Home Kỹ thuật trang trại Hiệu quả đáng kinh ngạc từ cây phân xanh trong canh tác hữu cơ

Hiệu quả đáng kinh ngạc từ cây phân xanh trong canh tác hữu cơ

by Học Làm Vườn

Trong canh tác hữu cơ, để bảo vệ đất cũng như tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển, người canh tác cần áp dụng nhiều biện pháp tự nhiên kết hợp. Trong đó, trồng cây phân xanh đã và đang là phương hướng được nhiều người trồng tin tưởng áp dụng. Để hiểu rõ hơn về những lợi ích không thể ngờ tới của cây phân xanh, xin mời các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

1/ Cây phân xanh được hiểu như thế nào ?

Cây phân xanh” bao gồm sự phối trộn các thành phần khác nhau của bất kỳ cánh đồng hoặc cây làm thức ăn cho gia súc thành thể hợp nhất trong đất với mục đích là cải tạo đất khi nó còn xanh hoặc ngay sau khi chúng ra hoa.

Cây phân xanh dễ trồng, phát triển nhanh và mạnh. Cây thường được trồng luân canh, cứ một vụ trồng cây trồng chính lại một vụ trồng cây phân xanh, khi cây phân xanh được cày vùi vào trong đất sẽ làm tăng độ màu mỡ cho đất.

Không nên để cây có hạt rồi mới vùi vào đất, vì lúc này hạt cây phân xanh có thể mọc gây cản trở quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng chính. Ngoài việc được sử dụng làm phân bón cho cây trồng, các loài cây phân xanh còn được dùng để làm cây phủ đất, cây che bóng, cây giữ đất chống xói mòn, cây cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu của đất. Nguyên liệu để làm phân xanh thường là các cây cỏ dại, cây thảo mộc, lá xoan, cây họ đậu…

cay-phan-xanh-2

Cây phân xanh có thể là cây thảo mộc hàng năm, hai năm hoặc lâu năm được trồng thuần hoặc trồng hỗn hợp trong suốt hoặc từng thời kỳ trong năm.

Tại châu Âu, thường dùng những rau họ cải như mù tạc, cải dầu, cây họ đậu như đậu cánh chim, đậu tằm, đậu răng ngựa hoặc cỏ ba lá, cỏ họ hòa thảo và các loài khác như hướng dương,… để làm phân xanh.

Tại Việt Nam thường dùng những cây xanh như các cây họ đậu, lạc dại (cỏ đậu), bèo hoa dâu, bớp bớp, keo dậu, lục lạc sợi, điên điển, lục bình, dã quỳ, đậu triều, …Ngoài ra còn có lúa miến sorghum, cây kê millets,… Trong đó cây xanh được dùng phổ biến nhất cho các cây lâu năm và hàng năm là lạc dại (cỏ đậu).

