Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoàng thảo trúc mành

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoàng thảo trúc mành

by Học Làm Vườn

Những bông hoa hoàng thảo trúc mành rực rỡ được tô điểm sắc màu giữa màn cây xanh biết, làm nổi bật cả không gian vườn. Đây là loại lan khó khai thác và nở vào dịp tết nên rất được ưa chuộng sưu tập. Tuy nhiên, nhiều người mới còn gặp khó khăn khi trồng loại lan này, sau đây Đặng Gia Trang xin hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoàng thảo trúc mành, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1/ Đặc điểm của hoàng thảo trúc mành

Lan hoàng thảo trúc mành tên khoa học là Dendrobium falconeri, người trong giới gọi ngắn là trúc mành, thuộc họ Phong lan Orchіdaceaе. Mọc ở nơi có bóng rợp và ẩm cao, phía sâu trong rừng như ở núi Ngọc Linh hoặc vùng rừng núi phía bắc Đăk-tô.

Lan trúc mành có thân bụi và dài từ 0,3-1,2m giống như cành liễu buông rủ, trên thân các mắc phồng lên gần giống cây trúc. Rễ cây rất nhỏ (0,2-0,3mm), thường bám dính vào chùm rêu. Mầm non và rễ thường mọc ở các mấu và quấn quanh thân mẹ . Lá mảnh nhỏ, thon dài và rụng đi rất nhanh. Hoa từ 1-3 chiếc trên một mấu đốt, có sắc tím nhẹ làm chủ đạo, sắc độ màu hoa phụ thuộc vào ánh sáng và điều kiện môi trường. Mỗi khi nở hoa đều tỏa mùi thơm ngọt dịu.

2/ Cách nhận dạng hoàng thảo trúc mành

Mọi người thường nhầm lẫn mặc hoa lan trúc mành cùng với lan tam bảo sắc và lan tứ bảo sắc, tuy nhiên nếu để ý kỹ bạn sẽ nhận thấy chúng có đặc điểm khác nhau:

Lan trúc mành có mùa hoa từ tháng 11-1, đường kính hoa tầm 10cm và thời gian hoa nở từ 5-10 ngày. Có từ 1-3 hoa/mắc. Khi hoa nở có họng màu tím đậm được bao quanh là màu vàng và có viền tím ở chóp lưỡi to hơn.

Lan tam bảo thì mùa hoa vào đầu tháng 2-3, đường kính hoa chỉ khoảng 7-8cm và độ bền hoa khoảng 5-7 ngày. Có từ 1-4 hoa/mấu đốt. Điểm nổi bật ở cánh hoa thon dài, lưỡi hoa gần là như hình tròn có 3 thùy, mép lưỡi có viền tua sợi dài màu hồng và phía trong có 2 đốm màu cam.

Lan tứ bảo sắc lại nở rộ vào khoảng tháng 12-2, đường kính hoa từ 5-6cm và hoa nở được từ 20-25 ngày. Có từ 1-2 hoa/mắc. Khi hoa nở, chóp lưỡi có màu tím đậm nhỏ, họng hoa có màu vàng với 2 đốm lớn màu tím ở giữa.

3/Chuẩn bị trồng hoàng thảo trúc mành

3.1 Giống trồng

Dựa vào những đặc điểm môi trường sống ưa ẩm của hoàng thảo trúc mành mà có thể chọn cây giống như sau:

  • Lựa chọn cây có lá xanh tươi, không bị nấm mốc hay khô héo.
  • Cây có bộ rễ nguyên vẹn và gốc nhiều mắt ngủ.
  • Cành thân còn tươi có các đốt khỏe và đều, không bị dập gãy.
  • Nếu tìm hoa chơi tết thì nên chọn cây có hoa nở để chọn được sắc hoa ưng ý, chọn cây to khỏe và nhiều mắt ngủ ở gốc để trồng sau tết.

3.2 Giá thể

Giá thể phù hợp rất quan trọng để lan hoàng thảo trúc mành phát triển tốt. Trúc mành rất ưa ẩm nên dớn là loại giá thể thích hợp nhất, vì khả năng giữ ẩm, thoáng nước tốt và làm rể dễ hô hấp hơn. Có hai loại dớn là: Dớn sợi phù hợp với thời tiết thất thường ở thành phố và dớn vụn thì phù hợp với những khu vực khí hậu lạnh.

4/ Cách trồng hoàng thảo trúc mành

Trồng lan hoàng thảo trúc mành không khó nhưng phải thực hiện đúng kỹ thuật thì cây mới phát triển tốt. Bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Xử lý giống bằng cách cắt bỏ phần già xấu, gãy dập và không còn sức sống. Ngâm cụm lan vào dung dịch kích rễ N3M (pha 20g/1l nước sạch) từ 5-10 phút rồi lấy ra để ráo.

Bước 2: Giá thể được ngâm rửa nhiều lần và ngâm qua nước vôi (hoặc Physan 20SL) trong 3 ngày, để chống nấm bệnh và diệt côn trùng.

Bước 3: Tiến hành ghép cố định gốc lan vào bảng dớn, rồi tưới nước và để ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ. Sau khi cây ra rễ thì chăm sóc bình thường.

5/ Cách chăm sóc hoàng thảo trúc mành

Nên đặt lan hoàng thảo trúc mành ở nơi có ánh sáng và thoáng khí để cây thực hiện quá trình quang hợp và trao đổi chất tốt nhất.

