Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Hoa ngọc thảo – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà

Hoa ngọc thảo – Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc tại nhà

by Học Làm Vườn

Ngọc thảo loài hoa làm say đắm lòng người với hình thái bắt mắt, mang nhiều ý nghĩa tốt lành, may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Việc sở hữu một chậu hoa ngọc thảo tươi tắn, sinh động trong nhà đang là mong muốn của rất nhiều người. Vậy bạn có muốn thử trồng? Hãy để Đặng Gia Trang hướng dẫn cách trồng hoa ngọc thảo bằng cành siêu dễ tại nhà qua bài viết dưới đây nhé !

1/ Ý nghĩa của hoa ngọc thảo

– Ý nghĩa trong cuộc sống

Với vẻ đẹp diu dàng cùng màu sắc đa dạng, tươi tắn ngọc thảo mang giá trị thẩm mỹ cao cho không gian làm việc, quán cafe, nhà hàng và trong gia đình…Hoa giúp chủ nhân có một tinh thần thoải mái, vui tươi, lạc quan, suy nghĩ trở nên tích cực hơn.

Ngoài ra, ngọc thảo còn phản phất nét đẹp truyền thống tượng trưng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt. Mỗi màu sắc hoa lại mang đến những cảm nhận khác nhau không hề lòe loẹt mà rất bình dị, gần gũi. Hoa còn mang nhiều ý nghĩa khi dành để tặng nhau trong mối quan hệ vợ chồng, giữ ông bà với con cháu đều thể hiện điềm tốt lành, chúc phúc cho người được nhận.

– Ý nghĩa hoa ngọc thảo theo phong thủy

  • Trong phong thủy ngọc thảo tương trưng cho sự may mắn, điều tốt đẹp sẽ đến với chủ nhân. Mỗi màu hoa là một ý nghĩa riêng biệt:
  • Ngọc thảo trắng là hiện thân của sự thuần khiết, trong sáng.
  • Ngọc thảo đỏ tượng trưng cho niềm đam mê, tài lộc.
  • Ngọc thảo vàng cam là sự xuất hiện của một sinh khí mới.
  • Đặt ngọc thảo tím trong nhà là một sự may mắn.
  • Ngọc thảo vàng mang đến không khí ấm cúng, vui tươi…

Hoa Ngoc Thao (2)

2/ Đặc điểm của hoa ngọc thảo

2.1 Đặc điểm hình thái

Chiều cao của ngọc thảo chỉ khoảng 16cm – 65cm, thân thảo có nhiều nước, màu xám xanh, nhánh xum xuê tỏa ra đủ hướng. Rễ dạng chùm ăn nông và rộng. Lá có kích thước bé dài 13cm rộng 4cm, màu xanh đậm, có răng cưa. Lá hình mũi mác hơi nhọn phía đầu, gân màu xanh nhạt dạng lông chim.

Màu sắc hoa ngọc thảo rất đa dạng như: đỏ, tím, trắng, hồng…Nếu là hoa đơn cấu trúc có 5 cánh, xếp đan xen, khi nở hoa sẽ bung bông và dàn hàng. Còn hoa kép các cánh và hoa hơi nghiêng và vồng cầu bao lại khi nở trông giống hoa hồng. Mùa hoa ngọc thảo thường bắt đầu vào tháng 6-8 hàng năm. Hạt hoa ngọc thảo hình nửa cầu kết hợp với tròn, có xu hướng dễ tách vỏ quả.

2.2 Điều kiện sinh trưởng

Ngọc thảo rất dễ trồng, nhanh ra hoa. Từ khi bắt đầu trồng đến hoa nở từ 60 – 65 ngày. Ngọc thảo ưa bóng, không thể thích nghi với điều kiện nắng nóng, nhiệt độ lý tưởng từ 25 – 31 độ C. Khi trồng chỉ cần đảm bảo đất đủ ẩm không cần tới nhiều nước. Có thể bắt đầu trồng cây trong mọi thời gian của năm, miền Bắc nên trồng vào mùa thu là lý tưởng nhất

2.3 Phân loại hoa ngọc Thảo

Ngọc thảo chia làm 3 loại: hoa đơn, kép và bán kép. Màu sắc hoa rực rỡ như: đỏ, cam, vàng, tím, trắng, hồng, kem…Thạch thảo đơn có 5 cánh, hoa xếp trên mặt phẳng rìa như lượn sóng; ngọc thảo kép trông giống những bông hoa hồng tý hon cuộn xoáy cực đẹp.

Hoa Ngoc Thao (3)

3/ Chuẩn bị trồng hoa ngọc thảo

3.1 Đất trồng

Đất trồng hoa ngọc thảo phải đảm bảo độ tơi xốp và thoát nước tốt. Bạn có thể trộn theo tỷ lệ sau: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 mụn dừa đã qua xử lý: 2 trấu hun nguyên cánh. Để tiết kiệm thời gian và công sức thì đất sạch chuyên dùng cho hoa kiểng HLV là sự lựa chọn lý tưởng.

3.2 Chậu trồng

Tùy vào mục đích sử dụng và sở thích có thể chọn các loại chậu có kích cỡ, màu sắc, chất lượng cho phù hợp. Tuy nhiên, nên chọn chậu có lòng sâu trên 15 cm, kích thước lớn khi đó cây sẽ phát triển tốt, hoa bền đẹp hơn. Có các dạng chậu thường thấy như: hình chữ nhật, bồn gỗ, chậu tròn, trồng dưới gốc cây. Cũng có thể trồng bằng chậu treo để ở hiên nhà, ban công, cửa sổ… tạo điểm nhấn cho không gian thêm phần sinh động.

