Cây Phú quý là một trong những giống cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay, không chỉ mang vẻ đẹp sáng trọng, nó còn có những ý nghĩa hết sức đặc biệt.
Cây Nguyệt quế – ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc
Để trồng và chăm sóc cây Phú quý khỏe mạnh, dáng đẹp, bạn cần hiểu rõ một chút về loài cây cảnh này.
Bởi vậy, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích dưới đây nhé.
Đặc điểm của cây Phú quý
Cây Phú quý là một giống cây lai tạo, có tên khoa học là Aglaonema hybrid, thuộc họ Ráy (Araceae). Cụ thể, vào năm 1982, nhà thực vật học Gregori người Indonesia đã nghiên cứu, biến đổi màu xanh của lá sang thành màu đỏ hồng rất đẹp mắt.
Họ Ráy là một họ thực vật rất quen thuộc với nhiều cây cảnh như cây đại phú gia, vạn niên thanh, cây lan ý…
Cây Phú quý
Dưới đây là một vài đặc điểm chính của cây:
Cây có thân màu trắng hồng, lá màu xanh với viền xung quanh màu đỏ hồng, đậm dần vào bên trong.
Cây có sức sống khá tốt, đẻ nhánh nhanh, có thể trồng trên nhiều loại đất kể cả trồng thủy sinh, thông thường cây cao từ 35 – 50cm, nếu mọc ngoài tự nhiên có thể lớn hơn.
Rễ cây to khỏe, nhiều rễ con, dài từ 4 – 6cm, rễ cây ban đầu có màu trắng, sau chuyển dần thành màu xanh.
Cây thường ra hoa vào mùa hè, có dạng cụm màu vàng nhạt, bao xung quanh là mo hoa màu trắng. Cuống hoa ở trung tâm, sau khi hoa tàn thì cây cho quả màu cam hoặc đỏ mọng.
Dù vậy, cây rất hiếm khi ra hoa, bạn cần phải cho cây tiếp xúc đủ nắng kèm chất kích thích thì mới có thể chiêm ngưỡng hoa của cây Phú quý. Cũng bởi vì vậy mà mỗi lần Phú quý ra hoa thường đi kèm với ý nghĩa tài lộc, may mắn sắp đến.
Vẻ ngoài của cây phú quý khá tương đồng với cây vạn lộc.
Cây Phú quý thủy sinh
Cây Phú quý có độc không?
Theo các chuyên gia, loài cây này không hề có độc, bạn có thể yên tâm trồng mà không cần lo lắng về vấn đề an toàn.
Công dụng và ý nghĩa của cây Phú quý
Công dụng của cây Phú quý
Nhờ dễ sống, dễ chăm sóc và có thể trồng thủy canh nên cây Phú quý được sử dụng để làm cây cảnh trang trí trong nhà, văn phòng, quán cà phê, nhà hàng.
Vị trí đặt cây cũng rất đa dạng, chậu nhỏ thì đặt ở bàn làm việc, cửa sổ, bàn tiếp khách, treo ban công, chậu to thì đặt ở cửa, hành lang, sân vườn đều rất phù hợp.
Với một chậu Phú quý, không gian sống và làm việc của bạn sẽ được tô điểm thêm nhiều sắc màu rực rỡ, từ đó giải tỏa căng thẳng, cải thiện tinh thần.
Không gian sống thêm sắc màu với cây Phú quý
Không chỉ có tác dụng làm cảnh, cây Phú quý còn nằm trong nhóm những loại thực vật có khả năng thanh lọc không khí, ngăn ngừa bụi bẩn. Có 1 – 2 chậu Phú quý trong nhà sẽ giúp không khí trong lành, sức khỏe được cải thiện đáng kể.
Ý nghĩa phong thủy cây Phú quý
Theo kinh nghiệm dân gian, cây Phú quý là biểu tượng cho giàu sang, phú quý, mang lại may mắn, tài lộc, giúp đường công danh sự nghiệp của gia chủ thăng tiến.
Cũng bởi vậy mà nhiều người sử dụng cây Phú quý để làm quà tặng trong các dịp như khai trương, tân gia, lễ tết…
Cây có ý nghĩa mang về tài lộc, may mắn
Cây Phú quý hợp mệnh nào?