5.1 Ánh sáng

Trúc mành sinh trưởng tốt dưới những tán cây nên nhu cầu ánh sáng chỉ ở mức trung bình từ 50-60%. Cần đặt cây ở nơi đón được ánh nắng buổi sáng từ 3-4 tiếng. Nên có mái che bằng kéo dưới đen để tránh nắng gắt (loại lưới chuyên dụng trồng lan của thái). Nếu giàn lan cao 3,5m thì bạn phải treo lan cao 1,5m so với mặt đất là phù hợp nhất.

5.2 Nước tưới

Lan trúc mành thích ẩm cao 60-80%, vì thế bạn nên áp dụng phương pháp tưới xịt cho cả cây thay vì phun sương như các loại hoàng thảo khác, cũng có thể tưới cây bằng nước vo gạo thay cho nước. Lượng nước tưới giảm dần về thu, duy trì tưới nước mỗi ngày 1 lần vào mùa hè, 3 lần/tuần vào mùa đông.

5.3 Nhiệt độ

Trúc mành được tìm thấy nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp là từ 15,6 – 26,7 độ C vào mùa hè, mùa đông tới 10-21 độ C. Vào cuối thu, nhiệt độ phù hợp để kích thích lan ra hoa phải lạnh dưới 12,8 độ C, nếu không cây sẽ không ra hoa. Tuy nhiên vẫn cần giữ ấm giá thể quanh năm.

Cách trồng hoàng thảo trúc mành

Cách chăm sóc hoàng thảo trúc mành

6/ Bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho lan trúc mành

6.1 Bón phân

Cung cấp dinh dưỡng bằng phân bón tùy vào giai đoạn phát triển của lan hoàng thảo trúc mành.

Thời điểm cây rụng lá (thời gian nghỉ cử), phun phân 20-20-20+TE (1g/2l nước) theo chu kỳ 1 tháng/lần. Đến giai đoạn cây chuẩn bị ra hoa thì 1 tuần/ lần. Sau khi hoa tàn cần tưới phân cho lá để bổ sung dinh dưỡng cho cây phục hồi. Bạn nên phun B1 (1 muỗi cà phê/1l nước) cho gốc lan mới ghép 1 tuần/lần để phát triển rễ mạnh và đến khi cây ổn định thì dừng. Không được bón phân vào mùa đông vì khi bón vào thời gian này cây sẽ chết.

Ngoài ra, nước vo gạo cũng là loại phân tưới tốt, pha loãng và tưới 1 tuần/lần cho cây cung cấp vitamin B1, có thể sử dụng viên nén phân trùn quế SFARM hoặc phân chậm hòa tan cho lan (2-3 tháng thay một lần) rất tiện lợi và đơn giản.

6.2 Phòng trừ sâu bệnh

Trúc mành có thân, lá mảnh nhỏ và bộ rễ bụi nên phải kiểm tra thường xuyên khi chăm sóc cây, để phát hiện sâu bệnh kịp thời.

Phải lựa chọn và xử lý giá thể đúng kỹ thuật nhằm ngăn ngừa nấm bệnh ngay từ đầu.

Khi phát hiện sâu bệnh hại phải điều trị ngay, cắt bỏ phần bị bệnh hoặc phun xịt thuốc chuyên dành cho lan để tránh lây lan tới các nhánh khác.

Nên phun xịt nano bạc hàng tháng để hạn chế nấm.

Các loại sâu bệnh hại chủ yếu là sâu ăn lá, rệp và nấm.

7/ Cách nhân giống hoàng thảo trúc mành

Trúc mành có thân mảnh dẻ nên cách nhân giống hiệu quả và an toàn nhất là tách chiết gốc hay “cắt rễ”. Nếu cây con yếu và rễ già đã bám phủ kính thì nên tách cây ra trồng mới lại hoặc cây mới khai thác nếu vẫn để nguyên rễ già cũ thì sẽ kìm hãm sự phát triển rễ mới. Chuẩn bị giá thể đã xử lý và giữ ẩm như xơ dừa, rêu nước, bảng dớn,…

Gốc trúc mành đã già phải cách cắt phần bị chết, nhưng nên chừa lại khoảng 1cm để gắng cây vào giá thể mới (loại bỏ rễ bị teo tóp, chỉ giữ lại góc có rễ màu trắng, đầu rễ còn xanh). Cắt tỉa gọn gàng hoa và nhánh bị hư gãy,…

Ngâm gốc trúc mành vào dung dịch B1+atonic pha loãng từ 1-2 giờ (sát khuẩn nấm và kích thích ra rễ). Sau khi để ráo thì ghim cố định gốc lan vào bảng giá thể mới bằng dây hoặc dây kẽm, rồi đắp thêm một ít dớn hoặc xơ dừa giữ ẩm. Treo gốc lan mới ở nơi thoáng mát có nắng nhẹ và duy trì tưới phun sương để cấp nước cho cây. Sau 1 tháng rễ mới đã bám chặt vào giá thể và có cây con khỏe mạnh thì bạn nên loại bỏ dây hoặc dây kẽm và chăm sóc bình thường để trúc mành phát triển tốt.

Hy vọng với những kinh nghiệm mà Đặng Gia Trang đã chia sẻ trong bài viết hôm nay thì bạn có thể thành công trồng loại lan hoàng thảo trúc mành và chăm sóc thật tốt để có được một màn hoa vào đầu xuân nhé! Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm:

  • Cách chiết cành hoa hồng thành công đến 99%
  • Cách xử lý lan mới mua về giúp cây sống khỏe mạnh
  • Công dụng, cách trồng và chăm sóc lan thạch hộc
  • Sơn thủy tiên có bao nhiêu loại? Cách trồng và chăm sóc

You may also like