Home Kiến thức cơ bảnGiốngHoa Hoa địa lan – cách trồng và chăm sóc giúp hoa nở đẹp dịp Tết

Hoa địa lan – cách trồng và chăm sóc giúp hoa nở đẹp dịp Tết

by Học Làm Vườn

Địa lan được xem là một loài hoa quý hiếm, không những vậy còn mang nhiều ý nghĩa và công dụng tuyệt vời.

Tử la lan – loài hoa mang vẻ đẹp quyến rũ, đa sắc màu

Để hiểu hơn về loài phong lan này và có cách chăm sóc hiệu quả hơn, chúng ta hay cũng tham khảo những thông tin về hoa địa lan dưới đây nhé.

Tổng quan về hoa địa lan

Địa lan gồm nhiều loại thực vật có hoa, có đặc điểm tương tự nhau thuộc chi Lan kiếm (Cymbidium), họ Lan (Orchidaceae). Loài hoa này có nguôn gốc từ miền Tây Nam Trung Quốc, sau đó nhờ được yêu thích mà du nhập vào nhiều nước, trong đó có Việt Nam.

Hoa địa lanHoa địa lan

Là một loài thân thảo sống lâu năm, hoa địa lan có chiều cao trung bình khoảng 0.5 – 1m, phần thân hay giả hành ngắn và nằm sát mặt đất, phình to, mọng nước. Phía dưới là bộ rễ có dạng hình trụ, cũng khá to và mập, mềm, phát triển nhanh.

Lá của địa lan có màu xanh thẫm, bề mặt và mép nhẵn, cuống dạng bẹ ôm sát thân, thuôn dài, đuôi nhọn, chiều dài tùy thuộc vào từng loài. Các lá mọc đối xứng, ôm lấy nhau và vươn thẳng sau đó xòe ra 2 bên, mỗi bẹ lá thường được ghép từ 6 – 10 lá đơn xếp vào nhau.

Hoa địa lan nở thành chùm dài, có khoảng 10 – 12 bông trải đều trên một phát hoa mọc từ giả hành. Dù có nhiều loài khác nhau, nhưng hầu hết các loài địa lan đều dạng hoa bướm, cấu tạo đơn giản gồm 3 đài hoa, 3 cánh hoa và 1 nhị cái, nhụy đài giống như cánh hoa.

Kích thước hoa địa lan không quá lớn nhưng chùm hoa dày và nhiều màu sắc đa dạng, rực rỡ, thỏa sức cho bạn lựa chọn. Hiện nay, phổ biến nhất vẫn là các loại địa lan đỏ, địa lan trắng, tím và vàng… Hoa có thể sống trong vòng 1 – 2 tháng.

Địa lan có nhiều màu hoa đa dạngĐịa lan có nhiều màu hoa đa dạng

Sau khi hoa tàn, địa lan cũng ra quả dạng quả sóc, hình bầu dục dài khoảng 1 – 2cm, lớn hoặc nhỏ hơn tùy mỗi loài. Bên trong là nhiều hạt với kích thước nhỏ, khi quả chín thì nứt dọc và hạt sẽ tung ra ngoài.

Về đặc tính sống, địa lan sinh trưởng nhanh, sống lâu năm, ưa sáng, ưa ẩm, chịu úng kém, thường nở hoa vào dịp Tết. Hoa thường được nhân giống bằng cách tách bụi.

Ý nghĩa của hoa địa lan

Không chỉ được yêu thích bởi vẻ đẹp rực rỡ và quyến rũ, hoa địa lan còn được biết đến là một loài hoa mang nhiều ý nghĩa.

Đầu tiên, địa lan được xem như biểu tượng của vẻ đẹp, tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái, nét đẹp thanh lịch.

Ngoài ra, loài địa lan vàng và địa lan đỏ còn thường được trang trí như một loại hoa Tết, với ý nghĩa giúp gia chủ gặp nhiều may mắn, tài lộc, thuận lợi trong năm mới.

Loài hoa này mang nhiều ý nghĩa tích cựcLoài hoa này mang nhiều ý nghĩa tích cực

Công dụng của địa lan

Là một loài hoa đẹp và ý nghĩa, không lạ khi hoa địa lan được ưa chuộng để trồng làm cảnh, trang trí không gian sống.

Người ta chủ yếu trồng địa lan trong chậu trang trí sân vườn, những chậu lớn có thể đặt trong nhà như một cây nội thất, trang trí ban công, tiểu cảnh…

Đặc biệt vào dịp Tết, ngoài trang trí các loại hoa quen thuộc như hoa mai, hoa huệ, hoa ly… nhiều người cũng trang trí hoa địa lan để mong muốn một năm mới nhiều may mắn, thuận lợi.

Cây thường được trồng làm cảnhCây thường được trồng làm cảnh

Địa lan còn được ứng dụng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, nước hoa, làm đẹp.

Những bụi địa lan um tùm còn có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, giúp bạn có môi trường sống lành mạnh hơn.

