Mỗi dịp tết đến thì lan huệ lại khoe sắc rực rỡ với màu đa dạng và được trưng bày ở nhiều nơi. Là loại hoa kiểng đẹp dễ trồng, dễ chăm sóc và có giá trị kinh tế cao nên được trồng nhiều để đáp ứng nhu cầu thị trường. Để tìm hiểu hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa lan huệ tại nhà, bạn hãy cùng Đặng Gia Trang thực hiện và có cho mình một vài trang trí bày nhé!
1/ Đặc điểm của cây lan huệ
Hoa lan huệ (Hippeastrum spp) thuộc hệ thực vật thân giả, xuất phát từ khu vực châu mỹ nhiệt đới. Có thân củ màu trắng ngà và nhiều lớp mọng nước bao quanh như củ hành. Lá màu xanh đậm có hình giản hẹp thon dài, mọc đối xứng. Hoa lưỡng tính, ở trên cùng cuốn hoa là cụm 3-4 nụ và khi nở có hình như loa kèn với nhiều màu như: đỏ, hồng, trắng,… là loại hoa đơn hoặc hoa kép. Quả hình cầu, có 3 nan chứa hạt nhỏ dẹt màu đen.
2/ Phân loại hoa lan huệ hiện nay
2.1 Hoa lan huệ kép
Những bông hoa lan huệ kép lộng lẫy được lai tạo ra để đáp ứng nhu cầu mới lạ. Loại hoa lan huệ kép mang nhiều đặc tính vượt trội: sô cánh hoa bán kép từ 7-11 cánh, số cánh hoa kép từ 12 cánh trở lên. Bên cạnh đó, đặc điểm hình thái cũng khác nhau từ kích thước đa dạng, màu sắc cũng phong phú hơn như: Đỏ cá hồi, trắng sọc, vàng cam,…
2.2 Hoa lan huệ đơn
Mặc khác, loại hoa lan huệ đơn lại mang hình dáng đơn giản hơn. Chỉ với 1-6 cánh, hoa lan huệ đơn lại chính là nguồn gốc lai tạo ra hoa kép. Dù vậy nhưng loại hoa đơn cũng rất được ưa chuộng trên thị trường vì sức thích nghi tốt, dễ chăm sóc và dễ ra hoa.
3/ Điều kiện sinh thái ảnh hưởng đến cây hoa huệ
3.1 Đất
Vì thân dạng củ nên đất trồng hoa lan huệ cần phải tơi xốp, thoát nước tốt và có độ ẩm 60-70%. Đất thịt pha cát có độ pH từ 5.5-6 là phù hợp nhất cho sự phát triển của hoa.
3.2 Nước
Cây hoa lan huệ cần tưới đủ nước để lá phát triển tốt và hoa sẽ to, lâu tàn và cánh sẽ dày hơn, nhưng khi thiếu nước sẽ làm cho cây còi cọc, nầm chậm phát triển và cây héo úa. Tuy nhiên bạn cũng không thể để cây bị úng nước, chỉ nên tưới 1 tuần/ lần.
3.3 Nhiệt độ và ánh sáng
Cây lan huệ thích những nơi có nhiều ánh sáng, Cường độ nắng trung bình từ 50-60% là tốt cho cây, đặc biệt là vào mùa ra hoa. Nhiệt độ vừa phải từ 20-22 độ C là điều kiện thích hợp nhất để cây phát triển
4/ Chuẩn bị trồng hoa lan huệ tại nhà
4.1 Thời gian trồng
Hoa lan huệ có thể trồng quanh năm nhưng thích hợp nhất vào mùa xuân (tháng 1- 3) và mùa thu (tháng 7-9), vì lúc này điều kiện nhiệt độ thay đổi không khác biệt nhiều. Nếu trồng vào mùa hè thì bạn cần làm mát và giữ ấm thích hợp.
4.2 Củ trồng
Chất lượng củ giống rất quan trọng để cây con lên khỏe mạnh và khả năng ra hoa tốt. Khi chọn giống, bạn cần chọn những củ to, khỏe, mập và không bị nấm bệnh. Nếu cũ đang ngậm nụ thì sau 4-6 tuần cây sẽ cho hoa, còn cũ chưa ngậm nụ thì mất từ 1-2 năm.
4.3 Đất trồng
Bạn nên trộn đất + trấu hun hoặc xỉ than + phân bón (tỉ lệ 5:3:2), thêm đá perlite để tăng độ xốp và thoáng khí. Hoặc bạn có thể mua đất sạch hữu cơ SFARM đã trộn sẵn có nhiều dinh dưỡng, rất phù hợp và đáp ứng được các điều kiện của hoa lan huệ.
