Home Kiến thức cơ bảnGiốngHoa Hoa lan cẩm cù – ý nghĩa và cách chăm sóc siêu đơn giản

Hoa lan cẩm cù – ý nghĩa và cách chăm sóc siêu đơn giản

by Học Làm Vườn

Lan cẩm cù mang vẻ đẹp độc đáo nhiều màu sắc, được nhiều người yêu thích và chọn làm cây cảnh trang trí khuôn viên nhà.

Các loại lan vanda, cách trồng và chăm sóc hiệu quả

Không chỉ vậy, hoa cẩm cù còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Hãy cùng tìm hiểu về loài hoa này qua bài viết dưới đây nhé.

Tổng quan về lan cẩm cù

Cẩm cù có tên khoa học là Hoya carnosa, là một loài thực vật có hoa xuất xứ từ khu vực Đông Á và Australia, sau đó lan ra nhiều nước. Tại Việt Nam, lài hoa này có tới khoảng 40 loài trải dài từ Bắc vào Nam, tập trung nhiều nhất ở Miền Trung.

Mặc dù được gọi là hoa lan, nhưng Cẩm cù không liên quan gì tới các loại phong lan mà thuộc chi Cẩm cù (Hoya), họ Dừa cạn (Apocynaceae), chung họ với hoa hồng anh, hoa dừa cạn hay hoa đại.

Lan cẩm cùLan cẩm cù

Về đặc điểm, lan cẩm cù là loài dây leo, thân mềm dẻo, chiều cao của cây phụ thuộc vào giàn leo nhưng trung bình khoảng 4 – 7m.

Thân cây có màu xanh, về già hơi chuyển sang nâu chạt, dọc thân có các đốt nhỏ, từ đó mọc ra rễ và phát triển ra dây mới.

Lá cẩm cù cũng có màu xanh thẫm, tùy loài mà có hình trái tim hoặc bầu dục, mọc đối xứng, bề mặt và mép trơn, lá khá dày và mọng nước.

Cẩm cù có thể nở hoa quanh năm, nở nhiều lần trong một năm. Hoa nở từ nách lá, mỗi bông hoa gồm 5 cánh tỏa hình ngôi sao, nhụy hoa có màu sắc vô cùng đẹp mắt, hoa nở theo chùm, các bông hoa tạo thành chùm hình bán cầu cuốn hút.

Không chỉ đẹp, hoa cẩm cù còn đặc biệt được yêu thích nhờ mùi hương dễ chịu, mỗi lần nở có thể tồn tại tới 2 tuần.

Hoa lan cẩm cù đẹp và có mùi hương dễ chịuHoa lan cẩm cù đẹp và có mùi hương dễ chịu

Các loại lan cẩm cù phổ biến tại Việt Nam

Về sinh trưởng, lan cẩm cù sinh trưởng nhanh, sống lâu năm, là loài ưa sáng, ưa ẩm, chịu úng kém. Cây có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, giâm lá, trong đó phương pháp giâm cành, lá được lựa chọn nhiều hơn nhờ ưu điểm cây dễ sống, sớm ra hoa.

Như đã thông tin, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 40 loài cẩm cù, trong đó phổ biến và được yêu thích nhất là những loài sau:

Lan cẩm cù trái tim: đây có thể nói là loài được yêu thích nhất hiện nay nhờ vào những chiếc lá to dày và có hình dạng trái tim độc đáo. Hoa có 5 cánh màu trắng phần nhụy nâu đỏ và ra hoa quanh năm.Lan cẩm cù rừng: đây là loài hoa được tìm thấy trong tự nhiên, tuy không có vẻ ngoài đa dạng và bắt mắt bằng các loại lan cẩm cù nhân tạo, nhưng đổi lại các cây hoa cầm cù rừng có sức sống mãnh liệt, chống chọi sâu bệnh tốt.Lan cẩm cù Hoya Kerrii: loài này còn được gọi là lan cẩm cù thạch, cây sở hữu những chiếc lá xanh với viền mép màu trắng. Hoa màu đỏ nhuộm nâu, kết thành chùm và không có mùi.

