Home Kiến thức cơ bảnGiốngHoa Hoa móng rồng – đặc điểm và cách chăm sóc hiệu quả

Hoa móng rồng – đặc điểm và cách chăm sóc hiệu quả

by Học Làm Vườn

Hoa móng rồng sở hữu mùi hương đặc biệt và ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp, được nhiều người yêu thích và chọn làm cây cảnh trang trí.

Ý nghĩa cây sen đá móng rồng và cách trồng, chăm sóc hiệu quả

Vậy ý nghĩa đó là gì?

Cách trồng và chăm sóc hoa móng rồng có khó không?

Hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.

Đặc điểm cây hoa móng rồng

Hoa móng rồng có tên khoa học là Artabotrys hexapetalus, là một loài thực vật có hoa thuộc họ Mãng cầu (Annonaceae), cùng họ với hoa hoàng lan. Cây có nguồn gốc từ các nước châu Phi, tại Việt Nam cây còn được gọi là dây công chúa.

Hoa móng rồngHoa móng rồng

Về đặc điểm, hoa móng rồng là cây thân gỗ với kích thước trung bình, cây cao khoảng 5m, có thể cao hơn trong môi trường thích hợp ngoài tự nhiên.

Dù chiều cao khiêm tốn nhưng cây vẫn rất um tùm nhờ phân chia tán nhiều và rộng, vỏ màu xanh, khi già chuyển màu nâu xám.

Lá cây khá lớn, mọc so le, dài khoảng 15cm với hình thuôn dài, nhọn về 2 đầu. Lá có màu xanh thẫm, hơi dày, bề mặt và mép nhẵn, các đường gân mờ.

Hoa móng rồng có vẻ đẹp rất độc đáo, hoa có màu vàng, được tạo thành từ 6 cánh dài, cong và nhọn. Khi nở sẽ tạo hình giống móng vuốt, bởi vậy mới có tên là móng rồng.

Đặc biệt, khi nở hoa móng rồng toả ra mùi hương giống mùi mít chín, rất quyến rũ và dễ chịu.

Quả của hoa móng rồng có dạng bầu dục, mọc thành chùm, bề ngoài tương tự như quả cau. Quả cũng có mùi thơm, khi chín ăn được, chuyển màu nâu khi về già.

Về đặc tính sống, hoa móng rồng có tốc độ sinh trưởng trung bình, là loài ưa sáng, chịu được bóng bán phần, ưa ẩm, chịu úng kém, sinh trưởng tốt trong môi trường khắc nghiệt.

Cây có thể nhân giống bằng quả hoặc giâm cành.

Công dụng cây hoa móng rồng

Công dụng thường thấy nhất của hoa móng rồng vẫn là làm cây cảnh. Các vị trí trồng cây rất đa dạng, nếu cây lớn bạn có thể trồng làm cây công trình, dọc vỉa hè, công viên, bệnh viện, trường học, khu nghỉ dưỡng hay khu đô thị để tạo cảnh quan.

Các cây nhỏ hơn bạn có thể trồng trong chậu, trang trí sân vườn, làm giàn leo, trang trí cổng, tường rào. Nhiều nghệ nhận còn tạo dáng bonsai cho hoa móng rồng để tăng tính thẩm mỹ và giá trị cho cây.

Hoa móng rồng thường được trồng làm cảnhHoa móng rồng thường được trồng làm cảnh

Ngắm nhìn hoa nở rực rỡ và ngửi mùi hương dễ chịu cũng là một cách để giải toả căng thẳng, cải thiện tinh thần rất hiệu quả.

Tinh dầu chiết xuất từ hoa móng rồng cũng mang đến tác dụng thư giãn đầu óc và làm đẹp rất tốt.

Không chỉ vậy, các bộ phận của hoa móng rồng cũng được biết đến là các vị thuốc rất tốt cho sức khoẻ.

Theo nhiều ghi chép Đông Y, rễ và quả móng rồng có tác dụng sát trùng, thanh nhiệt, giải độc, chữa tắc kinh, trị trúng gió, chữa đau nhức xương, trị bệnh tràng nhạc

Lá và vỏ quả có thể sử dụng để trị các bệnh tim mạch, huyết áp, giãn cơ, chống sốt rét…

Rất nhiều công dụng tuyệt vời phải không nào.

