Ngày Tết trăm hoa đua nở, nổi bật trong bức tranh sắc màu của Tết là những bông hoa thược dược rạng rỡ khoe sắc. Việc trồng hoa thược dược để chưng Tết từ lâu đã trở nên quen thuộc với chúng ta mỗi độ xuân về. Tuy nhiên để hoa thược dược nở đúng Tết, bạn cần biết thời điểm trồng và cách chăm sóc hợp lý. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng cụ thể qua bài viết sau nhé!
1/ Các giống hoa thược dược hiện nay
Hoa thược dược có nguồn gốc từ Mexico. Hiện nay ở Việt Nam, hoa thược dược có hơn 15 giống phổ biến và được trồng khắp nơi trên cả nước. Các giống này chi làm ba nhóm là:
- Hoa thược dược lùn: chiều cao dưới 40 cm, thích hợp để trồng chậu
- Hoa thược dược trung: chiều cao từ 40 – 80 cm, thích hợp để trồng chậu và trồng cắt cành
- Hoa thược dược cao: chiều cao hơn 80 cm, thích hợp trồng ngoài đất để cắt cành.
2/ Điều kiện ngoại cảnh trồng hoa thược dược
Hoa thược dược là loại hoa ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của hoa từ 15 – 30 độ C
Hoa thược dược ưa ánh sáng trung bình, cây yêu cầu độ ẩm cao nhưng không được ngập úng vì sẽ gây thối rễ trong thời gian ngắn.
3/ Chuẩn bị trồng hoa thược dược
3.1 Thời vụ trồng
Hoa thược dược có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên thời vụ thích hợp nhất là vụ Thu Đông, đây cũng là vụ trồng để hoa nở đón Tết.
3.2 Chậu trồng
Chậu trồng hoa thược dược có thể bằng nhựa, bằng gốm hoặc bằng sứ. Tùy màu sắc và chiều cao của giống hoa mà lựa chọn chậu trồng cho phù hợp. Kích thước chậu trồng cũng là một yếu tố quyết định đến khả năng sinh trưởng và giá trị thẩm mỹ của chậu hoa. Phần đáy chậu phải có từ hơn 5 lỗ để thoát nước tốt.
3.3 Vị trí trồng
Vì là loại hoa ưa ánh sáng vừa phải nên bạn có thể đặt chậu ở sân vườn, ngoài ban công hoặc trên sân thượng nơi có ánh sáng vừa phải chiếu vào.
3.4 Đất trồng
Đất trồng hoa thược dược phải thoát nước tốt và giữ ẩm cao. Phối trộn đất trồng theo công thức sử dụng đất + phân chuồng + xơ dừa với tỉ lệ thích hợp là 1:1:2.
Ngoài công thức trên bạn có thể sử dụng đất sạch đã được xử lý an toàn và phối trộn với tỉ lệ phù hợp với hoa thược dược. Đất sạch HLV là lựa chọn lý tưởng nếu bạn muốn trồng hoa thược dược trong chậu.
4/ Cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết
4.1 Cách trồng hoa thược dược lùn
Hoa thược dược lùn được trồng trong chậu. Cho giá thể đã chuẩn bị vào chậu đến vị trí cách miệng chậu 5 cm, hạn chế cho quá nhiều giá thể vì khi tưới nước giá thể sẽ văng ra ngoài làm hở gốc cây. Có thể trồng 1 cây, 3 cây hoặc 5 cây/chậu tùy kích thước chậu. Nếu trồng nhiều cây bạn cần lưu ý các cây phải cách thành chậu tối thiểu 5 cm để rễ được phát triển tốt nhất.
4.2 Cách trồng hoa thược dược bằng hạt
Bạn nên chọn nguồn hạt giống chất lượng và xử lý hạt giống trước khi gieo để tỉ lệ nảy mầm cao. Tùy vào điều kiện thời tiết mà sau khi gieo từ 7 – 10 ngày hạt sẽ nảy mầm, Có thể đem cây con đi trồng sau 20 – 25 ngày.
Thời gian từ lúc trồng đến khi ra hoa nếu trồng bằng hạt khá lâu nên cách trồng bằng hạt hiện không phổ biến, chủ yếu được sử dụng trong việc lai tạo.
4.3 Cách trồng hoa thược dược bằng củ
Sử dụng củ hoa thược dược để tạo cây con bằng cách cách giâm củ đến khi củ mọc chồi thì tách chồi, dưỡng chồi cho đến khi có từ 3 – 4 lá thật thì có thể đem trồng. Cách dưỡng chồi cũng tương tự như dưỡng cành giâm. Từ một củ giống có thể để tạo đến đến 40 đến 50 chồi.
