Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Hướng dẫn cách trồng ớt ngũ sắc trong chậu đơn giản

Hướng dẫn cách trồng ớt ngũ sắc trong chậu đơn giản

by Học Làm Vườn
Ớt ngũ sắc không chỉ có hương vị cay nồng mà hương sắc cũng sẽ khiến người người nhìn mê mẩn bởi những chậu ớt bé xinh nhiều màu. Bạn thích trang trí chúng ở phòng khách hay bàn làm việc? Cũng có thể đặt ở phòng bếp, vừa bắt mắt vừa sử dụng được ngay nhỉ? Tuy nhiên, để sở hữu và duy trì cho chậu ớt khỏe mạnh, phát triển tốt thì bạn đã biết bí quyết của Đặng Gia Trang chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1/ Một số đặc tính của cây ớt ngũ sắc

Ớt ngũ sắc(Ornamental pepper) là một biến thể ưu việt của cây ớt thường và được trồng rộng khắp nước ta. Thuộc loại ớt thương phẩm có chất lượng và năng suất cao, với các chùm quả chín mọng đa sắc, từ màu trắng ngà dần chuyển qua vàng rồi đến cam đỏ, cam hoặc tím.

Quả nhỏ dài 5cm, rỗng ruột và có vị cay nồng. Kích thước cây khá nhỏ (30-60cm), mộc thẳng nhiều nhánh xòe rộng và lá mọc so le có màu xanh mướt. Hoa đơn màu trắng, mọc từ nách lá và khả năng đậu trái rất cao, thường nở vào tháng 5-7.

Tùy thuộc khu vực khí hậu mà tỷ lệ màu quả thay đổi khác nhau. Chúng có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa và giúp đào thải mồ hôi làm sạch cơ thể và đề phòng cảm cúm,… Ngoài ra, mẫu hoa chậu ớt ngũ sắc đang rất được ưa chuộng trang trí không gian sông hay nơi làm việc.

2/ Trồng ớt ngũ sắc vào tháng mấy?

Có thể trồng ớt ngũ sắc quanh năm theo nhu cầu của thị trường hoặc theo 3 vụ trông năm”

– Vụ sớm: Gieo hạt tháng 8-9, thu hoạch từ tháng 12-1 dương lịch.

– Vụ chính (Đông Xuân): Gieo hạt tháng 10-11, thu hoạch tháng 2-3 dương lịch.

– Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5, thu hoạch 8-9 dương lịch

3/ Cách trồng ớt ngũ sắc tại nhà

3.1 Chọn hạt giống trồng ớt ngũ sắc

Ớt ngũ sắc dễ nhân giống và có thể trồng bằng cách gieo ươm hạt hoặc trồng cây con.

Nếu sử dụng hạt, thì nên mua ở cửa hàng cây giống hoặc những trang web điện tử uy tín, chất lượng. Lưu ý hạn sử dụng và bao bì không bị rách hay ẩm,…

Đối với cây con thì phải chọn cây từ 3-4 lá thật (10-15cm), thân cứng cáp, khỏe mạnh và phát triển đều, không nhiễm sâu bệnh.

3.2 Chuẩn bị chậu trồng ớt ngũ sắc

Bạn có thể tùy thích chọn kiểu dáng hoặc chất liệu chậu như chậu đất nung, gỗ hoặc thùng xốp, chậu nhựa sẵn có trong nhà. Nhưng để cây sinh trưởng tốt, bạn nên sử dụng chậu có kích thước cân đối với tán cây, chiều cao trên 25cm và phải có lỗ thoát nước tốt.

3.3 Chọn đất trồng ớt ngũ sắc

Ớt ngũ sắc có hệ thống rể tốt nhưng không chịu được úng, nên đất trồng phải đảm bảo độ tưới xốp, giữa ẩm và thoát nước tốt. Có nhiều loại để chọn trên thị trường, trong đó được đánh giá tốt nhất là sản phẩm đất sạch hữu cơ HLV. Loại đất được phối trộn từ nguồn nguyên hiệu 100% hữu cơ sạch và đã qua xử lý vi sinh, tỉ lệ thành phần dinh dưỡng phù hợp với các loại rau quả trồng chậu. 

Mặc khác, bạn cũng có thể tự phối trộn từ các nguyên liệu như: Đất (đất phù sa, đất màu), giá thể (mùn cưa, xơ dừa,…) và phân hữu cơ (phân trùn quế HLV, phân chuồng hoai mục). Sử dụng thêm viên đất nung HLV ở đáy chậu để giúp đất trồng thoát nước tốt hơn. Công thức phối trộn: ½ đất + ¼ xỉ than + ¼ phân hữu cơ. 

3.4 Kỹ thuật gieo trồng ớt ngũ sắc

Hạt giống nên được xử lý trước khi gieo. Ngâm hạt trong nước ấm 40oC (2 sôi: 3 lạnh) trong 3-4 giờ. Tiếp theo vớt ra rửa sạch và đem gieo khi đã ráo khô. Bước này giúp hạt nảy mầm nhanh, cây đều và khỏe.

Nên gieo trồng vào chiều mát để hạt không bị sốc và khô. Sau khi đã xử lý nấm bệnh cho đất trồng thì cho vào ⅔ chậu (cách miệng châu 7-10cm) và tưới ẩm.

