Cây hoàng nam nổi bật với hình dáng ngay thẳng, thường được trồng làm cây công trình để tạo cảnh quan tại nhiều khu vực công cộng. Không chỉ vậy, hoàng nam còn mang tới nhiều tác dụng mà bạn không ngờ.
Cách trồng và chăm sóc cây ngâu tô điểm cảnh quan công trình
Dù chủ yếu được trồng nơi công cộng, nhưng bạn hoàn toàn có thể trồng một cây trong khuôn viên nhà để làm mới không gian.
Những thông tin về cây hoàng nam dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.
Đặc điểm cây hoàng nam
Không chỉ mang cái tên khá lạ, hình dáng cây hoàng nam còn rất độc đáo. Dưới đây là một vài đặc điểm chính.
Tên: Hoàng namTên gọi khác: huyền diệp, hoàng lan, liễu Ấn ĐộHọ: Mãng cầu (Annoaceae)Tên khoa học: Monoon longifoliumCây Hoàng nam
Hoàng nam có nguồn gốc từ Ấn Độ, ngờ phù hợp với khí hậu nhiệt đới mà nhanh chóng được trồng nhiều ở Việt Nam.
Cây thuộc loại thân gỗ, mọc thẳng và cao từ 3 – 10m tùy vào điều kiện chăm sóc. Vỏ cây màu đen, bên trong là phần gỗ màu trắng, được bao phủ bởi lớp lá cành rậm rạm.
Điểm đặc biệt ở cây hoàng nam là cành lá không vươn rộng, vươn cao mà lại rũ xuống, khiến cho tán của cây không rộng, chỉ từ 1 – 2m.
Lá hoàng nam mọc đơn, màu khi còn non thì màu vàng sáng và chuyển thành màu xanh thẫm khi già. Kiểu dáng thuôn dài, nhọn ở đầu. Lá mọc rũ và rất dày, che phủ hết toàn bộ thân và cành.
Hoa hoàng nam có màu vàng chanh, mọc thành chùm. Mỗi hoa có các cánh uốn lượn, 4 đài hoa màu xanh, khi nở mùi khá thơm.
Quả hoàng nam khá nhỏ, hình bầu dục và có màu đen.
Về đặc tính sống, cây hoàng nam là loài sinh trưởng nhanh, ưa ẩm nhưng vẫn có thể chịu hạn tốt, chịu úng kém, như cầu dinh dưỡng bình thường.
Công dụng của cây hoàng nam
Tác dụng đầu tiên của cây hoàng nam phải kể tới chính là làm cây cảnh. Nhiều khu vực công cộng như công viên, bệnh viện, trường học, khu đô thị, khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng thường trồng cây hoàng nam để làm đẹp cảnh quan.
Cây hoàng nam còn được trồng ở dọc vỉa hè hay sát lối đi như một hàng rào dẫn lỗi. Nếu nhà bạn có sân vườn rộng lớn cũng có thể trồng 1 – 2 cây trong sân vườn để làm cảnh.
Hoàng nam thườn được trồng cảnh ở những nơi công cộng
Nhờ tán lá dày, rậm rạp, cây hoàng nam còn mang tới khả năng lọc bụi, thanh lọc không khí, giảm tiếng ồn, giảm nhiệt cho không gian sống xung quanh.
Gỗ của cây hoàng nam có màu đẹp mắt, do đó có thể tận dụng làm đồ mỹ nghệ.
Trong các ghi chép Đông Y, các bộ phận của cây hoàng nam còn có thể tận dụng để trị các bệnh ngoài da, hạ huyết áp, hạ sốt, điều trị giun sán khá hiệu quả.
Không những vậy, nhờ mang những ý nghĩa đặc biệt mà cây hoàng nam còn được trồng trong các đền chùa, khu tâm linh…
Ý nghĩa cây hoàng nam
Tương truyền, cây hoàng nam gắn liền với truyền thuyết đức phật thích ca mâu ni ra đời, nhờ đó mà có tên gọi là Vô Ưu.
