ. Sau một thời gian thấy không còn dấu phân sâu ở lỗ là thành công.

– Rệp sáp: Rệp sáp thường bám vào các vị trí nách lá, cành, hút dinh dưỡng và làm khô chết cành, lá. Biện pháp: Phun Movento hay Confidor (2ml/lít) đều lên 2 mặt lá, 2 lần phun cách nhau 5 ngày.

Bệnh hại trong kỹ thuật trồng cây mắc ca

– Bệnh ở hoa: Hoa xuất hiện các đốm vàng trên đài hoa, sau đó hoa bị khô và rụng. Trong điều kiện ẩm cao, màu hoa bị chuyển sang màu nâu, đen. Biện pháp: Điều chỉnh mật độ trồng và phun thuốc có các hoạt chất Benomyl,  Thiophanate-methyl, Carbendazim,…

– Bệnh ở vỏ quả: Vỏ quả xuất hiện vết vàng nhạt rồi sau đó chuyển sang vàng đậm, nâu lan rộng ra vỏ quả. Bệnh lan vào phía trong vỏ, làm vỏ chuyển sang màu nâu đen. Biện pháp: Phun Cu(OH)2 77% pha loãng 300 – 800 lần phun lên toàn bộ quả định kỳ 1 lần/tháng, liên tục trong ba tháng liền.

– Nấm hại thân cây: Thân xuất hiện mủ, lâu dần thân, cành bị khô và chết. Biện pháp: Dùng dao cạo lớp mủ trên thân, phun Ridomil Gold 68WP 100g/20lit, 2 lần phun cách nhau 5-7 ngày.

– Nấm hại rễ cây: Nấm xâm nhiễm khiến rễ bị hóa gỗ, u bướu làm cho cây phát triển kém. Biện pháp: Tạo điều kiện thoát nước tốt cho cây, tưới Ridomil Gold 68WP cho cây 2 lần/ tuần.

Kỹ thuật thu hoạch mắc ca và bảo quản

1/ Thời điểm thu hoạch mắc ca: Thời điểm thu hoạch quả mắc ca phụ thuộc vào vụ trồng. Nếu cây ra hoa vào tháng 2-3 thì quả sẽ chín vào tháng 7-9, nếu cây ra hoa vào tháng 9-10, quả sẽ chín vào tháng 2-3.

2/ Kỹ thuật thu hoạch mắc ca:

– Đối với những giống quả không rụng như OC thì ta phải thu hái quả trực tiếp trên cây: Tiến hành giăng bạt ở gốc cây và dùng gậy để hái. Trường hợp thu hái muộn, thì hạt có khả năng nảy mầm trên cây và không sử dụng được.

– Đối với những giống rụng quả: Ta tiến hành thu hoạch dưới đất 1 tuần/lần. Cần tiến hành dọn mặt đất trước mùa quả chín để đảm bảo chất lượng quả.

ky-thuat-trong-cay-mac-ca
Người dân đang thu hoạch mắc ca

3/ Kỹ thuật bảo quản mắc ca: Quả sau khi rụng cần thu hái ngay để tránh côn trùng, sóc, chuột phá hoại. Quả sau khi mang về cần rải đều ra, giúp hạt hạn chế hô hấp, làm giảm chất lượng quả. Cần thực hiện tách vỏ quả trong 24 giờ sau thu hoạch để chất lượng quả được tốt nhất. Với số lượng ít có thể dùng chày gõ nhẹ vào vỏ quả để tách vỏ.

Kỹ thuật trồng cây mắc ca và khoảng cách trồng cây mắc ca là điều kiện cần thiết để có thể thu được vụ mùa bội thu. Khi trồng và chăm sóc mắc ca, bà con cần lưu ý về điều kiện trồng và giống cây để có những điều chỉnh sao cho phù hợp. Mọi chi tiết về kỹ thuật chăm sóc mắc ca, bón phân trùn quế và các sản phẩm HLV khác, bà con vui lòng liên hệ cho Đặng Gia Trang qua Hotline 0902.652.099 để được hỗ trợ!

Nam Doi Khang Trichoderma <b>HLV</b> 05″ decoding=”async” loading=”lazy”  ><img decoding=async width=300 height=300 src=https://hoclamvuon.edu.vn/wp-content/uploads/2023/06/nam-doi-khang-trichoderma-sfarm-04-300x300.jpg class=

Nấm Đối Kháng Trichoderma Plus HLV

Nấm đối kháng Trichoderma Plus HLV được nghiên cứu bởi Viện Ứng dụng Công nghệ, mật độ 10^9 CFU/g phòng ngừa hiệu quả nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất, ngăn ngừa tuyến trùng hại rễ.

Xem chi tiết

-ANHNEN-05-300×300.jpg” class=”show-on-hover absolute fill hide-for-small back-image” alt=”HLV Anhnen 05″ decoding=”async” loading=”lazy” >

Phân Trùn Quế Cao Cấp HLV Pb01

HLV Pb01 là dòng phân trùn quế cao cấp đã được giảm ẩm qua hệ thống nhà màng 1 cách tự nhiên nhất, sau đó sàng lọc và ray mịn bằng hệ thống máy xử lý chuyên nghiệp.

[button text=”TƯ VẤN TRỰC TIẾP” color=”success” size=”larger” padding=”0px 79px 0px 79px” radius=”10″ link=”https://m.me/105992978023671?ref=ref_6″]

Xem chi tiết

-ANHNEN-02-300×300.jpg” class=”show-on-hover absolute fill hide-for-small back-image” alt=”HLV Anhnen 02″ decoding=”async” loading=”lazy” >

Phân Trùn Quế HLV Pb00

Dòng phân trùn quế HLV Pb00 là phân trùn quế thô, được lấy trực tiếp từ trang trại, chưa qua giảm ẩm, xay mịn.

[button text=”TƯ VẤN TRỰC TIẾP” color=”success” size=”larger” padding=”0px 79px 0px 79px” radius=”10″ link=”https://m.me/105992978023671?ref=ref_7″]

Xem chi tiết

-ANHNEN-06-300×300.jpg” class=”show-on-hover absolute fill hide-for-small back-image” alt=”HLV Anhnen 06″ decoding=”async” loading=”lazy” >

Phân Trùn Quế HLV Pb02

Dòng phân trùn quế HLV Pb02 là phân trùn quế thô được lấy trực tiếp từ trang trại nhưng đã được phơi giảm ẩm.

Xem chi tiết

  • 15 loại cây giống mắc ca năng suất nhất hiện nay, siêu sai quả
  • Trọn bộ kỹ thuật thu hoạch mắc ca và bảo quản
  • Vì sao Việt Nam thích hợp trồng cây mắc ca
  • Thuận lợi và khó khăn khi trồng mắc ca tại Lâm Đồng
  • Cần chú ý sản xuất và chế biến mắc ca theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam

You may also like