Cây Thủy trúc với hình dáng độc đáo, nhiều công dụng và ý nghĩa hữu ích, hiện đang nổi lên là một loại cây cảnh được nhiều người yêu thích và trồng trang trí trong nhà.
Cây Trúc quân tử – ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc hiệu quả
Vậy loài cây này có đặc điểm ra sao, cách trồng và chăm sóc có dễ không?
Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin về cây Thủy trúc qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm cây Thủy trúc
Cây Thủy trúc có vẻ ngoài rất dễ nhận biết, dưới đây là một vài thông tin về đặc điểm, đặc tính của cây mà bạn có thể tham khảo qua.
Tên: Thủy trúcTên gọi khác: Trúc ngược, Lác dùHọ: Cói (Cyeraceae)Tên khoa học: Cyperus alternifoliusCây Thủy trúc
Là loài cây thân thảo, Thủy trúc có nguồn gốc từ châu Phi, cụ thể là vùng Madagasca. Cây sống lâu năm, mọc thành bụi cao từ 30cm – 1.5m tùy môi trường sống. Cây trồng trong nhà làm cảnh thường có kích thước nhỏ hơn so với mọc ngoài tự nhiên.
Thân cây Thủy trúc nhỏ và có dạng tròn, màu xanh, không phủ lông, mọc hướng thẳng lên trên.
Lá cây có 2 dạng: 1 là biến đổi thành bẹ dưới gốc, gần giống thân, 2 là có dạng thuôn dài, mỏng, nhón dần ở đầu lá, mọc từ đỉnh thân cây và xòe thành vòng tròn. Tán lá rộng, rũ xuống dưới như một chiếc dù, nhờ vậy mới có tên là Lác dù.
Thủy trúc có rễ dạng chùm, nhờ vậy mà cây có thể đứng vững dù thân khá mảnh mai. Hoa của cây Trúc thủy có màu trắng, khi gần tàn thì màu tối dần. Hoa có cuống thẳng dài, mọc từ gốc chĩa đều ra các phía, nhìn chúng, nó giống như một cây Thủy trúc mini với màu đẹp mắt vậy.
Cây Thủy trúc có hoa tỏa chùm rất đẹp
Cây Thủy trúc có khả năng sống tốt trong nước, kết hợp với bộ rễ chùm đẹp mắt nên loài này thường được trồng cảnh theo dạng thủy sinh.
Một cây cau mini trồng trong chậu nước với bộ rễ tuyệt đẹp là sự lựa chọn không tồi đúng không nào.
Công dụng và ý nghĩa của cây Thủy trúc
Tất nhiên, công dụng đầu tiên và phổ biến nhất của cây Thủy trúc chính là làm cây cảnh. Với vẻ ngoài độc đáo, nhỏ gọn, dễ chăm sóc, Thủy trúc phù hợp để làm cảnh trong nhiều khu vực như sân vườn, tiểu cảnh, giếng trời, trồng trong chậu, cạnh hồ nước hay bình thủy sinh.
Các chậu cây Thủy trúc có thể đặt trên bàn làm việc, bàn tiếp khách hay tiền sảnh đều rất phù hợp. Nếu trồng thủy sinh, bạn có thể ngắm nhìn bộ rễ tuyệt đẹp của nó trong nước.
Hoa và cây Thủy trúc còn có thể kết hợp với các loại hoa khác, giúp tăng tính thẩm mỹ cho các chậu hay lẵng hoa.
Thủy trúc được trồng làm cảnh ở nhiều vị trí
Không chỉ vậy, Thủy trúc còn được ghi nhận là có khả năng làm trong nước, thanh lọc không khí, qua đó giúp không gian sống của bạn luôn trong lành, mát mẻ. Nếu trồng trong bể á, cây có thể hỗ trợ việc lọc tạp chất và làm trong nước rất tốt.
Về ý nghĩa trong phong thủy, Trúc thủy được cho là có khả năng trừ tà. Trồng Trúc thủy trong nhà sẽ giúp gia chủ loại bỏ vận rủi, đạt được nhiều may mắn, thuận lợi trong cuộc sống, công việc.
Là loài cây không kén mệnh, dù bạn thuộc tuổi nào, mệnh gì cũng có thể trồng Trúc thủy, tuy nhiên những người thuộc mệnh Thủy được xem là phù hợp nhất với loài cây này. Bởi vậy nếu bạn thuộc mệnh trên thì đừng bỏ qua việc trồng một cây Trúc thủy trong không gian sống hoặc làm việc nhé.
