Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng cây kim ngân lượng đẹp như ý

Đặc điểm, ý nghĩa và cách trồng cây kim ngân lượng đẹp như ý

by Học Làm Vườn

Từ lâu kim ngân lượng vẫn được biết đến với vẻ đẹp đài cát, quý phái và sang trọng. Nhiều người muốn sở hữu loại cây này trong nhà không chỉ để trang trí, mà còn mang giá trị phong thủy riêng biệt. Vậy cây có đặc điểm, ý nghĩa gì? Và cách trồng cây kim ngân lượng đẹp như ý ra sao? Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1/ Nguồn gốc của cây kim ngân lượng

Tên khoa học: Ardisia Crenata

Thuộc họ: Anh Thảo (phân nhánh Myrsinaceae của họ Primulaceae)

Tên gọi khác: Châu Sa Kim, Trọng Đũa, Bách Lượng Kim, San Hô, Đại La Tán, Berry Giáng Sinh, Cơm Nguội, Mắt Gà Mái…

Kim ngân lượng xuất hiện ở nước ta khoảng năm 1800, có tài liệu cho thấy cây xuất xứ từ Đông Á. Tuy nhiên, lại một số khác khẳng định kim ngân lượng được du nhập từ Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Loài Ardisia dạng bụi cao 2m – 3m, nhiều loại là cây thuốc quý. Nhưng Kim ngân lượng trồng trong nhà là cây cảnh nhỏ, chỉ cao khoảng 30cm – 100cm.

2/ Đặc điểm của cây kim ngân lượng

2.1 Đặc điểm hình thái

Kim ngân lượng sẽ dễ gây ấn tượng ngay cái nhìn đầu tiên bởi đặc điểm bên ngoài nổi bật. Trọng đũa là cây thân gỗ, dạng bụi nhỏ, phân nhiều nhánh ở tầng quả không phải tầng gốc. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục, thuôn nhọn ở hai đầu, màu xanh đậm, bóng và dày, viền có răng cưa.

Hoa màu hồng nhạt, kết thành chùm dày tạo từng tần xinh xắn, hương thơm rất dễ chịu. Quả kim ngân lượng non có màu xanh nhạt, khi chín sẽ chuyển sang đỏ tươi, hình tròn cở bằng viên bi, mọng nước và sáng bóng. Quả kết thành từng chùm sum xuê, nổi bật giữa màu xanh của lá rất bắt mắt.

2.2 Điều kiện sinh trưởng

Kim ngân lượng là cây lâu năm sức sống rất bền bỉ, hầu như có mặt trên khắp thế giới, ưa nắng và thích thời tiết ấm áp, tuổi thọ thuộc dạng trung bình cao. Cây có chiều cao tầm 30cm-100cm. Hoa kim ngân lượng thường nở khoảng từ tháng 4 đến tháng 5 hàng năm. Quả giữ rất bền, từ khi đậu quả đến quả rụng khoảng 4-5 tháng, chín khoảng vào tháng 9-12 hàng năm.

3/ Ý nghĩa của cây kim ngân lượng

3.1 Trong đời sống

Kim ngân lượng vốn dĩ là loài mọc dại được biết đến như cây thuốc quý trong Đông Y. Sau một thời gian thuần hóa, trọng đũa trở thành cây cảnh có giá trị thẩm mỹ cao được nhiều người ưa thích. Nhờ đặc điểm hình thái ấn tượng, đẹp mắt cây được dùng trang trí phòng làm việc, nhà hàng, bàn học, bàn làm việc, phòng họp…Ngoài ra, kim ngân lượng còn là món quà được nhiều người lựa chọn để tặng nhau nhân dịp khánh thành, khai trương hay tân gia.

Với lá màu xanh lục đậm, quả chín đỏ tươi, sáng bóng tạo thành nhiều nhánh, tầng rủ xuống. Kim ngân lượng giúp tinh thần thêm tươi vui, phấn chấn, tạo nhiều năng lượng tích cực cho chủ nhân. Đồng thời, cây cũng hấp thụ khói bụi giúp không khí trở nên trong lành hơn.

