Đối với người yêu hoa, hoa lan Thiên Nga quá đỗi quen thuộc, mang vẻ đẹp rực rỡ mà bí ẩn. Và dần trở thành dòng lan được ưa chuộng bởi đặc tính dễ trồng và dễ chăm sóc. Nếu bạn là người mới trong bộ môn này và muốn sở hữu cho mình chậu lan Thiên Nga rực rỡ, mà vẫn chưa biết cách trồng chuẩn xác nhất. Đặng Gia Trang sẽ giúp bạn giải quyết lo lắng này.
1/ Đặc điểm hoa lan Thiên Nga – Cycnodes
1.1 Đặc điểm sơ lược
Lan Thiên Nga thường được trồng bằng củ tách từ cây mẹ hoặc cắt những mắt ở thân cây để nhân giống nếu đủ điều kiện chăm sóc. Hoa nở rộ từ tháng 10 đến tháng 1 dương lịch.
Thuộc loại rễ chùm, đầu rễ thường có màu trắng hoặc màu tím nhạt. Rễ lan Thiên Nga có khả năng phân nhánh mạnh, bám vào các vật liệu để phát triển.
Thân lan Thiên Nga có hình dạng như điếu xì gà, mọc lên từ gốc, có chiều cao trung bình 25 – 45cm, màu xanh nhạt và các gân trắng chạy dọc theo thân.
Lá lan Thiên Nga thuộc loại lá đơn, thường mọc đối xứng nhau, có thể dài đến 45cm. Gân lá to và dài, lá màu xanh đậm hoặc vàng xanh.
Hoa lan Thiên Nga rất đa dạng về màu sắc, đặc biệt có hương thơm nồng nàn và giảm dần từ sáng đến tối. Cần hoa và hoa thường mọc ở đầu ngọn, cần hoa hình chùm, rủ xuống đất. Mỗi cần có khoảng 15 – 30 hoa, đường kính hoa trung bình 4 – 7cm. Tùy vào điều kiện sinh trưởng , độ bền hoa dài ngắn khác nhau, dao động 7 – 12 ngày.
1.2 Một số loại lan Thiên Nga
Lan Thiên Nga đen nổi bật với màu đen quý phái và huyền bí. Hoa thường nở vào mùa xuân, đặc biệt cành hoa xuất hiện khi giả hành rụng lá và gần như còn trơ trụi. Độ dài cành hoa khoảng 25cm, có 8 – 25 hoa trên mỗi cành hoa.
Lan Thiên Nga xanh: Đây là màu lan khá mới lạ, mới nở có màu xanh và chuyển dần sang màu vàng nhạt, lan Thiên Nga xanh cũng nở vào mùa xuân như những loại khác và mang hương thơm đặc trưng.
2/ Cách trồng cây hoa lan Thiên Nga – Cycnodes
2.1 Các loại giá thể trồng
Điều kiện quan trọng đối với giá thể là cần phải sạch, đã loại bỏ hết mầm bệnh. Các loại giá thể thích hợp trồng lan Thiên Nga: Vỏ thông, xơ dừa, sỏi nhỏ,…
2.2 Tách cây ra khỏi chậu cây mẹ
Lấy cây mẹ ra khỏi chậu, rửa sạch bầu đất và để ráo nước khoảng 5 phút. Sau đó dùng dao tách cây ra lầm nhiều củ nhỏ, cắt bỏ những lá hư hại hoặc rễ bị khô. Bôi vôi hoặc keo liền sẹo vào những vết cắt hoặc những chỗ bị dập.
Để ngăn chặn tối đa nấm bệnh tấn công vào chỗ bị thương, bạn nên phun 1 lần thuốc trị nấm rồi mới đem đi trồng vào chậu.
Cách trồng lan thiên nga
2.3 Tiến hành trồng vào chậu
Tùy vào dáng củ mà có cách đặt vào chậu khác nhau, có thể đặt đứng hoặc để nằm, sao cho củ nổi lên trên, không gây thối củ.
Cũng như trồng các loại lan khác, cần cố định thân lan, hạn chế sự cọ xát của giá thể vào rễ lan, dẫn đến thui rễ, cây kém phát triển.
Lan Thiên Nga dễ trồng và thích nghi với nhiều loại giá thể khác nhau, thường dùng vỏ thông với sỏi nhỏ bởi đặc tính nhẹ và thoát nước tốt. Lưu ý giữ ẩm, kích thích rễ mau phát triển bám đất, mọc cành mới nhanh chóng.
