Cây Vạn niên thanh là cây cảnh được nhiều người yêu thích bởi hình dáng đẹp, dễ chăm sóc, tốt cho sức khỏe và mang nhiều ý nghĩa về phong thủy.
Cây Ngọc bích và những công dụng phong thủy giúp thu hút tài lộc
Nếu bạn đang tìm một dòng cây cảnh nhỏ gọn để trưng trong nhà hay văn phòng thì đừng bỏ qua cây Vạn niên thanh.
Vậy loài cây cảnh này có gì đặc biệt?
Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cây Vạn niên thanh
Vạn niên thanh có tên khoa học là Dieffenbachia Amoena. Cây có nguồn gốc từ vùng đất Colombia, Brazil và thuộc họ Ráy (Araceae), cùng họ với các loài khác như cây hồng môn, cây lan ý, ngọc ngân hay trầu bà…
Lưu ý: đối với những người ít kinh nghiệm, thường bị nhầm lẫn với cây Vạn niên thanh leo hay còn gọi là cây Trầu Bà.
Cây Vạn niên thanh
Để phân biệt, bạn có thể quan sát vào những đặc điểm dưới đây:
Vạn niên thanh là loại cây thân thảo, cây có rễ chùm dạng mập. Lá cây màu xanh xen lẫn với các đường gân màu trắng.
Tùy cách trồng mà lá cây sẽ phát triển khác nhau, nếu trồng trên đất thì lá thường to và dày, còn nếu trồng thủy sinh thì lá hẹp và vươn dài hơn.
Tương tự là kích thước cây, nếu trồng trong nhà thì cây sẽ cao từ 15 – 100cm tùy kích thước chậu, nếu trồng ngoài trời thì cây có thể phát triển lớn hơn.
Lá cây khá mềm, khi phát triển hết chu kỳ sẽ tự rụng và để lại một khoanh tròn ở thân cây, dần dần thân cây sẽ trở nên chắc chắn.
Cây có hoa dạng bông chùm màu xanh trắng, tuy vậy cây chỉ ra hoa nếu sống trong điều kiện mát mẻ thích hợp, do đó nhiều người thường nhầm tưởng là loại cây này không ra hoa.
Lợi ích và ý nghĩa phong thủy
Không chỉ là loài cây đẹp để làm cây cảnh để bàn, dễ trồng, cây Vạn niên thanh còn mang lại khá nhiều lợi ích cũng như có những ý nghĩa nhất định, mang lại tài vận cho gia chủ.
Lợi ích
Vạn niên thanh được cho là có thể thanh lọc không khí, mang lại không gian tươi mới, rất phù hợp với các văn phòng có nhiều kính hay sử dụng điều hòa thường xuyên.
Không gian thoáng mát, trong lành chính là điều kiện để bạn cải thiện tinh thần, giúp đời sống thoải mái hay nâng cao hiệu quả công việc.
Cây Vạn niên thanh mang lại khá nhiều lợi ích cho sức khỏe
Không những vậy, theo nhiều ghi chép Đông y thì cây Vạn niên thanh còn thường được sử dụng làm các bài thuốc thanh nhiệt, cầm máu, lợi tiểu, và nhiều công dụng khác…
Ý nghĩa phong thủy cây Vạn niên thanh
Không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho không gian và sức khỏe, cây Vạn niên thanh còn mang nhiều ý nghĩa về phong thủy.
Cụ thể như sau:
Vạn niên thanh là loài cây có tuổi thọ khá dài, lá luôn xanh tốt nên thường đi kèm với ý nghĩa trường tồn, bền vững.Cây thường được sử dụng để tặng vào các dịp như lễ Tết với ý nghĩa chúc sung túc tốt đẹp, lễ mừng thọ với lời chúc sống lâu, dịp hôn nhân với lời chúc hòa hợp như ý…Cây trồng trong nhà có thể phát trường khí, giúp con cái đỗ đạt, rộng đường công danh hay hôn nhân sau này. Nếu con cái đang trong kì thi cử thì nên đặt một chậu nhỏ cạnh bàn học.Cây đặt trong phòng làm việc hay công ty, văn phòng có thể mang lại tài vận. Cây lâu đời còn mang tới sự vững chắc trong sự nghiệp.Cây Vạn niên thanh thường kén ra hoa, nhưng nếu ra hoa sẽ là điềm báo cho sự may mắn tốt lành đang đến. Do đó, hãy chăm sóc cẩn thận và tạo điều kiện thích hợp cho cây ra hoa nhé.Vạn niên thanh mang đến cho gia chủ nhiều tài lộc
Cây Vạn niên thanh hợp tuổi gì?
Cây Vạn niên thanh không hề kén tuổi nên có thể nói là phù hợp với hầu hết mọi người.
Trong đó, người tuổi Thìn là phù hợp nhất với loại cây này, khi kết hợp tượng trưng cho ý chí không ngừng vươn lên, được ví như rồng gặp mây.
Theo đó, người tuổi Thìn khi trồng cây Vạn niên thanh có thể mang tới sung túc, may mắn và cả sự cát tường.
