Nói về cảnh quan sân vườn, công trình thì không thể thiếu chính là các thảm cỏ xanh mướt. Đó cũng chính là lúc mà tầm quan trọng của cỏ lá gừng thể hiện rõ rệt.
Cây Thủy trúc – cây cảnh với khả năng lọc nước, làm sạch môi trường
Là một trong những loại cỏ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong không gian sân vườn, công trình, cỏ lá gừng mang tới cho bạn nhiều ưu điểm vượt trội.
Qua bài viết dưới đây, bạn sẽ hiểu vì sao cỏ lá gừng lại được yêu thích tới vậy.
Đặc điểm cỏ lá gừng
Dưới đây là một vài đặc điểm để bạn có thể dễ dàng phân biệt cỏ lá gừng với các loại cỏ khác, cũng hư hiểu rõ hơn về đặc tính sống của loại cỏ này.
Tên: Cỏ lá gừngTên gọi khác: Cỏ lá treHọ: Hòa thảo (Poaceae)Tên khoa học: Axonopus CompressusCỏ lá gừng
Cỏ lá gừng còn có tên gọi khác là cỏ lá tre, xuất phát từ châu Mỹ, dân dần lan tỏa ra nhiều quốc gia, nhất là các nước có khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Thân của cây khá nhỏ, lá và nhánh bò sát đất, nhờ đó mà loại cỏ này thường được dùng để tạo thảm. Nếu sinh trưởng tốt, tán lá có thể cao tới 20cm trong khi hoa có thể vươn lên hơn 40cm.
Cỏ lá gừng có lá dạng đơn, hình bầu dục hơi nhọn ở đầu, dài từ 2 – 18cm, rộng từ 4 – 18mm, cuống kéo dài tới tận gốc. Lá có màu xanh bóng, viền nhẵn, bề mặt phủ một lớp lông nhỏ.
Cỏ lá gừng cũng ra hoa mọc thành cụm, mỗi cụm sẽ gồm 2 hoặc 3 chùm hoa. Các chùm hoa này có màu vàng nhạt, dài từ 3 – 4cm và có chứa hạt.
Hạt của cỏ lá gừng có dạng tương tự như hạt thóc, dài 2mm, mỗi chùm hoa có thể chứa từ 20 – 40 hạt.
Hoa của cỏ lá gừng thường có 2 – 3 chùm
Hiện nay, cỏ lá gừng thường có 2 loại chính là cỏ lá ngắn và lá dài. Trong đó cỏ lá ngắn được sử dụng nhiều hơn vì phù hợp để làm cảnh. Những ưu điểm của cỏ lá gừng lá ngắn có thể kể tới như sinh trưởng nhanh nhưng mọc thấp và bò lan, giúp phủ đều mặt đất và tiết kiệm công sức cắt tỉa .
Cây có đặc tính chịu nắng và chịu hạn tốt, có thể trồng ở các khu vực trống trải. Không chỉ vậy cây vẫn có thể phát triển khi thiếu sáng. Khả năng thích nghi với nhiều loại đất, nhu cầu nước ít cũng là những ưu điểm của loại cỏ này.
Chung họ Hòa thảo còn có một vài loài trang trí khác như cỏ nhung Nhật hay trúc quân tử cũng khá đẹp và được yêu thích.
Công dụng của cỏ lá gừng
Như đã nói ở trên, với khả năng sinh trưởng nhanh, phủ xanh tốt, mọc thấp, cách chăm sóc đơn giản, cỏ lá gừng là lựa chọn hoàn hảo cho mục đích trồng nền, làm thảm cỏ.
Những địa điểm có thể trồng cỏ lá gừng có thể kể đến như sân vườn, lối đi, công viên, bệnh viện, trường học, công trình hay các khu vực du lịch nghỉ dưỡng…
Các thảm cỏ lá gừng xuất hiện ở nhiều công trình
Không chỉ mang lại không gian xanh mát, cỏ lá gừng còn mang tới khả năng thanh lọc không khí, hạn chế bụi bẩn, giảm bức xạ nhiệt, cải tạo đất, tránh ngập úng, mang tới cảm giác thoải mái, cải thiện tinh thần cho mọi người.
Cách trồng và chăm sóc cỏ lá gừng
Không chỉ mang tới nhiều lợi ích, cỏ lá gừng cũng rất dễ trồng và chăm sóc, dưới đây là một vài kinh nghiệm trồng cỏ lá gừng tạo cảnh quan đẹp mà bạn có thể tham khảo qua.
Cỏ lá gừng có thể trồng theo nhiều cách như gieo hạt, giâm cành hay tách bụi, trong đó tách bụi được thực hiện nhiều vì cây dễ sống, sinh trưởng nhanh.
Bước 1. Bước đầu tiên trước khi trồng cỏ lá gừng là cần cải tạo đất, bạn cày xơ cho lớp đât tơi xốp, loại bỏ cỏ dại, trộn ít phân NPK và rải đều để tăng dinh dưỡng cho đất.
Bước 2. Cỏ sau khi tách bụi, bạn cấy xuống đất, chỉ cần trồng sao cho phần rễ nằm dưới đất rồi lấp đất lên là được. Mật độ không cần quá dày, khoảng 3cm trồng 1 cây.
Bước 3. Nén đất bằng đầm hoặc dùng chân đè nhẹ xuống để giữ chặt cỏ vào đất, sau đó tưới nước cho thật đẫm. Tiếp đó bạn rải một lớp mỏng xơ dừa hoặc trấu để giữ ẩm cho đất.
Sau khi trồng xong, bạn cũng cần chú ý chăm sóc thời gian đầu để cỏ thích nghi và sinh trưởng tốt. Cụ thể, bạn cần tưới nước đều đặn mỗi ngày 2 lần, có thể tưới thêm nếu trời nắng gắt. Sau khi trồng khoảng 1 tuần, bạn cần bón thêm phân URE với liều lượng 2kg/100m2 để bổ sung dưỡng chất cho đất, giúp lá cây mọc nhanh.
Thường xuyên kiểm tra và loại bỏ cỏ dại, sau vài tháng thì cỏ đã cứng cáp, lúc này bạn có thể cắt ngắn để cỏ mọc đều và tạo thảm đẹp hơn. Bây giờ, bạn không cần phải tưới nước quá thường xuyên, tuy vậy vẫn chú ý để đất không quá khô cằn.
Cần duy trì độ ẩm cho đất
Chỉ cần chăm chỉ cắt tỉa thì thảm cỏ của bạn sẽ luôn xanh ngát và đều đẹp, rất đơn giản đúng không nào.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cỏ lá gừng cũng như cách trồng và chăm sóc sao cho hiệu quả. Nếu bạn đang muốn tạo thêm màu xanh cho khu vườn của mình thì đừng bỏ qua việc trồng cỏ lá gừng ở cạnh lối đi nhé.
Chúc bạn có một khu vườn như ý.