2/ Hiệu quả mang lại

  • Rễ của chúng xâm nhập vào đất, làm đất tơi hơn và gắn kết dinh dưỡng trong đất giúp chúng không bị rửa trôi.
  • Chúng ngăn cản cỏ dại, bảo vệ đất khỏi xói mòn và ánh nắng trực xạ.
  • Nếu sử dụng các cây họ đậu, nó giúp cố định đạm từ khí quyển vào trong đất
  • Một số cây phân có thể được sử dụng như các cây làm thức ăn khô cho gia súc hoặc thậm chí cung cấp thực phẩm tiêu dùng cho con người (như quả, hạt đậu đỗ).
  • Tăng hàm lượng chất hữu cơ và đạm cho đất. Thực tế, thân, lá cây xanh cung cấp cho đất mỗi héc-ta 15 – 30 tấn chất xanh, tức khoảng 3 – 4 tấn chất khô tạo mùn cho đất, có tác dụng cải tạo lý tính và hóa tính cho đất, giúp đất cát bớt rời rạc, do đó tăng cường tính giữ nước, giữ phân của đất. Bảo vệ đất khỏi bị xói mòn bởi nước trong các trận mưa bão lớn.
  • Cây cải tạo tầng canh tác, trồng và cày vùi cây phân xanh không những làm tăng chất hữu cơ và đạm cho tầng canh tác mà còn làm phong phú thêm lân, canxi, magiê…
  • Tăng cường khả năng trao đổi cation (CEC) làm giảm sự thất thoát dưỡng chất qua các tầng của đất. Các ion mang điện dương như bồ tạt hay vôi sẽ được “giữ lại” bởi các phần tử hữu cơ có trong đất.
  • Trồng cây phân rất hiệu quả, nó giúp duy trì và cải thiện cơ cấu đất cho loại đất mịn vùng nhiệt đới.
  • Hạ nhiệt độ của đất đồng thời làm tăng số vi thực vật trong đất.
  • Cung cấp lượng không nhỏ chất hữu cơ trong đất từ đó gia tăng lớn các hoạt động của các vi sinh trong đất. Chính nhờ sự gia tăng hoạt động sinh học có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh có trong đất và thiệt hại mà bệnh gây ra.
  • Ngoài ra, Cây lúa miến (sorghums), cây kê (millets) có hệ thống rễ sâu và rộng cho phép chúng thu nhặt được các dưỡng chất bị thất thoát bên dưới vùng rễ của các cây rau. Các dưỡng chất này được tái sử dụng và đem lên mặt đất trở lại khi các cây phân xanh được chôn vùi và phân hủy trong đất.

3/ Cách sử dụng cây phân xanh hiệu quả?

  • Cắt ngắn lá cày vùi trực tiếp vào đất. Đây là cách đơn giản, thuận tiện, ít tốn công.
  • Ủ hoai mục phần thân, lá của cây rồi mới tiến hành bón cho cây trồng. Cách này thường áp dụng với trường hợp thời kỳ thu hoạch cây phân xanh không trùng với vụ làm đất gieo trồng.
  • Sử dụng cây phân làm thức ăn gia súc để lấy phân thải ra. Đây là cách có hiệu quả kinh tế cao song phải chọn loại cây phân xanh thích hợp khẩu vị của gia súc và giàu dinh dưỡng hết sức quan trọng.

cay-phan-xanh

4/ Một số lưu ý khi trồng cây phân xanh

  • Nhu cầu nhân lực để làm đất, gieo hạt, cắt cây và hợp nhất chúng vào đất. Ở đâu có số thiết bị giúp đỡ sẵn có ít nhất thì ở đó nhu cầu nhân lực cao nhất.
  • Nếu cây được trồng xen với cây trồng chính, chúng cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng.
  • Khi vật liệu thực vật già hoặc thô được phối trộn vào đất, đạm có thể bị thu hồi lại tạm thời và vì thế cây trồng không thể sử dụng được
  • Nếu thức ăn và khoảng cách không đáp ứng đủ nó có thể trồng như cây lương thực thích hợp hơn là trồng như cây phân và tái sinh các tàn dư cây trồng hoặc trồng xen canh một loại cây phân xanh với cây trồng chính.
  • Lợi ích của cây phân xanh có thể thấy suốt cả một thời gian dài và không phải lúc nào cũng nhìn thấy lợi ích của nó ngay lập tức.

Hướng đi trong tương lai của nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đòi hỏi cần có sự áp dụng linh hoạt của nhiều phương pháp tái tạo bền vững. Trong đó, cây phân xanh sẽ là một trong những yếu tố quan trọng. Để tối đa hóa được lợi ích từ phân xanh đối với canh tác hữu cơ, người sản xuất cần hiểu rõ, chọn đúng loại và trồng đúng cách để đạt được hiệu quả cao nhất.

HLV.vn

*Xem thêm:

  • Biện pháp cải tạo độ phì cho đất
  • 8 yếu tố quan trọng nhất mà đất trồng hữu cơ cần có
  • Đất và độ phì của đất trong nông nghiệp hữu cơ
  • 9 loại cây trồng giúp cải tạo đất hiệu quả
  • Đất – chìa khóa vàng trong canh tác nông nghiệp hữu cơ

You may also like