Người tuổi Thìn nên trồng Vạn niên thanh ở hướng Đông Nam trong nhà hoặc văn phòng để mang lại hiệu quả phong thủy.
Vạn niên thanh hợp mệnh nào?
Tương tự như tuổi, cây Vạn niên thanh cũng phù hợp với hầu hết các mệnh, nhưng đặc biệt phù hợp với mệnh Kim và Thủy.
Người mệnh Kim, Thủy khi trồng cây này sẽ giúp sự nghiệp đi lên vững chắc, hóa giải tai họa, giúp cuộc sống suôn sẻ, bền lâu.
Cây Vạn niên thanh hợp với người tuổi Thìn và mệnh Kim, Thủy
Cách trồng và chăm sóc cây Vạn niên thanh
Như đã nói ở trên, với mỗi môi trường chăm sóc thì cây sẽ phát triển khác nhau, do đó bạn cũng cần chú ý một vài điểm để cây sinh trưởng tốt.
Trồng cây Vạn niên thanh trên đất
Khi trồng trên đất, yếu tố đầu tiên cần chuẩn bị chính là đất trồng. Đất phải tơi xốp, khi mới trồng phải chuẩn bị phân bón đầy đủ.
Khoảng 2 năm nên thay đất một lần để làm mới môi trường cũng như duy trì lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây.
Cây Vạn niên thanh khá dễ chăm sóc
Cây Vạn niên thanh khá dễ sống, do đó bạn không cần phải tưới nước nhiều. Theo đó, mỗi lần bạn có thể tưới khoảng 200ml cho cây để bàn và 500ml cho cây lớn trong chậu hay trên đất.
Mỗi tuần bạn cũng chỉ nên tưới 1 lần, thời tiết quá nắng nóng thì có thể tăng lên 2 lần. Thay vì tưới cây, bạn nên thường xuyên lau lá, vừa để giữ cho cây luôn xanh đẹp, vừa hỗ trợ cho quá trình quang hợp.
Một yếu tố cũng quan trọng không kém đó là ánh sáng. Vạn niên thanh là cây ưa mát, do đó bạn nên chọn những nơi mát mẻ nhưng vẫn có đủ ánh sáng, ví dụ như hành lang, phòng khách, gần cửa ra vào…
Bạn không nên đặt cây ở gần cửa sổ nếu có ánh nắng mặt trời gay gắt trực tiếp chiếu vào, hoặc chỉ để một lúc vào sáng sớm để cây quang hợp.
Nếu cây được đặt trong phòng máy lạnh và sử dụng ánh sáng đèn thì nên mang cây ra phơi nắng một lần mỗi tuần.
Trồng cây Vạn niên thanh thủy sinh
Về cơ bản, khi trồng cây Vạn niên thanh thủy sinh thì các yếu tố như đất trồng hay nước bạn không cần phải lo lắng. Chỉ cần phun nước làm mát và lau sạch lá cây 2 lần mỗi tuần.
Cách trồng Vạn niên thanh thủy sinh cũng không có nhiều sự khác biệt
Nước trồng cây thì bạn nên thay định kỳ theo tháng để đảm bảo cây được phát triển tốt.
Yếu tố ánh sáng không khác gì so với cách trồng cây Vạn niên thanh trên đất.
Chăm sóc cây Vạn niên thanh cũng không có gì khó phải không nào. Vào tầm tháng 4 – 6, bạn hãy duy trì nhiệt độ ở mức mát mẻ để cây dễ ra hoa nhé.
Cây vạn niên thanh có độc không?
Một trong những vấn đề mà nhiều người trồng cây quan tâm là cây Vạn niên thanh có độc không?
Xin thông tin đến bạn là cây Vạn niên thanh có độc, và độc chủ yếu nằm ở phần nhựa cây.
Phần chất độc này dùng để chống lại côn trùng gây hại nên không gây chết người, tuy nhiên khi dính phải có thể gây ngứa, đau rát, ăn phải thì bị tê môi đỏ lưỡi, nói khó, ngứa họng.
Nếu không may ăn phải lá, hoa hay quả đều sẽ bị ngộ độc.
Do đó, nếu trồng cây Vạn niên thanh thì cần đặt ở vị trí tránh xa tầm tay trẻ em hay thú cưng. Khi cải tạo dáng hoa bạn cũng nên đeo găng tay để tránh dính phải nhựa cây.
Nếu không may bị dính nhựa cây và bị ngứa, bạn không được gãi mà chỉ cần hơ nóng vùng bị dính nhựa là được. Nếu bị dính vào mắt, miệng thì cần dùng nước ấm rửa sạch sẽ giảm thiểu các triệu chứng đáng kể.
Trên đây là những thông tin về cây Vạn niên thanh, hy vọng qua đó bạn đã nắm rõ được những đặc điểm, lợi ích, ý nghĩa và cách chăm sóc cây Vạn niên thanh sao cho hiệu quả, an toàn.
Hãy trồng ngay một cây trong nhà hay văn phòng để mang lại may mắn nhé.