3.2 Trong phong thủy

Kim ngân lượng cái tên mang ý nghĩa chiêu tài lộc, tiền bạc, phú quý cho gia chủ. Mỗi dịp năm mới, cây được tô điểm chỉ, nơ đỏ và một vài đồng tiền vàng giúp không gian nhà thêm sáng sủa. Ngoài ra, kim ngân lượng còn có ý nghĩa xua đuổi xuôi xẻo, u ám mang đến điềm lành, thăng quan tiến chức, công việc phát đạt.

Cay Kim Ngan Luong <b>HLV</b>” width=”800″ height=”800″  ></p><h2 id=4/ Chuẩn bị trồng cây kim ngân lượng

4.1 Chậu trồng

Chậu trồng kim ngân lượng bạn có thể lựa chọn hình dáng, chất liệu tùy vào sở thích. Thông thường nên chọn chậu gốm, chậu sứ màu sắc tươi sáng để làm nổi bật sự rực rỡ của hoa và quả, tăng tính thẩm mỹ.

4.2 Đất trồng

Kim ngân lượng có thể thích nghi với tất cả các loại đất kể cả đất sét. Tuy nhiên, đất thoát nước tốt sẽ là sự lựa chọn tối ưu cho cây. Có thể phối trộn đất trồng theo công thức: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 mụn dừa đã xử lý: 2 trấu hun nguyên cánh. Nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức đất sạch dùng cho hoa kiểng HLV là sự lựa chọn lý tưởng.

4.3 Giống

Bạn có thể tham khảo một số giống dưới đây

Giống Ardisia crenata, tên gọi khác: cây giáng sinh hoặc quả mọng. Đây là giống được trồng làm cảnh trong nhà nhiều nhất ở nước ta. Cây cho quả suốt từ cuối mùa thu đến mùa xuân, quả màu đỏ mọng và rất rực rỡ.

Giống Ardisia elliptica, tên gọi khác: San hô, mắt vịt. Cây thường được trồng ở ngoài vườn bởi chiều cao 7m – 10m, hoa có màu hồng nhạt và quả tím đậm.

Giống cây Ardisia escallonioides, tên khác: kim ngân lượng rừng. Chiều cao tận 20m, quả có thể dùng nhưng rất khó ăn.

5/ Cách trồng cây kim ngân lượng

5.1 Từ hạt

Sử dụng quả kim ngân lượng chín phơi khô để làm giống. Có thể gieo hạt vào giá thể chuyên dùng để ươm giống, 100% giá thể mụn dừa hoặc tự phối trộn theo công thức: 3 đất thịt: 3 phân trùn quế: 2 mụn dừa đã xử lý: 2 trấu hun nguyên cánh. Tưới phun sương hằng ngày để giữ ẩm cho cây, nên tưới lúc sáng sớm và chiều mát. Sau 2 – 4 tuần hạt sẽ nảy mầm, tỷ lệ đạt khoảng 80%.

5.2 Từ cành giâm

Chuẩn bị một cốc nước cho cành đã cắt vào, tiến hành thay nước mỗi ngày. Sau 2 tuần cành sẽ mọc rễ, tiếp tục chăm sóc khi cây đủ cứng cáp và di chuyển vào trong chậu trồng.

6/ Cách chăm sóc cây kim ngân lượng

6.1 Ánh sáng, nhiệt độ

Ánh sáng: Kim ngân lượng trồng trong nhà không nhất thiết phải có mặt trời chiếu trực tiếp. Đặt chậu ở nới có bóng râm, một phần hoặc toàn phần nhưng phải gần nguồn sáng là thích hợp nhất.

Nhiệt độ tốt cho kim ngân lượng từ 25 độ – 35 độ, nếu nhiệt độ cao hơn 40 cây sẽ phát triển rất kém.