Cách trồng và chăm sóc cây Thủy trúc
Cách trồng cây Thủy trúc
Thủy trúc có sức sống khá mãnh liệt, lại có thể phù hợp với cả trên cạn lẫn dưới nước nên cách trồng không có gì quá khó.
Trúc thủy được nhân giống bằng cách tách bụi, nghĩa là từ một bụi to, bạn nhẹ nhàng tách cây con ra, cần cẩn thận để giữ được sự an toàn cho bộ rễ, nhờ đó cây mới có thể phát triển tốt.
Trồng trong chậu hoặc ra đất
Chuẩn bị đất đảm bảo độ tơi xốp, trộn thêm xơ dừa và phân hữu cơ để bổ sung dinh dưỡng cho đất.
Sau khi tách bụi, bạn loại bỏ rễ hư thối, lá vàng úa hay sâu bệnh, tiếp đó mang cây con trồng xuống đất, lấp đất lại và nén nhẹ để giữ chặt cây.
Tưới nước đều đặn hàng ngày vào sáng sớm để duy trì độ ẩm cho đất. Nên trồng cây ở nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng để thúc đẩy quang hợp, nhưng tránh những nơi có ánh nắng gắt ra nhé.
Trồng thủy sinh
Trồng Thủy trúc thủy sinh có phần đơn giản hơn rất nhiều, vì bạn không cần chuẩn bị đất cầy kỳ, chỉ cần một bình nước, hòa chút dung dịch dinh dưỡng cho cây thủy sinh là xong.
Để cây Thủy sinh được đẹp, bạn cần làm sạch bộ rễ, loại bỏ các rễ hư hỏng. Nếu bình có miệng rộng, bạn nên sử dụng một ít sỏi để cố định vị trí cây.
Mực nước trong chậu cần ngập hết bộ rễ nhưng không được chạm tới lá để tránh lá bị vàng héo, hư thối.
Vài tuần bạn thay nước một lần là cây có thể sinh trưởng khỏe mạnh, khá đơn giản đúng không nào.
Thủy trúc tỏa sắc trong bể nước khi được trồng thủy sinh
Cách chăm sóc cây Thủy trúc
Cây phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết nên quá trình chăm sóc Thủy trúc cũng không có gì quá phức tạp, dưới đây là vài điểm mà bạn cần lưu ý:
Tưới nước: nếu trồng trên đất, bạn chỉ cần tưới cho cây mỗi tuần 2 lần, mỗi lần chỉ cần ẩm đất là đủ. Nếu tưới nhiều chút cũng không sao vì cây có khả năng chịu úng tốt. Nếu trồng cây thủy sinh, hoặc ven tiểu cảnh có hồ nước thì bạn không cần phải tưới cây. Trồng trong chậu thì nhớ thay nước định kỳ là cây có thể sống tốt.Dinh dưỡng: tương tự như nước, bạn không cần phải bón phân bổ sung dinh dưỡng cho cây quá nhiều. Cứ khoảng 4 – 5 tháng bạn có thể bón một ít phân NPK, nếu trồng thủy sinh thì nhỏ vài giọt dung dịch dinh dưỡng.Ánh sáng: dù ở điều kiện nhiều sáng hay bóng râm thì cây đều có thể phát triển khỏe mạnh. Bạn chỉ cần đảm bảo không để cây tiếp xúc với ánh nắng gắt của mặt trời quá lâu.Nhiệt độ: cây phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam nên bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này.Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn cần thường xuyên quan sát, cắt tỉa lá hư, rễ thối để tránh làm ô nhiễm môi trường sống. Nếu phát hiện cây có sâu rầy thì cần sớm loại bỏ, bị nặng thì có thể mua thuốc về phun.Việc chăm sóc cây cũng khá đơn giản
Nhìn chung, bạn không phải quan tâm chăm sóc cây Thủy trúc quá nhiều mà cây vẫn có thể sống tốt và phát triển khỏe mạnh.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, đặc tính, cách trông và chăm sóc cây Thủy trúc. Hy vọng qua đó bạn đã có nhiều kinh nghiệm hơn để có thể tự mình sở hữu một cây trong nhà.
Chúc bạn thành công.