Với dáng đứng vươn thẳng, vững chắc, cây hoàng nam đại diện cho ý chí mạnh mẽ, luôn luôn vươn lên không chịu khuất phục bởi khó khăn.
Trồng cây hoàng nam trong nhà có thể giúp gia chủ xua đuổi vận xui, công danh sự nghiệp thăng tiến.
Cách trồng và chăm sóc cây hoàng nam
Nhờ phù hợp với môi trường nhiệt đới ở Việt Nam nên cách trồng và chăm sóc cây hoàng nam không có gì quá phức tạp.
Cách trồng
Chuẩn bị đất trồng
Để chuẩn bị bầu đất, bạn trộn đất với ít xơ dừa, mùn và phân chuồng. Việc này để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho cây con, vừa có độ tơi xốp và khả năng thoát nước. Bầu đất cũng cần có lỗ phía dưới để tránh ngập úng.
Trồng bằng hạt
Hạt để gieo cây phải được chọn từ cây mẹ to khỏe, ít sâu bệnh. Sau khi thu hoạch hạt, bạn ngâm và ủ hạt trong túi vải ẩm từ 2 – 3 ngày.
Sau đó lấy hạt ra gieo vào bầu đất, che chắn cẩn thận, tuới nước để duy trì độ ẩm cho đất. Khoảng vài tuần là cây sẽ nảy mầm.
Tiếp tục chăm sóc, khi cây đạt độ cao từ 40 – 60cm thì có thể xé bầu và trồng ra khu vực bạn mong muốn.
Trồng bằng phương pháp giâm cành
Phương pháp giâm cành được nhiều người ưa chuộng hơn, bởi cây con dễ sống, sinh trưởng nhanh hơn.
Từ cây mẹ, bạn chọn cành to khỏe nhưng không quá già. Cắt cành khoảng 20cm, tỉa bớt lá phía dưới sau đó ngâm cành vào dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng.
Lấy cành ra, cắm vào bầu đất, che chắn và tưới nước để duy trì độ ẩm, chỉ vài ngày là cành sẽ bén rễ va sinh trưởng như bình thường. Khi cây lớn thì tách bầu và trồng ra đất.
Khi cây đạt kích thước thì có thể trồng ra đất
Chăm sóc cây hoàng nam
Là cây công trình, bạn hầu như không phải làm gì nhiều khi chăm sóc cây hoàng nam, tuy nhiên khi cây còn nhỏ thì bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
Tưới nước: cây có khả năng chịu hạn tốt, nên chỉ cần tưới 2 – 3 lần mỗi tuần, cây con thì tưới nhiều lần hơn một chút. Khi tưới cây, chỉ phun một ít nước để đảm bảo làm ẩm đất, không tưới nhiều sẽ khiến cây ngập úng.Ánh sáng: địa điểm tốt nhất để trồng cây hoàng nam là nơi có nhiều ánh sáng, các khu vực rộng rãi. Khi cây còn nhỏ, nên có biện pháp che chắn nếu trời nắng quá gắt, vậy là đủ.Dinh dưỡng: như cầu dinh dưỡng của cây hoàng nam không cao, khi cây đã lớn hầu như bạn không cần phải bón phân. Tuy nhiên khi mới trồng thì bạn có thể định kỳ 3 – 4 tháng bón một ít NPK, nhất là khi cây chuẩn bị ra hoa.Cắt tỉa: khi mới trồng cây, cần có biện pháp neo giữ để tránh gãy đổ. Khi cây lớn thì cần cắt tỉa để tạo dáng cho cây, đồng thời tránh cây quá rậm rạp sẽ tạo điều kiện cho côn trùng, động vật.Phòng trừ sâu bệnh: cây ít khi bị bệnh, thi thoảng có thể bị sâu ăn lá hay rầy bám, bạn chú ý quan sát, quét vôi ở gốc và mua thuốc về phòng trừ là được.Che chắn và neo giữ khi cây còn nhỏ
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hoàng nam, tuy không phải là đầy đủ nhất nhưng cũng đủ để bạn tự mình trồng và chăm sóc một cây trong nhà.
Chúc bạn thành công.