Cây bạch quả, còn có tên là ngân hạnh là loài cây có dáng vẻ quyến rũ, không chỉ vậy cây còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong đời sống.
Cây cau vua – ý nghĩa và cách chăm sóc làm đẹp cảnh quan
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm, công dụng cũng như cách để có thể trồng và chăm sóc cây bạch quả (ngân hạnh) hiệu quả.
Cùng bắt đầu nào.
Vài thông tin về cây bạch quả
Cây bạch quả có tên gọi khác là cây ngân hạnh, tên khoa học là Ginkgo biloba, ngoài ra cây còn có một số tên gọi ít thông dụng hơn như áp cước tử, công tôn thụ. Đây là một loài cây thân gỗ thuộc họ Bạch quả (Ginkgoaceae).
Cây bạch quả hay còn gọi là ngân hạnh
Ngân hạnh có xuất xứ từ Trung Quốc, sau nhờ được yêu thích mà nhân rộng ra nhiều quốc gia khác.
Với tuổi thọ cao, cây bạch quả có thể cao từ 20 – 35m, thậm chí là 50m nếu gặp điều kiện sống phù hợp. Thân cây chia làm nhiều cành và nhánh nhỏ, tạo dáng xum xuê. Rễ cây dài, đâm sâu vào đất, vừa giúp cây đứng vững, vừa hấp thu dưỡng chất trong đất tốt hơn.
Lá cây có hình cánh quạt với cuống dài, mép lá tròn nhẵn, phiến lá chia thành 2 thùy, ở bề mặt lá có nhiều gân, rẽ nhiều hướng.
Hoa ngân hạnh có dạng chùm dài, kích thước chỉ bằng với lá, khi nở, các bông hoa nhỏ nở ra có màu trắng vàng đẹp mắt.
Quả ngân hạnh có dạng cầu, kích thước giống quả mận, có màu xanh, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng. Quả có mùi hơi khó chịu, bên trong là hạt khá to, có thể ăn được.
Về đặc tính sống, cây bạch quả (ngân hạnh) là loài ưa ẩm, thích ánh sáng, nhờ bộ rễ sâu mà có khả năng chịu hạn nhưng chịu úng kém. Cây cũng có khả năng chống chọi sâu bệnh tốt nên quá trình chăm sóc rất đơn giản.
Công dụng của cây ngân hạnh
Ngân hạnh được biết đến là loài cây vô cùng đa năng, bạn có thể trồng nó ở nhiều khu vực, phục vụ nhiều mục đích.
Đầu tiên phải nhắc đến là làm cây cảnh. Khi tới mùa quả chín, lá cây sẽ chuyển qua màu vàng, cả cây sẽ tỏa ra sắc vàng rực rỡ tuyệt đẹp. Bởi vậy mà nhiều nơi trồng cây ngân hạnh như một loại cây công trình ở các khu vực công cộng, dọc đường phố, địa điểm du lịch để làm đẹp cảnh quan.
Cây ngân hạnh thường được trồng làm cảnh tại nhiều khu vực
Nhiều người chơi cây cảnh còn trồng cây trong chậu để tạo dáng bonsai, tăng cả giá trị và tính thẩm mĩ.
Nhiều quốc gia theo đạo Phật cũng thường trồng cây ngân hạnh trong các đền chùa, nơi thờ tự.
Ngoài công dụng làm cảnh, hạt của cây ngân hạnh khá giàu dinh dưỡng nên còn thường được dùng làm thực phẩm, đặc biệt trong ẩm thực Trung Hoa.
Không chỉ vậy, theo nhiều nghiên cứu thì các bộ phận của cây như hạt, lá đều mang lại nhiều công dụng y học, dùng làm thuốc rất tốt.
Hạt và lá cây đều mang lại nhiều tác dụng
Ý nghĩa cây bạch quả
Không chỉ mang lại nhiều công dụng, cây bạch quả còn được yêu thích nhờ mang nhiều ý nghĩa.
Cụ thể, cây bạch quả đại diện cho ý chí vươn lên mạnh mẽ, vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống. Giúp người trồng đạt được nhiều thành công, có cuộc sống thanh bình, dư giả.