Ý nghĩa của hoa cẩm cù

Những chùm hoa cẩm cù có dạng cầu, là biểu tượng cho sự tròn đầy, viên mãn, sum vầy, đại diện cho tình cảm yêu thương trong gia đình.

Trong phong thủy, hoa cẩm cù còn được cho là có thể mang về tài lộc, may mắn cho gia chủ, giúp cuộc sống, công việc thuận lợi.

Hoa đại diện cho sự viên mãn, sum vầyHoa đại diện cho sự viên mãn, sum vầy

Công dụng của hoa lan cẩm cù

Với vẻ ngoài đa dạng, thân leo có thể phù hợp với nhiều địa hình, lan cẩm củ được nhiều người yêu thích và trồng như một loại cây cảnh sân vườn.

Hoa được trồng chủ yếu ở tường rào, trang trí cổng chào, giàn leo sân vườn hay ban công.

Bạn cũng có thể trồng cây trong chậu treo và đểu các sợi thân buông rũ, cũng rất cuốn hút và đẹp mắt.

Không chỉ có tác dụng làm cảnh, hoa lan cẩm cù còn thường được tận dụng để hỗ trợ điều trị một số bệnh như viêm phổi nhẹ, viêm phế quản, viêm kết mạc…

Rất nhiều công dụng tuyệt vời phải không nào.

Lan cẩm cù được trồng làm cảnhLan cẩm cù được trồng làm cảnh

Cách nhân giống và trồng lan cẩm cù

Lan cẩm cù là loài có khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh nên quá trình nhân giống và trồng tương đối dễ. Dưới đây là một vài bước bạn có thể tham khảo qua.

Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng cho lan cẩm cù không cần phải quá màu mỡ, nhưng phải đảm bảo được độ tơi xốp và khả năng thoát nước.

Nếu không thể mua đất trồng từ các đại lý, bạn có thể tự chuẩn bị tại nhà bằng cách dùng đất vườn trộn thêm với phân chuồng hoại mục, xơ dừa, mùn trấu.

Nếu trồng hoa trong chậu, bạn nên sử dụng châu đất nung, dọc chậu cần có lỗ thoát nước đầy đủ để tránh ngập úng gây thối rễ.

Nhân giống

Như đã thông tin ở trên, chúng ta có thể nhân giống lan cẩm cù bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, giâm lá.

Nhân giống lan cẩm cù bằng hạt:

Hạt giống được thu từ những cây đã ra nhiều đợt quả, quả phải chín già, chắc khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh hay côn trùng cắn phá.

Sau khi chuẩn bị được hạt giống, bạn ngâm vào nước vài tiếng để hạt nở và dễ nảy mầm hơn.

Tiếp đó gieo hạt giống lên luốn hay vào khay ươm chuyên dụng, rải lên trên một lớp đất mỏng rồi tưới nước để duy trì độ ẩm hàng ngày. Để khay ươm ở nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ, sau khoảng 2 – 4 tuần là hạt sẽ nảy mầm, tiếp tục chăm sóc tới khi cây đạt chiều cao 20 – 30cm thì tách ra trồng riêng.

Nhân giống lan cẩm cù bằng cành, lá:

Phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm như tỉ lệ sống cao, cây con sinh trưởng nhanh, ra hoa sớm nên được nhiều người sử dụng.

Trên những cây mẹ to khỏe, bạn chọn ra những cành mập mạp, không sâu bệnh, sau đó cắt một đoạn khoảng 15 – 20cm, có 3 – 4 đốt, tỉa bớt lá để tránh thoát nước. Nếu giâm lá thì chọn những lá to, bản dày.