Ý nghĩa hoa móng rồng

Không chỉ là một cây cảnh đẹp và nhiều công dụng, cây hoa móng rồng còn được yêu thích nhờ ẩn chứa nhiều ý nghĩa.

Cụ thể, cây hoa móng rồng đại diện cho tinh thần mạnh mẽ, không ngại khó khăn. Dáng đứng hùng dũng tượng trưng cho khí chất của người quân tử, hình dáng bông hoa nhìn như vuốt rồng dũng mãnh.

Ngoài ra, hoa móng rồng mỗi khi nở lại mang ý nghĩa mang về may mắn, tài lộc cho gia chủ.

Hoa móng rồng tượng trưng cho tinh thần dũng mãnhHoa móng rồng tượng trưng cho tinh thần dũng mãnh

Trồng và chăm sóc hoa móng rồng

Nhờ khả năng sinh trưởng tốt trong môi trường khắc nghiệt, quá trình trồng và chăm sóc hoa móng rồng không có gì quá phức tạp.

Chuẩn bị đất trồng

Bạn có thể chọn đất gì cũng được, nhưng để cây con dễ sinh trưởng thì tốt nhất là đất thịt pha cát.

Tất nhiên bạn cần trộn thêm xơ dừa, mùn và phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng và khả năng thoát nước cho cây.

Chậu trồng hay bầu ươm cũng phải có lỗ thoát nước phía dưới, đề phòng ngập úng.

Nhân giống

Như đã thông tin ở trên, ta có thể nhân giống hoa móng rồng bằng quả hoặc giâm cành, trong đó giâm cành được ưa chuộng hơn bởi cây dễ sống và sinh trưởng nhanh.

Đầu tiên ta chọn cành bánh tẻ, không có dấu hiệu sâu bệnh, cắt một nhánh khoảng 15cm. Nhúng cành vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào phần đất đã chuẩn bị từ trước, tưới đẫm nước.

Che chắn cẩn thận, duy trì độ ẩm cho đất, khoảng 10 ngày là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới. Bạn tiếp tục chăm sóc, khi cây đạt chiều cao khoảng 30cm thì có thể trồng ra đất hoặc chuyển vào chậu.

Tưới nước

Đối với cây nhỏ, bạn nên duy trì tần suất 2 – 3 lần tưới mỗi tuần, mỗi lần tưới chỉ cần đủ ẩm đất là được. Khi cây đã trưởng thành thì số lần tưới càng giảm đi, có khi mỗi tuần chỉ cần tưới 1 lần là đủ. Hoặc nếu trời nắng gắt thì bạn kiểm tra, thấy đất khô thì tưới thêm cho cây.

Cây đã lớn không có nhu cầu nước quá nhiềuCây đã lớn không có nhu cầu nước quá nhiều

Dinh dưỡng

Phân bón cho hoa móng rồng có phức tap hơn một chút, bởi muốn cây tập trung dinh dưỡng vào lá và hoa thì bạn nên bón phân ít ni-tơ. Tần suất bón phần thì khoảng 3 tháng 1 lần, có thể bón thúc thêm vào giai đoạn hoa sắp nở.

Ánh sáng

Là loài ưa sáng, tất nhiên bạn nên trồng cây hoa móng rồng ở những nơi thông thoáng, nhiều ánh sáng. Tuy vậy khi cây còn nhỏ thì bạn nhớ che chắn mỗi khi nắng quá gắt nhé, tới khi cây lớn thì càng nhiều ánh sáng cây càng phát triển tốt.

Phòng trừ sâu bệnh

Hoa móng rồng là một trong những loài có khả năng kháng bệnh tốt nhất, nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề sâu bệnh. Thi thoảng cây có gặp tình trạng sâu đục thân, bạn cố gắng phát hiện sớm và trị là được.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên cắt tỉa để tránh việc dáng cây quá cao lớn, khiến hoa nở ít đi. Hãy tập trung vào hoa để có được một cây cảnh đẹp.

Trên đây là những thông tin cơ bản về hoa móng rồng, hãy tham khảo ngay để tự tay trồng và chăm sóc một cây, trang trí không gian sống nhé.

Chúc bạn thành công.

You may also like