3/ Cách chăm lan Thiên Nga sau trồng
3.1 Nước
Tưới nước rất quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của lan Thiên Nga, tưới 2 lần/ngày vào những ngày nắng gắt, trời nắng nhẹ không mưa tưới 1 lần/ngày.
Bên cạnh đó, cần phải xem xét đến độ giữ nước của giá thể để tưới lượng nước cho phù hợp.
Lưu ý không tưới quá mạnh gây dập lá, tổn thương cây, có thể dẫn dụ virus gây bệnh cho cây. Khuyến khích sử dụng bình phun sương tưới nước cho cây.
3.2 Ánh sáng
Lan Thiên Nga có khả năng chịu nắng rất tốt, nhưng cần che chắn bớt ánh sáng để lan phát triển tối ưu.
Đối với cây con mới trồng, cần 20% ánh nắng tự nhiên. Khi cây đã khỏe mạnh, phát triển tốt, cần lượng ánh nắng trung bình, lượng chiếu sáng khoảng 3 giờ/ngày là đủ nhu cầu.
3.3 Nhiệt độ
Lan Thiên Nga thích hợp trồng ở nhiệt độ 24 – 30 độC. Nếu nhiệt độ quá cao, sử dụng máy phun sương để tăng độ ẩm, giảm nhiệt.
3.4 Bón phân
Bắt đầu bón phân khi bộ rễ lan đã phát triển khỏe mạnh. Có thể bón phân qua lá định kỳ hàng tuần hoặc sử dụng các loại phân bón chậm tan để tiết kiệm thời gian và đạt hiệu quả tốt. Bạn hãy tham khảo phân trùn quế dạng viên nén chậm tan dành cho lan tại SFARM, cung cấp dinh dưỡng đều đặn, giúp rễ phát triển nhanh chóng.
3.5 Phòng trừ sâu bệnh
Phun thuốc phòng bệnh định kỳ hàng tháng. Nếu vào mùa mưa, phun thuốc hàng tuần để ngăn ngừa bệnh hiệu quả. Đặc biệt, nhận thấy trời sắp mưa bão lâu ngày tiến hành phun trước để ngăn chặn bệnh tấn công vườn lan.
3.6 Chăm sóc giai đoạn nghỉ ngơi
Sau khi hoa tàn cắt bỏ cành hoa giúp tập trung dinh dưỡng nuôi cây, đây là giai đoạn để lan nghỉ ngơi.
Nhẹ nhàng đưa lan ra khỏi chậu, cắt bỏ lá và rễ hư, sau đó đặt cây lại chậu và treo lên. Đặt nơi râm mát khoảng 2 tháng, tưới nước 1 tuần/lần để giả hành không bị khô.
Cây mọc giả hành mới sau 2 tháng, bắt đầu tưới B1 đều đặn cho cây, khi giả hành cao khoảng 10cm, đem cây trồng vào giá thể.
Bón phân: Cây con bắt đầu bám rễ nhiều, bón phân NPK 20 – 20 – 20 hàng tuần cho cây hoặc bón phân cá 1 tháng/lần. Kế tiếp cắt bỏ ⅔ thân già, chừa lại ⅓ để cây con bám vào phát triển.
Khi cây con cao khoảng 12cm, thân già vẫn còn mắt ngủ, tiến hành tách riêng thân già và nhân giống tiếp. Để cây con phát triển tự do trên giá thể mới.
Trong giai đoạn nghỉ ngơi đặt chậu cây nơi râm mát, hạn chế ánh sáng mặt trời, tốt nhất là đặt dưới bóng râm.
Vậy là Đặng Gia Trang đã hướng dẫn cho bạn chi tiết cách trồng và chăm sóc lan Thiên Nga chuẩn xác nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trồng lan Thiên Nga thật thành công. Chúc bạn may mắn! Mọi đóng góp và thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
HLV.vn
*Xem thêm:
- Nguyên nhân gây bệnh thối nhũn trên phong lan và cách phòng trị hiệu quả
- Hoa phong lan bị vàng lá, nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách trồng và chăm sóc lan cẩm báo đầy đủ nhất
- Bật mí cách trồng lan càng cua xanh tốt rực rỡ