Cây Vạn tuế là cây cảnh xuất hiện ở nhiều địa điểm tại Việt Nam. Dù chỉ mới du nhập, nhưng với nhiều ưu điểm, cây nhanh chóng nhận được sự yêu thích của những người yêu cây cảnh.
Cây hoa Trạng nguyên – sắc đỏ mang ý nghĩa thành công, đỗ đạt
Vậy, loài cây này có đặc điểm gì nổi bật?
Cách trồng và chăm sóc có khó không?
Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên. Cùng bắt đầu nhé.
Đặc điểm của cây Vạn tuế
Cây vạn tuế có hình dáng khá đặc trưng, dễ nhận biết. Bạn có thể phân biệt cây dựa vào những đặc điểm sau đây.
Tên: Vạn tuếTên gọi khác: Thiên tuếHọ: Thiên tuế (Cycadaceae)Tên khoa học: Cycas revolutaCây Vạn tuế
Vạn tuế có nguồn gốc từ châu Á, cụ thể là các nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ… sau được yêu thích mà du nhập sang nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
Là cây cảnh công trình, vạn tuế có hình dáng vững chắc, cây mọc thẳng đứng với nhiều cao từ 50cm – 4m tùy điều kiện chăm sóc, thường cây trồng cảnh sẽ nhỏ hơn nhiều so với cây mọc ngoài tự nhiên.
Lá vạn tuế có dạng lông chim, khá nhẵn, mọc thành vòng bao phủ xung quanh thân cây, xòe ra ngoài. Lá cây có màu xanh đậm, cuống có gai nhọn, khi lá già sẽ rụng và để lại sẹo, do đó mà thân cây vạn tuế thường rất xù xì.
Lá vạn tuế tỏa tròn rất đẹp mắt
Hoa vạn tuế là hoa đơn tính, thường mọc ở ngọn cây. Hoa nở duy trì rất lâu, màu vàng đẹp mắt. Cây có quả hình tròn, vỏ khá mềm, bên trong là hạt cứng màu cam đậm, phủ ít lông mịn.
Về đặc tính, cây vạn tuế có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên thích hợp để trồng làm cảnh. Cây có sức sống khá tốt nên quá trình trồng và chăm sóc cũng rất đơn giản.
Công dụng và ý nghĩa của cây Vạn tuế
Công dụng
Nhờ hình dáng vững chắc, tán lá xanh đẹp, cây vạn tuế thường được lựa chọn làm cây cảnh công trình. Ta có thể thấy cây vạn tuế tại các khuôn viên như trường học, bệnh viện, công ty, khu công nghiệp, sân vườn, công viên hay trong các đại sảnh, phòng họp.
Nhiều người còn giới hạn chiều cao của cây vạn tuế để trồng trong chậu nhỏ, trưng bày trong nhà. Đối với những người yêu thích cây cảnh, cây vạn tuế có kích thước càng nhỏ thì càng có giá trị và nhiều ý nghĩa.
Vạn tuế được dùng trồng cảnh tại nhiều địa điểm
Không chỉ làm đẹp cảnh quan, cây vạn tuế còn giúp thanh lọc không khí, ngăn cản bụi bẩn rất hiệu quả. Các bộ phận của cây vạn tuế còn có nhiều tác dụng như một cây thuốc, rất có ích trong việc chăm sóc sức khỏe.
Theo các ghi chép Đông y, lá vạn tuế khô có thể dùng để giải độc, trị viêm hay xuất huyết dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, đau dây thần kinh…
Rễ cây có thể trị chứng đau thắt lưng, đau xương khớp, lao phổi, trong khi đó hạt có thể dùng để cân bằng huyết áp.
Thật tuyệt vời đối với một cây cảnh đúng không nào. Không chỉ mang lại nhiều tác dụng, cây vạn tuế còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa đấy.
Ý nghĩa của cây Vạn tuế (thiên tuế)
Với vóc dáng vững chải, thẳng đứng uy nghi, cây Vạn tuế tượng trưng cho sự ngay thẳng, kiên trì và thành đạt, không ngừng vươn lên.
Trồng cây vạn tuế trong nhà có thể giúp loại bỏ vận xấu, mang lại may mắn thuận lợi trông đường công danh, ổn định trong cuộc sống.
Cây vạn tuế còn có ý nghĩa mang đến sự trường thọ, sống lâu. Bởi vậy mà nhiều người thường sử dụng cây vạn tuế để làm quà tặng trong các dịp như khai trương, tân gia, mừng thọ…
Một chậu vạn tuế nhỏ là món quà rất ý nghĩa
Cây Vạn tuế hợp tuổi gì, mệnh nào?
Vạn tuế là loài cây dễ tính, không hề kén mệnh hay tuổi. Do đó bất cứ ai cũng có thể trồng cây vạn tuế để mong cầu may mắn, thuận lợi cho mình.
Đặc biệt những người tuổi Sửu được cho là rất phù hợp với cây vạn tuế, khi trồng có thể mang lại tài lộc dồi dào, tình duyên viên mãn.