6.2 Nước

Cây mới trồng tiến hành tưới nước 1 tuần /lần, kiểm tra cây mỗi ngày để ước tính được thời gian khô. Nếu thấy đất bị khô nhanh nên tăng tần suất tưới. Lưu ý không được tưới quá nhiều nước cây sẽ bị thối gốc, tưới quá ít kim ngân lượng sẽ bị giòn và chuyển sang màu nâu ở đầu.

6.3 Bón phân

Sau khi trồng cây được 10 ngày nên tiến hành bón phân trùn quế. Thời gian đầu chăm sóc cây chỉ nên tỉa lá vàng úa, khô héo và tưới nước đầy đủ. Đồng thời, có thể bổ sung đạm cá hoặc phân trứng sữa mỗi tuần một lần. Sau mỗi tháng tăng dần lượng, sau khoảng 2 – 3 tháng tăng nồng độ.

6.4 Sâu bệnh

Không nên dùng thuốc trừ sâu khi đặt kim ngân lượng trong nhà. Bệnh thường gặp ở cây là phấn trắng, có thể dùng khăn sạch thắm cồn và lau, nếu cây bị nặng mang để ngoài trời mới tiến hành điều trị. Nên để cây ở nơi không khí mát mẻ, trong lành tránh gió mạnh để hạn chế tình trạng vàng úa và héo lá.

6.5 Thay chậu

Mùa xuân, bắt đầu quan sát rễ và gốc cây. Nếu gốc xuất hiện thêm một số mầm cây hoặc có rễ trồi lên, lúc này bạn cần thay chậu. Còn cây vẫn chưa có biểu hiện trên, hãy để yên trong chậu hiện tại cho đến năm sau.

Tiến hành thay: chọn chậu lớn hơn một kích cỡ so với hiện tại. Nhẹ nhàng di chuyển cả bầu đất sang chậu mới, tránh tình trạng vỡ bầu làm tổn thương rễ.

7/ Một số câu hỏi về cây kim ngân lượng

7.1 Kim ngân lượng hợp với mệnh nào? Tuổi gì?

Theo quy tắc tương sinh tương trong ngũ hành, Hỏa sinh Thổ. Vì thế, người mang hai mệnh này rất thích hợp để trồng kim ngân lượng, trợ giúp cho họ có được may mắn, tiếp thêm động lực và ý chí, vượt qua khó khắn, thử thách. Để tăng thêm phong thủy có thể đặt lên kim ngân lượng một vài đồng xu.

Những tuổi mang mệnh thổ thuộc các năm: Canh Tý 1960, Tân Sửu 1961, Mậu Thân 1968, Kỷ Dậu 1969, Bính Thìn 1976, Đinh Tỵ 1977, Canh Ngọ 1990, Tân Mùi 1991, Mậu Dần 1998, Kỷ Mão 1999…hay người mệnh Hỏa sinh vào các năm dưới đây: Giáp Tuất 1934 và 1994, Đinh Dậu 1957 và 2017, Bính Dần 1986 và 1926, Ất Hợi 1935 và 1995…Đều rất thích hợp trồng kim ngân lượng.

7.2 Cây kim ngân lượng có độc không?

Theo thư viện Wikipedia các bộ phận kim ngân lượng đều có thể dùng làm thuốc. Lá những ngọn non của cây con và quả đều có thể ăn được. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi sử dụng kim ngân lượng làm thực phẩm vì có thể xảy ra một số tác dụng phụ, đặc biệt chú ý nếu trẻ nhỏ tiếp xúc.

Hy vọng bạn đã có được những kiến thức hữu ích về cây kim ngân lượng qua bài viết trên. Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng cây kim tiền thủy sinh đơn giản nhất
  • Top 11 loại hoa tết dễ trồng bung nở lung linh
  • Các loại cây nào thích hợp với giá thể trồng kiểng lá SFARM

You may also like