Thật nhiều công dụng hữu ích và tuyệt vời đúng không nào.

Cách trồng hoa địa lan

Hoa địa lan chủ yếu được trồng trong chậu đặt dưới đất, nên quá trình chọn giá thể và trồng cũng hơi khác so với các loại phong lan khác như hoàng lạp, lan cẩm báo hay lan dendro…

Chuẩn bị đất trồng

Nếu không có điều kiện mua đất trồng chuyên dụng ở các đại lý, bạn có thể sử dụng hỗn hợp bao gồm bùn ao hồ phơi khô, phân chuồng hoại mục, xơ dừa, vỏ trấu với tỉ lệ 3-3-2-1, sau đó trộn thêm ít phân trùn quế và vôi bột.

Trộn đất xong bạn ủ ở nơi thoáng mát khoảng 2 tuần, tiếp đó phơi khô 1 tuần để khử hết mầm bệnh.

Chậu trồng bạn có thể sử dụng đa dạng, chậu nhựa, chậu đất nung, chậu gỗ đều được, nhưng phải lưu ý về kích thước, không quá to hay quá nhỏ so với kích thước bụi hoa, đặc biệt là phải có lỗ thoát nước.

Cách trồng hoa địa lan

Sau khi tách cây hoa con ra khỏi bụi và chuẩn bị đầy đủ đất trồng, chậu trồng, bạn tiến hành các bước để trồng hoa địa lan.

Làm sạch chậu sau đó đổ đất vào một nửa diện tích chậu, tiếp đó đặt cây địa lan con vào, để thân già vào trung tâm và hướng thân trẻ ra miệng chậu để hoa được cân đối.

Lấp đất lại cho tới khi gần tới miệng chậu thì dừng, ấn nhẹ để nén đất, cố định vị trí hoa. Phủ lên phía trên 1 lớp vỏ trấu để giữ ẩm.

Tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, đặt chậu hoa ở nơi thoáng mát, có ánh sáng nhẹ, tiếp tục chăm sóc để hoa phát triển và ra hoa.

Trồng hoa địa lanTrồng hoa địa lan

Cách chăm sóc hoa địa lan

Hoa địa lan có khả năng thích nghi tốt, lại sinh trưởng nhanh nên quá trình chăm sóc không có gì quá phức tạp. Để hoa nở to đẹp thì dưới đây là những điều bạn cần lưu ý.

Tưới nước

Là loài ưa ẩm nhưng địa lan lại không chịu được ngập úng, do đó bạn cần duy trì độ ẩm ở mức vừa phải. Tần suất tưới nước cũng tùy thuộc nhiều vào thời tiết, tốt nhất là 2 – 3 lần mỗi tuần.

Bạn cứ tưới khi nào thấy đất vừa đủ ẩm thì dừng, không tưới quá nhiều có thể gây thối rễ, đặc biệt là giai đoạn địa lan sắp nở hoa.

Nếu trồng với số lượng lớn, việc chuẩn bị một hệ thống tưới phun sương cho giàn hoa lan sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều công sức.

Ánh sáng

Là loài ưa sáng, bạn nên đặt chậu địa lan ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tiếp xúc nhiều với ánh sáng như sân vườn, ban công, hiên nhà.

Nếu đặt chậu trong nhà thì nên chọn những vị trí như giếng trời, gần cửa sổ…

Còn không, mỗi tuần bạn có thể mang chậu hoa ra ngoài khoảng vài tiếng để kích thích cây quang hợp, sau đó lại mang vào nhà.

Đặt địa lan ở nơi thoáng mátĐặt địa lan ở nơi thoáng mát

Bón phân

Vào giai đoạn mới trồng, địa lan cần phát triển thì bạn bón cho cây những loại phân giàu đạm với tỉ lệ phân và nước là 1:3, cứ 2 hoặc 3 tuần thì bón một lần.

Khi cây đã lớn thì nên cân bằng dinh dưỡng hơn, tập trung bón các loại phân hữu cơ, vô cơ như NPK, kali, canxi…

Thời điểm bón phân tốt nhất là vào buổi chiều, không bón phân khi trời quá lạnh bởi hoa không thể hâp thu được, gây lãng phí.

Phòng trừ sâu bệnh

Địa lan ít khi gặp sâu bệnh, tuy vậy, nếu thời tiết và chăm sóc không phù hợp thì cây vẫn có thể gặp các bệnh như sâu rầy, rệp, thối rễ…

Nếu tình trạng nhẹ, bạn chỉ cần thay đổi môi trường sống cho phù hợp, chú ý độ ẩm, ánh sáng, loại bỏ sâu hại bằng tay, cắt bỏ rễ, nhánh thối úa.

Tình trạng nặng thì bạn nên liên hệ các đại lý để được tư vấn, lựa chọn thuốc phù hợp về trị.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những thông tin về hoa địa lan rồi. Hãy trang trí không gian sống bằng một vài chậu địa lan tuyệt đẹp nhé.

You may also like