Trong văn hóa Nhật Bản, loài cây này đại diện cho tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt, như tính thần samurai mà họ vẫn tự hào.
Cách trồng và chăm sóc cây bạch quả (ngân hạnh)
Cách trồng cây bạch quả
Là loài cây có sức sống mãnh liệt nên quá trình trồng cây bạch quả không có gì quá phức tạp.
Đầu tiên cần chuẩn bị đất trồng. Bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng một chút, có thể trộn thêm ít phân chuồng. Ngoài ra cần trộn thêm ít xơ dừa, mùn cưa để tăng độ tơi xốp. Chậu hay bầu ươm cần có lỗ thoát nước đầy đủ, tránh ngập úng.
Cây có thể nhân giống bằng hạt hoặc chiết cành, giâm cành. Tốt nhất bạn nên chọn phương pháp chiết cành để tăng tỉ lệ sống và cây sinh trưởng nhanh hơn.
Từ cây mẹ, hãy chọn ra một cành nhỏ mập mạp, khỏe mạnh nhưng không quá già, dài khoảng 20cm. Tiếp đó bạn tiến hành khoanh vỏ, đắp bầu đất vào, tưới nước.
Khi phần bầu đất bén rễ thì bạn cắt cành ra và trồng vào chậu đã chuẩn bị từ trước. Tưới nước thường xuyên, đặt cây ở nơi thoáng mát nhưng tránh xa ánh nắng gắt mặt trời. Khi cây lớn hơn thì có thể tách ra để trồng ở nơi mong muốn.
Cây bạch quả trồng cảnh trong chậu
Cách chăm sóc cây ngân hạnh
Không giống như quá trình trồng cây, cách chăm sóc cây ngân hạnh lại có đôi chút phức tạp khi cây còn nhỏ bởi cây sinh trưởng khá chậm.
Thời điểm trồng: vì cây con khá yếu ớt nên bạn cần chọn thời điểm có thời tiết mát mẻ, mưa nhiều để bắt đầu trồng cây, như vậy cây sẽ phát triển thuận lợi hơn.Tưới nước: bạn không cần tưới quá nhiều nước, khi cây còn nhỏ thì chỉ cần tưới mỗi ngày một lần. Nhớ chú ý lượng nước tưới để tránh cây bị ngập úng nhé. Khi cây đã lớn, trồng ra khu vực rộng rãi thì 3 ngày, thậm chí 1 tuần mới cần tưới 1 lần.Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, bạn nên trồng cây bạch quả ở nơi thoáng mát. Khi cây còn nhỏ thì nên có biện pháp che chắn mỗi khi nắng gắt. Còn nếu cây đã lớn thì cây có thể sinh trưởng tốt kể cả khi nắng gắt.Độ ẩm: khi cây còn nhỏ, bạn nên phủ rơm quanh gốc, tưới nước để duy trì độ ẩm. Khi cây lớn thì thường xuyên dọn cỏ để dồn dinh dưỡng cho cây.Dinh dưỡng: định kỳ 4 tháng một lần, bạn bón cho cây một ít phân NPK hoặc phân chuồng để bổ sung dinh dưỡng. Bón thúc thêm cho cây vào mỗi đợt cây ra lộc, ra hoa.Thu hoạch: quả ngân hạnh thường chín vào khoảng tháng 9 – 10, sau khi thu hoạch, bạn cần cắt tỉa cành không còn khả năng ra quả và bón thêm phân, tưới thêm nước để kích thích cây ra cành mới.Phòng trừ sâu bệnh: ngân hạnh ít khi bị sâu bệnh, trong quá trình chăm sóc, bạn chỉ cần thường xuyên kiểm tra, loại bỏ cành hư thối, có dấu hiệu sâu đục thân thì mua thuốc về phun trừ là được.Cây ngân hạnh sống tốt tại những nơi nhiều ánh sáng
Ngân hạnh là loài cây quý, có nhiều công dụng thiết thực trong cuốc sống. Hy vọng qua bài viết này bạn đã hiểu rõ hơn về đặc điểm và đặc tính sống của cây ngân hạnh (bạch quả), qua đó có thể trồng và chăm sóc cây hiệu quả hơn.