3.2 Giống

Giống cây ngọc thảo bạn có thể lựa chọn như: ngọc thảo đơn, ngọc thảo kéo mix nhiều màu, mai địa thảo…Hạt giống có thể tìm mua tại các cửa hàng uy tính và chất lượng trên thị trường.

4/ Cách trồng hoa ngọc thảo bằng cành

Ngoài trồng ngọc thảo bằng hạt, có thể tiến hành giâm cành để nhân giống cây. Bạn lựa chọn một số cành khỏe, độ dài khoảng 4cm – 5cm tỉa bớt lá chỉ chừa một ít trên đỉnh đầu để cây tập trung ra rễ.

Chuẩn bị giá thể: có thể dùng đất cát, 100% mụn dừa, sử dụng mụn dừa trộn với phân trùn quế, giá thể chuyên dụng để giâm cành hoặc phối trộn theo công thức: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 trấu hun: 2 mụn dừa.

Tiến hành giâm: ghim các cành đã được chọn vào giá thể vừa chuẩn bị, sau đó tưới ẩm nước. Những ngày tiếp theo, kiểm tra độ ẩm đất để kịp thời bổ sung nước trung bình có thể tưới 1 lần/ngày. Để cây vào chỗ mát không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Sau 15 – 20 ngày tiến hành đem ra chậu trồng.

Thời gian lý tưởng để trồng là vào lúc chiều mát. Cho đất đã chuẩn bị vào chậu hoặc bồn cách miệng 4cm – 5cm, trước khi trồng cần tưới ẩm cho đất. Nhẹ nhàng đặt cây vào tránh làm đứt rễ, vỡ bầu gây tổn thương cây. Lấp một lớp đất mỏng nơi cổ rễ, không trồng quá sâu cây sẽ dễ bị thối gốc, ấn nhẹ để cố định. Sau khi trồng để cây ở chỗ thoáng mát khoảng 10 – 15 ngày cho cây ổn định, làm quen với môi trường mới.

Hoa Ngoc Thao (4)

5/ Cách chăm sóc hoa ngọc thảo

5.1 Tưới nước

Ngọc Thảo chỉ ưa ẩm nhẹ, không thích nhiều nước nên chú ý chế độ nước cho cây, nếu dư ngọc thảo sẽ bị thối thân. Trời nắng mạnh nên tưới 2 lần/ngày lúc sáng sớm và chiều tối. Nếu nắng nhẹ hoặc độ ẩm cao tưới 1 lần/ngày, khi mưa nhiều khoảng 3-4 ngày tưới 1 lần.

Mùa đông ít nắng 2-3 tuần tưới 1 lần, chỉ tưới vừa đủ ẩm không nên tưới đẫm nước. Khi đã tưới quá nhiều nước có thể 1-2 ngày sau tưới lại. Nên tưới bằng bình xịt hoặc ô doa, chỉ tưới xung quanh bồn cây. Không tưới trực tiếp vào cánh hoa hoặc gốc để tránh dập hoa và bệnh thối thân.

Khi mưa nên để ngọc thảo vào nơi khô ráo tránh mưa trực tiếp, nếu trồng ngoài đất phải tiến hành che chắn cho cây. Mùa nắng kiểm tra độ ẩm của đất bằng cách dùng một đũa tre chọc thẳng xuống đất và rút lên, nếu đũa ướt thì không cần tưới còn đũa khô tiến hành bổ sung nước cho cây. Điều này sẽ tránh tình trạng bạn lầm tưởng bề mặt đất nhanh khô nhưng thật sự đất bênh dưới vẫn còn độ ẩm.

Hoa Ngoc Thao

5.2 Bón phân

Khi trồng được 15 – 20 ngày, nên tiến hành bón phân trùn quế cho cây. Sau đó định kỳ 2 tuần 1 lần bổ sung thêm phân, nên tưới nước nhẹ khi bón để giữ ẩm và cây hấp thu chất dinh dưỡng tối ưu. Chú ý bón vào lúc trời mát tránh trưa nắng dễ làm chết cây do xót phân.

5.3 Phòng trừ sâu bệnh

Ngọc thảo thường bị các loài sâu ăn lá và đục thân tấn công. Vì vậy, cần quan sát cẩn thận trong quá trình trồng và chăm sóc cây. Ngoài ra, ngọc thảo còn dễ bị thối thân khi mưa nhiều, dấu hiệu nặng nhất là đốm đen trên thân xuất hiện lúc này nên nhổ bỏ cây. Cần lưu ý đặt cây ở nơi thông thoáng có thể hạn chế sâu bệnh hại.

Vào mùa đông cây thường rụng hết lá chỉ còn cành và thân mọng nước. Lúc này có thể tiến hành cắt tỉa cây, sau đó di chuyển cây tới chỗ râm mát hơn để ngọc thảo cho ra bộ lá và hoa đẹp hơn.

Không nên tưới nhiều nước sẽ dễ gây ngập úng tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm phát triển nhiều và lan rộng. Cần chú ý quan sát để sớm phát hiện bệnh. Nếu cây có dấu hiệu như: bị héo, khô, sâu ăn lá…tiến hành cắt tỉa ngay. Thường xuyên cắt tỉa lá cành để cây thoáng và phát triển tốt hơn.

Mong rằng sau bài viết này bạn đã có cho mình một số kiến thức khi trồng hoa ngọc thảo cho vườn nhà. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Top 9 loại rau trồng tháng 12 cho thu hoạch cực sai!
  • Hoa ngũ sắc: Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
  • Cách trồng hoa Mẫu đơn tuyệt đẹp, tỏa hương thơm ngát
  • Hoa loa kèn – Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng hoa loa kèn

You may also like