4.4 Cách trồng hoa thược dược bằng giâm cành, bấm ngọn
Cách trồng hoa thược dược bằng giâm cành sẽ cho thời gian sinh trưởng ngắn nhất, từ 90 đến 100 ngày ngày, cách này cũng đơn giản, dễ làm nhất. Chọn từ cây mẹ cành bánh tẻ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có chiều dài từ 6 – 8 cm để giâm. Cành giâm đạt chuẩn có từ 3 rễ và 3 – 4 lá thật là có thể đem trồng.
5/ Chăm sóc hoa thược dược sau trồng
5.1 Tưới nước
Nước là yếu tố rất quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa thược dược. Có thể chia việc tưới nước theo các giai đoạn sau:
- Giai đoạn 15 – 20 ngày sau trồng: do bộ rễ cây chưa hoàn thiện nên cần tưới 2 lần mỗi ngày vào sáng sớm vào chiều mát để chậu luôn ẩm, độ ẩm trong chậu duy trì từ 75 – 85%
- Giai đoạn cây sinh trưởng ổn định: nếu thời tiết khô ráo thì tưới một lần mỗi ngày. Nếu thời tiết ẩm ướt thì có thể không cần tưới, duy trì độ ẩm trong chậu từ 65 – 70%
5.2 Bón phân
Giai đoạn 15 – 20 và 40 – 45 ngày sau trồng là thời điểm bấm ngọn, tiến hành bón thúc bằng phân trùn quế và đạm cá để cây đủ dinh dưỡng phát triển cành lá, tạo tán.
Giai đoạn 70 ngày sau trồng đến khi hoa nở bạn nên bón thêm 1 – 2 lần dịch chuối để bổ sung Kali cho hoa lên màu đẹp, tươi tắn.
5.3 Phòng trừ sâu bệnh hại trên thược dược
Vụ Thu Đông thời tiết hanh khô nên hoa thược dược ít bị nấm bệnh tuy nhiên vẫn xuất hiện các loài gây hại như nhện đỏ, rệp ống,.. gây xoăn lá, héo lá, làm mất thẩm mỹ chậu hoa.
Để phòng trừ bạn nên ngắt bỏ những lá già héo úa, giữ cho chậu luôn được thông thoáng. Nếu bị gây hại trên diện rộng có thể sử dụng chế phẩm sinh học từ cây neem hoặc chế phẩm rượu tỏi ớt phun qua lá để phòng trừ.
6/ Thu hoạch hoa thược dược nở đúng Tết
Thời gian thu hoạch hoa thược dược nở đúng dịp Tết nguyên đán có thể kéo dài từ ngày 20 tháng Chạp đến giữa tháng Giêng âm lịch. Sản phẩm thu hoạch được là cả chậu hoa hoặc hoa cắt cành. Nếu chăm sóc tốt bạn sẽ có chậu hoa thược dược nở rộ suốt dịp Tết.
7/ Lưu ý cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết
Bí quyết để hoa thược dược nở đúng tết là canh thời điểm trồng và bấm ngọn cho phù hợp với từng kiểu trồng:
- Trồng bằng cây con thời gian sinh trưởng từ 90 – 100 ngày nên bắt đầu trồng từ giữa tháng 9 âm lịch, bấm ngọn 2 lần vào thời điểm 20 ngày và 40 ngày sau trồng.
- Nếu trồng bằng hạt hoặc củ thì thời gian sinh trưởng từ 110 – 140 ngày, do đó bạn cần trồng sớm hơn. Bấm ngọn từ 1 – 2 lần tùy vào sự sinh trưởng của cây.
8/ Vì sao nên chọn đất sạch hữu cơ SFARM trồng hoa thược dược?
Nếu tự phối trộn giá thể thì bạn cần xử lý đất, phân chuồng và xơ dừa trước khi trộn. Việc xử lý giá thể không sạch có thể để lại mầm bệnh, mầm cỏ dại,.. Do đó Đặng Gia Trang mang đến cho bạn lựa chọn an toàn và tiện lợi với sản phẩm đất sạch hữu cơ chuyên dùng cho hoa kiểng. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì đất sạch đã được xử lý và và bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cây thược dược phát triển tốt nhất.
9/ Ý nghĩa của loài hoa thược dược
Tùy vào mỗi màu sắc khác nhau mà hoa thược dược có ý nghĩa vô cùng độc đáo, cụ thể:
- Hoa thược dược màu đỏ: Đây là hoa tượng trưng cho tình yêu ngọt ngào, hạnh phúc vững bền. Bên cạnh đó, hoa thược dược đỏ còn tượng trưng cho nhiệt huyết, đam mê mãnh liệt của tuổi trẻ.
- Hoa thược dược màu trắng: Màu sắc của loài hoa này tượng trưng cho sự trong sáng, thuần khiết và dịu dàng của người con gái.