Nhúng cành hoặc lá vào dun dịch kích rễ, sau đó cắm vào chậu hay bầu đất đã chuẩn bị từ trước, tưới nước để duy trì độ ẩm, đặt chậu ươm ở nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ, chỉ sau 2 tuần là cành hay lá sẽ bén rễ và sinh trưởng thành cây mới.

Tiếp tục chăm sóc tới khi cây đạt kích thước 20 – 30cm thì tách ra trồng riêng.

Nhân giống lan cẩm cùNhân giống lan cẩm cù

Trồng cây cẩm cù

Sau khi tách khỏi chậu ươm, bạn đào hố ở vị trí mong muốn sau đó bón lót một ít phân chuồng hoại mục, đặt cây xuống rồi lấp đất lên, nén chặt, tưới đẫm nước ở lần đầu tiên. Bạn có thể phủ một ít rơm ở gốc để giữ ẩm.

Nếu trồng trong chậu thì đổ đất vào một nửa chậu sau đó mới cho cây con vào, sau đó lấp đất lại ngang miệng chậu, nén chặt và tưới đẫm nước.

Cách chăm sóc hoa lan cẩm cù

Có khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh, bạn không phải tốn quá nhiều công chăm sóc hoa lan cẩm cù. Đưới đây là một vài bước cơ bản.

Nước tưới

Cẩm cù là loài ưa ẩm nhưng vẫn có khả năng chịu hạn tốt, do đó bạn không cần phải tưới nước cho hoa quá nhiều. Phù hợp nhất là 2 – 3 lần mỗi tuần nếu thời tiết trung bình, nếu trời nắng nóng thì tăng lên mỗi ngày 1 lần, mưa thì không cần tưới.

Thời điểm tốt nhất để tưới hoa là vào sáng sớm hoặc chiều tối. Mỗi lần tưới chỉ làm đủ ẩm đất, hạn chế để nước đọng trên bề mặt lá bởi cây không chịu được ngập úng.

Ánh sáng

Là loài ưa sáng, bạn nên trồng lan cẩm cù ở những nơi thông thoáng, có ánh sáng mặt trời, như vậy cây mới sinh trưởng tốt và ra hoa đẹp, màu sắc cũng tươi tắn hơn.

Nếu bạn trồng trong chậu treo và đặt trong nhà thì mỗi tuần nên cho cây ra phơi nắng sớm vài tiếng để kích thích cây quang hợp.

Đảm bảo đủ ánh sáng cho hoaĐảm bảo đủ ánh sáng cho hoa

Dinh dưỡng

Khi cây mới trồng và đang giai đoạn phát triển, cứ định kỳ khoảng 2 tháng một lần, bạn bón bổ sung các loại phân giàu nitơ cho cây.

Vào thời điểm cây trưởng thành và sắp ra hoa thì bạn chuyển qua bón các loại phân giàu phốt pho.

Nếu hòa phân vào nước và tưới cho cây, như vậy sẽ giúp khả năng hấp thu tốt hơn.

Cắt tỉa và phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình chăm sóc, bạn nên thường xuyên cắt tỉa cành già yếu, hư thối, vừa tạo không gian để cành mới phát triển, tạo sự thông thoáng, vừa phòng trừ sâu bệnh.

Các bệnh mà lan cẩm cù thường mắc phải có thể kể đến như rệp sáp, nhện phấn trắng, bệnh nứt gốc… do đó bạn nên thường xuyên vệ sinh gốc, rắc vôi để làm sạch đất. Đối với rệp, nhện phấn trắng thì có thể loại bỏ bằng tay nếu tình trạng nhẹ, nặng thì mua thuốc về phun để trừ tận gốc.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong về cây hoa lan cẩm cù rồi, một bông hoa đẹp, hình dáng đa dạng, lại dễ trồng, dễ chăm sóc, còn chờ gì nữa mà không tô điểm không gian sân vườn bằng một bụi lan cẩm cù tuyệt đẹp.

Chúc bạn thành công.

You may also like