Cây vạn tuế nên trồng ở đâu?
Cuống lá vạn tuế có gai, nếu vô tình có thể gây ảnh hưởng tới mọi người. Không chỉ vậy, hợp chất Alkaloids trong cây vạn tuế cũng có thể gây nhiễm độc nếu tiếp xúc lâu trong phòng kín.
Do đó, bạn nên trồng và đặt cây vạn tuế ở những nơi rộng rãi, thoáng mát, tránh xa lối đi. Đặc biệt là không đặt cây trong các khu vực kín như phòng ngủ, phòng vệ sinh.
Nên trồng cây vạn tuế ở nơi thoáng đãng
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn tuế
Là một cây cảnh có sức sống khá mãnh liệt nên cách trồng và chăm sóc cây vạn tuế không có gì khó. Dưới đây là một vài kinh nghiệm có ích cho bạn trong quá trình chăm sóc cây.
Trồng cây Vạn tuế
Đất trồng
Vạn tuế có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng để cây con phát triển tốt bạn nên chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng một chút. Bạn nên trộn thêm vào đất ít xơ dừa, xỉ than và phân chuồng để đảm bảo độ tơi xốp, khả năng thoát nước và bổ sung dinh dưỡng.
Thời gian trồng
Thời gian tốt nhất để nhân giống cây vạn tuế là vào khoảng tháng 3 – 4 hay thagns 8 – 9, lúc này thời tiết mát mẻ sẽ giúp cây dễ sống và rễ phát triển nhanh hơn.
Cách nhân giống
Cách nhân giống thường được dùng nhất để trồng cây vạn tuế là giâm chồi hút. Cụ thể, chồi hút được mọc lên từ các vết thương trên thân cây trưởng thành.
Khi nhân giống, bạn chọn cây to khỏe, không có dấu hiệu sâu bệnh. Chồi hút mọc ra từ thân cây đã đạt chiều dài từ 2cm. Dùng dao sắc cắt thân chồi, ngâm vào dung dịch kích rễ trong 1 – 2 tiếng.
Sau đó lấy chồi ra, cắm vào đất, phủ đất lại, che chắn tránh ánh nắng gắt và tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm cho đất. Chỉ sau vài tháng là chồi sẽ mọc lá và phát triển như cây mới, lúc này bạn có thể mang cây ra trồng trên đất hay chậu ở vị trí mong muốn.
Vạn tuế thường nhân giống bằng cách giâm chồi hút
Trồng cây Vạn tuế
Sau khi cây vạn tuế nhân giống đã đạt đủ độ lớn, bạn tách cây khỏi bầu và mang ra hố đã đào sẵn để trồng. Đào hố sao cho phần đất lấp lại vừa đủ che phần gốc cây, không nên đắp quá cao.
Sau khi trồng, vẫn duy trì tưới nước đều đặn để giữ ẩm cho đất, giúp cây sinh trưởng tốt.
Cách chăm sóc cây Vạn tuế
Với những lưu ý dưới đây, bạn có thể chăm sóc cây vạn tuế một cách tốt nhất, giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Tưới nước: vạn tuế không cần quá nhiều nước, bạn chỉ cần bổ sung độ ẩm cho đất khi nào thấy đất đã khô. Thông thường thì tưới 1 – 2 lần mỗi tuần vào sáng sớm là được. Nếu thời tiết quá nắng gắt thì bạn có thể tăng lần tưới nên. Mỗi lần tưới cũng không nên tưới quá đẫm, có thể khiến cây bị ngập úng, thối rễ.Dinh dưỡng: vạn tuế có thể sinh trưởng ngay cả trên đất cằn cỗi nên nhu cầu dinh dưỡng không quá cao. Nếu được bạn có thể bón phân NPK cho cây mỗi 4 – 5 tháng một lần. Nếu trồng cây trong chậu, sau 2 – 3 năm hãy thay đất và chậu để làm mới môi trường sống cho cây.Ánh sáng: là loài cây ưa sáng, bạn nên trồng cây vạn tuế ở những khu vực rộng rãi như sân vườn, khuôn viên công cộng. Dù vậy cây vẫn có thể sống được trong nhà, bạn chỉ cần mang cây ra phơi nắng sớm mỗi tuần khoảng 1 tiếng để kích thích cây quang hợp là được.Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc bạn cần thường xuyên quan sát, cắt tỉa tạo dáng và loại bỏ các lá hư thối cho cây. Nếu thấy cây có dấu hiệu sâu bệnh, rầy nấm thì cân mua thuốc về phun để phòng trừ ngay.Thường xuyên kiểm tra để phòng trừ sâu bệnh
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn về cây Vạn tuế, hy vọng từ đó bạn có thể trồng và chăm sóc loại cây cảnh này hiệu quả hơn.
Nếu đang tìm một cây cảnh vừa có thể trồng công trình lẫn trong nhà thì đừng bỏ qua cây vạn tuế trong danh sách nhé.