Tình trạng ô nhiễm môi trường luôn là một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận cả nước. Có thể nói, các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã góp phần không nhỏ cho hiện trạng đáng buồn này. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai.
Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang hướng tới ngành nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững. Để hạn chế việc sử dụng phân hóa học, thuốc BVTV – một trong những nguyên nhân gây thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường sống, ảnh hưởng tới sức khỏe con người, các loài động, thực vật. Dần dần tập quán canh tác của người dân đều có xu hướng chuyển sang sử dụng phân hữu cơ – organic – phân trùn quế kết hợp với vi sinh. Đó là giải pháp cho nền nông nghiệp nước nhà.
Chắc hẳn nhiều bạn cũng thắc mắc có nhiều loại phân hữu cơ như vậy, tại sao lại chọn phân trùn quế kết hợp với vi sinh mà không phải phân hữu cơ khác. Sau đây Đặng Gia Trang sẽ cùng phân tích cho các bạn rõ hơn nhé!
Tại sao phải sử dụng phân trùn quế kết hợp với các vi sinh vật (VSV)?
Phân hữu cơ thì rất đa dạng, nhưng dòng mà có thể cải tạo đất hiệu quả, lưu giữ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, tăng hiệu suất sử dụng phân bón, góp phần bảo vệ môi trường, an toàn cho con người, thì phân trùn quế là lựa chọn được nhiều người tin dùng.
Với điểm vượt trội, chứa trứng và kén trùn mà chỉ duy nhất loại phân trùn quế mới có, nhờ có nó mà đất trở nên màu mỡ, tơi xốp, giàu dinh dưỡng, giữ ẩm tốt hơn. Thường ông bà ta có câu, “ở đâu có trùn đất ở đó mới tốt”. Trong tự nhiên đất đã có sẵn trùn rồi, nên khi ta cung cấp cho đất thêm thì đất sẽ được cải thiện cấu trúc, dinh dưỡng, đảm bảo không xói mòn, bạc màu, ổn định tính chất bền lâu cho đất. Nếu bạn sử dụng phân trùn quế lâu dài, ngoài việc đất trồng không cạn kiệt dinh dưỡng mà cây trồng cũng tốt lên nói riêng và nền nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững nói chung.
Thêm một điểm cộng cho phân trùn quế nữa là chúng ta không cần ủ hay xử lý hoai mục nên rất tiết kiệm thời gian và chí phí, bón nhiều cũng không gây hiện tượng “sốc” phân hay chết cây.
Rễ cây là nơi hấp thụ dinh dưỡng chủ yếu, nên bạn cần chăm sóc rễ cây cho thật tốt. Phân trùn quế giúp rễ cây ổn định, phát triển tự nhiên, chống chịu được các sâu bệnh làm hại cây vì có chứa các VSV phân giải lân, đạm, cellulose, các acid Humid, Fulvic.
Có phải nhiều bạn nhận thấy công dụng phân trùn quế đã tốt rồi tại sao lại cần bổ sung thêm vi sinh làm gì nữa đúng không? Liệu kết hợp với nhau có tốt hơn không thì đây sẽ là câu trả lời cho bạn: Dùng phân trùn quế đã tốt rồi, nhưng bạn muốn hiệu quả hơn thì nên kết hợp thêm vi sinh để có được kết quả vượt mong đợi.
Dưới đây sẽ giải đáp cho chúng ta: Vi sinh là gì? Có bao nhiêu dạng? Công dụng ra sao? Và cách kết hợp với phân trùn quế để đem lại hiệu quả tốt nhất?
Vi sinh hay vi sinh vật là gì?
Đó là những sinh vật đơn bào hoặc đa bào nhân sơ hoặc nhân thực có kích thước rất nhỏ, chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. VSV có 2 dạng: VSV có lợi và VSV có hại. Nhưng Đặng Gia Trang sẽ chỉ đề cập đến VSV có lợi cho cây trồng, vì:
- Cây trồng rất cần các VSV có lợi để phân giải các chất dinh dưỡng cho cây trồng hấp thụ ngay và dễ dàng.
- Sau khi được bổ sung vào môi trường đất trồng trọt, các vi sinh vật sẽ hoạt động và sản sinh ra các chất dinh dưỡng mà cây trồng sử dụng được (N, P, K, …) hay các hoạt chất có hoạt tính sinh học giúp cải tạo đất, phòng trừ sâu bệnh và nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Thông qua việc bón phân vi sinh chúng ta đã cung cấp vào trong đất các vi sinh vật phân giải đạm, lân có tác dụng như những nhà máy sản xuất phân đạm, phân lân ngay trong đất để trực tiếp cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Sử dụng phân vi sinh có thể thay thế được lượng phân đạm và phân lân từ 50 – 100% tuỳ theo từng loại cây trồng. Hơn thế khi sử dụng phân vi sinh nông sản không bị nhiễm độc, lượng độc tố NO3 tồn đọng trong sản phẩm giảm đáng kể. So với phân hoá học, đặc biệt là phân urê thì giá phân vi sinh rẻ hơn do đó hiệu quả thu được cũng cao hơn.
Hiện nay có nhiều chủng VSV dùng trong sản xuất phân bón vi sinh. Dựa theo phân loại VSV và tính năng sử dụng, trên thị trường có các loại phân bón vi sinh chủ yếu sau: phân bón vi sinh cố định đạm, phân giải lân, phân giải silicat, ức chế VSV gây bệnh, phân giải cellulose, sinh chất kích thích sinh trưởng thực vật,…
Cái khó của phân bón vi sinh là lựa chọn đúng loại VSV để tạo ra hiệu quả cho cây trồng. Vì vậy, tùy vào giai đoạn phát triển cây mà lựa chọn phân bón vi sinh thích hợp bón cho cây.
Phân vi sinh là gì?
“Phân vi sinh” hay “phân bón vi sinh” là loại phân bón được dùng phổ biến hiện nay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bản chất phân vi sinh là những chế phẩm trong đó có chứa các loài vi sinh vật sống, có ích cho cây trồng đã được tuyển chọn, sử dụng bón vào đất hoặc xử lý cho cây để cải thiện hoạt động của VSV trong đất nằm ở vùng rễ cây.
Nhờ đó, phân bón vi sinh giúp tăng cường cung cấp các chất dinh dưỡng từ đất cho cây trồng, cung cấp chất điều hòa sinh trưởng, các loại men, vitamin có lợi cho các quá trình chuyển hóa vật chất, cung cấp kháng sinh để giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu các loại sâu bệnh hại, góp phần nâng cao năng suất, phẩm chất nông sản và tăng độ màu mỡ của đất.
Việc kết hợp PHÂN TRÙN QUẾ & PHÂN VI SINH sẽ mang lại hiệu quả tối đa cho cây trồng?
Trong phân trùn quế có chứa các VSV đối kháng bệnh khác nhưng không có chứa nấm đối kháng Trichoderma nên việc bổ sung phân vi sinh – chế phẩm Trichoderma sẽ giúp tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh của cây trồng lên gấp đôi.