Tiến hành xới đất khoảng 0,5cm rồi gieo hạt xuống, sau đó phủ thêm một lớp đất mỏng 1cm. Sau 5-10 ngày hạt sẽ nảy mầm và đến khi cây cao 10-15cm thì có thể tách ra trồng riêng.

Nếu trồng cây con có sẵn, thì dùng xẻng nhỏ đào lỗ vừa với kích thước bầu ươm, nhẹ nhàng đặt cây xuống, giữ cây để lấp đất và phủ lên lớp đất mỏng 1-2cm vào gốc. 

Khi thực hiện xong, bạn nên rải một ít rơm rạ lên mặt đất hoặc quanh gốc cây và dùng vòi hoa sen tưới nhẹ cung cấp độ ẩm cho cây.

Ot Ngu Sac

4/ Chăm sóc cây ớt ngũ sắc

4.1 Ánh sáng

Ánh sáng mặt trời tốt cho sự nảy mầm của hạt và giúp màu sắc quả lên chuẩn hơn. Giai đoạn mới gieo trồng nên đặt chậu ở nơi có nắng nhẹ và để cây từ từ thích nghi. Trong điều kiện thiếu nắng, bạn nên sử dụng ánh sáng hỗ trợ từ đèn điện để đảm bảo cây sinh trưởng bình thường.

4.2 Tưới nước

Đảm bảo tưới đủ nước cho ớt ngũ sắc 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát. Sử dụng vòi hoa sen tưới đẫm là phương pháp tốt nhất, không văng đất lên lá và giúp tiết kiệm nước mà giữ ẩm lâu, còn tăng hiệu quả khi sử dụng phân bón. Mùa mưa nên giảm lượng nước tưới và cần chú ý thoát nước tốt.

4.3 Bón phân

Ớt ngũ sắc cần được bổ sung dinh dưỡng từ phân bón theo định kỳ, để cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Có thể sử dụng phân hữu cơ như phân trùn quế HLV (dạng phân hoặc viên nén) hoặc các loại phân chuồng (phân gà, bò, rác hữu cơ nhà bếp,…) đã được xử lý hoai mục hoặc ủ vi sinh. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Nên kết hợp bón phân vô cơ để cung cấp đủ những chất thiếu thiếu mà cây cần. Tùy vào giai đoạn sinh trưởng mà tỉ lệ các loại phân (phân Urê, Kali, NPK (16-16-8), Calcium nitrat) khác nhau. Ví dụ như:

Đợt 1: 20 – 25 ngày sau khi trồng theo tỉ lệ 4:3:10:2

Đợt 2: Khi ớt đã đậu trái đều theo tỉ lệ 6:5:12:2

Đợt 3: Khi bắt đầu thu trái theo tỉ lệ 6:5:12:3

Đợt 4: Khi thu hoạch rộ theo tỉ lệ 4:4:12:3

4.4 Tỉa nhánh

Ớt ngũ sắc phát triển cao 10-15cm thì bắt đầu tỉa bỏ những cây yếu và chỉ giữ lại mỗi chậu 1-2 cây khỏe nhất. Nên thực hiện cắt tỉa vào lúc nắng ráo và tiếp tục tỉa khi cây cao khoảng 20cm, loại bỏ nhánh thừa, lá héo dưới phân cành để cây phát tán đều và thông thoáng gốc.

4.5 Phòng trừ sâu bệnh

Ớt ngũ sắc cần được quan tâm nhiều đến vấn đề sâu bệnh. Các loại sâu bệnh phổ biến trên ớt ngũ sắc như: Sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ, bệnh thán thư, bệnh héo rũ,…

Nên thường xuyên quan sát để kịp thời phát hiện và có phương pháp phòng tránh cho cây. Dọn cỏ và cắt tỉa, tiêu hủy những phần bị nhiễm bệnh. Sử dụng các loại thuốc sinh học cho cả phòng và trị sâu bệnh như dầu neem 1-2ml/2l phun 1-2 lần/tuần để phòng bệnh hay 5ml/l +5ml nước rửa chén để trị sâu bệnh, phun 2-3 lần/tuần, hoặc chế phẩm sinh học Bio Meta, Nano bạc,… 

Bạn cũng có thể tự làm chế phẩm sinh học từ tỏi, hành tăm, ớt,… phun xịt trực tiếp lên mẫu sâu bệnh hại. Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát để đạt hiệu quả tốt nhất.

5/ Thu hoạch ớt ngũ sắc

Ớt ngũ sắc sử dụng được ở dạng tươi hoặc khô, 35-40 ngày sau khi trổ hoa thì thu hoạch, khi những quả ớt bắt đầu chuyển màu. Dùng kéo cắt cả cuống và tránh làm gãy nhánh. Nếu trông nhiều thì cách 1-2 ngày hái 1 lần và thời gian thu hoạch có thể kéo dài hơn 2 tháng.

Đến cuối bài viết hôm nay thì bạn đã hiểu thêm về cách trồng ớt ngũ sắc trong chậu đơn giản nhất chưa nào? Hãy phản hồi ý kiến cũng như khoe những tâm đắc với Đặng Gia Trang ngay khi thành công nhé! Chúc bạn thành công! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng ớt chuông tại nhà cho trái chuẩn nhà vườn
  • Kỹ thuật trồng xà lách cho trang trại đạt năng suất cao
  • Các trang trại dưa lưới thu quả ngọt khi sử dụng phân trùn quế
  • Kỹ thuật trồng dưa lưới cho trang trại chuẩn nhất

You may also like