4.4 Chậu trồng
Bạn cần chọn chậu có kích thước gần 2 lần củ, đường kính nhỏ nhất 15cm. Chậu có chất liệu nhựa PP, đất nung, thủy tinh,… và phải có lỗ thoát nước ở đáy chậu.
Lan huệ trồng tại nhà
5/ Cách trồng hoa huệ tại nhà bằng củ
Khi đã chuẩn bị dụng cụ xong, bạn tiến hành trồng củ vào chậu đã có đất và tro. Dùng xẻng nhỏ đào lỗ lớn hơn củ rồi trồng củ xuống, sao cho để lộ ⅓ củ trên mặt đất (củ dễ lên mầm và dễ quan sát). Tiếp theo, bạn chỉ cần duy trì tưới nước 1 lần/tuần là đủ và nhớ đặt chậu ở nơi thoáng mát và có bóng râm. Sau khoảng 3 tuần, cũ đã nhú cao lá thì bạn bên bổ sung phân bón để tăng sức khỏe cho cây và chuyển cây ra nơi có ánh nắng để cây phát triển thân lá, chuẩn bị cho ra hoa.
6/ Cách chăm sóc cây hoa lan huệ
6.1 Tưới nước
Tưới nước cho lan huệ cần chú ý đến độ ẩm của đất để cân bằng khi tưới nước. Tránh tưới quá đẫm sẽ làm cây dễ úng nước và thối rễ. Bạn nên tưới cách từ 4-5 ngày một lần.
6.2 Bón phân
Ở giai đoạn từ 2-3 tuần sau khi củ nảy mầm thì bạn có thể rải phân cho cây, dùng các loại phân bón hữu cơ ủ vi sinh để cung cấp thêm lân và kali trong thời gian cây phát triển mầm hoa. 1 tuần sau khi nụ hoa xuất hiện bạn nên cung cấp kali để hoa nở lâu và màu sắc đậm hơn.
6.3 Phòng trừ sâu bệnh
Hoa lan huệ có khả năng kháng sâu bệnh cao nên không bị tấn công nhiều. Các loại sâu hại loại chí hút thận, lá thường gặp là: Nhện đỏ, rệp, sâu ăn lá,…. Bạn có sử dụng dầu neem, để điều trị hay dùng thuốc xà phòng pha loãng, các chế phẩm sinh học từ tỏi, ớt, hành tâm….sẽ có hiệu quả cực tốt.
Bệnh thối nhũn lá, thối củ,… là những bệnh thông thường trên lan huệ. Đối với các tình trạng này, bạn cần thường xuyên kiểm tra và điều chỉnh lượng nước cho hợp lý là cách khắc phục tốt nhất.
7/ Cách kích hoa lan huệ nở
Hoa lan huệ ra hoa theo mùa nên vào những mùa khác rất khó có hoa để sử dụng. Để ra hoa thì củ phải được trồng ít nhất 18 tháng (có 6 lá trưởng thành) và chưa có hoa trong 8 tháng trước đó. Theo đặc điểm sinh lý, lan huệ cần có thời gian khô hạn để cây phân hóa mầm hoa.
Bạn cần chuẩn bị những củ đã già khi lá đã vàng úa, nhổ lên và cắt bỏ hết lá và rễ để nơi khô ráo để củ héo và ứng chế sinh trưởng. Để có hoa vào dịp tết thì bạn nên bắt đầu thực hiện từ tháng 10 âm lịch, sau đó cách 1 tháng trước khi đến tết đem trồng củ xuống. Sau 15 ngày chăm sóc thì củ sẽ nảy chồi lá và ra vòi hoa. Nên đặt cây ở nơi có nắng để vòi hoa phát triển cao. Tiếp tục 15 ngày nửa hoa sẽ nở và để hoa lâu tàn bạn nên mang cây vào nơi râm mát.
Cám ơn các bạn đã cũng Đặng Gia trang tìm hiểu về hướng dẫn trồng và chăm sóc cây hoa lan huệ tại nhà, qua bài viết hôm nay mình hy vọng các bạn có thể tham khảo và tự trồng được cho mình một vài chậu hoa đầy màu sắc nhé. Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!
HLV.vn
*Xem thêm:
- Cách trồng và chăm sóc hoa sử quân tử trồng chậu chuẩn nhất
- Hướng dẫn cách trồng sen Nhật mini cho hoa lung linh
- Cách trồng và chăm sóc hoa lay ơn cho nhiều nụ
- Hai cách trồng xà lách xoong trong thùng xốp