- Hoa thược dược màu vàng: Tượng trưng cho sự sang trọng, thịnh vượng, mang lại sự giàu sang, phú quý cho gia chủ. Đặc biệt, hoa thược dược vàng cũng mang đến thông điệp “ngập tràn hạnh phúc” nhằm gửi đến các cặp đôi.
- Hoa thược dược màu tím: Tượng trưng cho sự thủy chung, son sắt của tình cảm vợ chồng, trước sau vẫn như một.
- Hoa thược dược màu xanh: Tượng trưng cho niềm hy vọng, những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong tương lai.
10/ Cách cắm hoa thược dược ngày tết
10.1 Cách chọn hoa
- Chọn hoa thược dược đẹp và tươi. Cành hoa thược dược tươi là phải cành dài, mập cành hoa đủ cả bông to vừa, cả nụ và lá non, lá già.
- Lá hoa thược dược phải xanh đều, không bị dập nát và không có lá vàng. Hoa cong nguyên các lớp cánh, cuống hoa phải dài và cứng không mùi hôi.
- Chọn bình cắm hoa thược dược cũng khác với các loại hoa khác. Bình cắm hoa thược dược nên là bình tròn, bình trụ miệng chum hoặc bình miệng loe.
10.2 Cách cắm hoa
Với những người mới cắm thì nên chọn miếng xốp cắm hoa cho đơn giản và vào khuôn. Xốp cắm hoa thược dược nên bơm nước.
Sau khi có xốp chị em nên cắm 4 cành thược dược vào 4 góc của miếng xốp, phải tính toán sao cho 4 cành hoa sẽ như cái neo móc vào miệng bình chính.
Sau khi đã cắm xong 4 bông thì nhấc cả hoa và xốp chuyển sang bình chính. Nhớ là phải nhắc nhẹ nhàng kẻo hỏng bình hoa.
Sau đó đặt miếng xốp vào miệng bình hoa và tiếp tục cắm xen kẽ các cành non và nụ hoa xung quanh miệng bình.
Cuối cùng bạn cắm tiếp theo kiểu xiên cành các bông hoa thược dược còn lại, cắm cân đối đằng trước đằng sau bên trái bên phải.
Cắm hoa thược dược theo cách này vừa đơn giản lại đẹp mắt. Thích hợp với những người mới hoặc tay nghề cắm hoa chưa thành thạo.
10.3 Cách giữ hoa thược dược tươi lâu, cứng cuống
Để giữ được hoa thược dược tươi lâu và cứng cuống bạn cần phải lưu ý những điều dưới đây:
Mua hoa về chưa cắm vội mà phải làm sạch lá và thân bằng cách lấy một xô nước đặt cả bó hoa vào (nhớ là không ngập vào bông) khoảng 30 phút.
Bất cứ hoa nào khi mua về cũng làm như vậy, hoa sẽ hút nước đủ trước khi cắm, lá, thân được làm sạch sẽ không làm cho thối cuống và hôi nước.
Vì người bán chỉ phun nước cho hoa tươi chứ không thể đủ nước, nếu không làm động tác này trước khi cắm thì hoa không được rạng rỡ và tươi mới.
Cho giấm trắng vào bình trước khi cắm hoa: Một trong những cách tốt nhất để giữ hoa tươi lâu là hãy thêm giấm trắng vào bình hoa khoảng một phút trước khi cắm.
Giấm trắng và nước hoạt động như một chất xúc tác để ngăn chặn những bông hoa bị héo úa sau ngày thứ ba.
Thêm đường vào bình hoa: Thêm một muỗng canh đường vào bình hoa sẽ làm cho hoa tươi lâu hơn vì đường giúp gia tăng quá trình quang hợp. Nhưng một bất lợi của mẹo này là nó thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể thử giữ hoa tươi lâu bằng cách này.
Cho vào lọ cắm hoa một ít nước chè nguội. Bằng cách này, bạn có thể giữ hoa tươi được 7 ngày.
Vừa rồi, Đặng Gia Trang đã chia sẻ với bạn cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết. Dịp Tết năm nay bạn hãy tự trồng cho vườn nhà mình những chậu hoa thược dược xinh xắn bạn nhé. Tin rằng với những thông tin trên bạn sẽ trồng thành công. Nếu có bất cứ thắc mắc nào xin liên hệ Hotline 0902.652.099 để được tư vấn.
HLV.vn
*Xem thêm:
- Cách trồng hoa nhài trong chậu tươi tốt quanh năm
- Cách giâm cành hoa giấy ra rễ tua tủa
- Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc hoa giấy đúng kỹ thuật
- Cách trồng cúc họa mi chi tiết từ A đến Z