Theo phong thủy, cây Phú quý phù hợp với tất cả các mệnh, nhưng phát huy tài lộc nhất đối với người mệnh Hỏa. Người mệnh này nếu trồng cây Phú quý trong nhà sẽ giúp cuộc sống khởi sắc trên nhiều dương diện.
Cách trồng và chăm sóc cây Phú quý
Dù là loài cây dễ sống và dễ chăm sóc, bạn vẫn cần nắm rõ một vài yếu tố để cây sinh trưởng khỏe mạnh, đặc biệt là giúp cây dễ ra hoa.
Trồng cây
Cây Phú quý có thể nhân giống bằng nhiều cách như tách bụi, giâm cành, trong đó phương pháp tách bụi được lựa chọn nhiều hơn nhờ hiệu quả cao, cây phát triển nhanh.
Chuẩn bị đất
Cây Phú quý có thể sống tốt trên nhiều loại đất, nhưng để cây phát triển nhanh thì bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng, trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa, mùn. Đất cần đảm bảo tơi xốp và thoát nước tốt để rễ phát triển và không bị ngập úng.
Tách bụi
Từ một bụi to, bạn lựa chọn một cây con khỏe mạnh, lá xanh, không có dấu hiệu sâu bệnh, tách ra rồi trồng xuống đất đã chuẩn bị từ trước. Tưới nước đều đặn để duy trì độ ẩm cho đất là cây sẽ bám rễ và phát triển như bình thường.
Trồng thủy sinh
Sau khi tách bụi và cây ra rễ, bạn có thể nhổ cây lên, rửa sạch đất, loại bỏ rễ hư thối rồi cho vào chậu nước để trồng theo kiểu thủy sinh. Với cách trồng này, bạn sẽ chiêm ngưỡng được bộ rễ khá đẹp của cây.
Nước để trồng cây Phú quý nên có độ pH từ 6.0 – 6.8, nên hòa thêm dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tốt, mỗi 2 tuần bạn thay nước và vệ sinh chậu một lần.
Chăm sóc cây Phú quý
Sau khi trồng cây Phú quý, bạn cũng cần chú ý tạo môi trường sinh sống phù hợp nhất để cây phát triển nhanh chóng.
Tưới nước: dù là loại cây trồng thủy sinh nhưng bạn lại không nên tưới quá nhiều nước cho cây. Tốt nhất mỗi tuần bạn chỉ nên tưới 2 – 3 lần tùy thuộc vào nhiệt độ và ánh nắng ở khu vực trồng. Mỗi lần tưới cũng chỉ cần đủ cho đất ẩm, không cần nhiều, nếu đất quá ẩm có thể kiến rễ cây bị úng.
Chú ý không để cây ngập úng khi tưới nước
Ánh sáng: là loài cây ưa bóng mát, bạn có thể trồng cây trong phòng, trong văn phòng không cần quá nhiều ánh sáng. Tuy nhiên, lá cây chỉ ra màu đẹp nếu tiếp xúc đủ với ánh sáng mặt trời, mỗi tuần bạn nên mang cây ra phơi nắng sớm 1 – 2 lần. Vào mùa hè nên để cây tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn để kích thích cây nở hoa, tất nhiên là tránh ánh nắng gay gắt nhé.
Dinh duỡng: Nếu có thể, mặc dù cây phú quý khá là dễ sống, nhưng nếu được chúng ta cũng nên chăm sóc dinh dưỡng cho cây để cây có thể phát triển tốt, lá bóng muợt để trưng bày cho đẹp. Định kỳ hòa phân vào nước và tưới cho cây, khoảng 1 tháng 1 lần nếu trồng đất và 2 tuần 1 lần với trồng thủy sinh.
Nhiệt độ: là một cây có nguồn gốc nhiệt đới, cây sống tốt với thời tiết ở Việt Nam. Nhiệt đọ phù hợp nhất là từ 15 – 28 độ C, nhưng nếu khắc nghiệt hơn một chút thì cây vẫn có thể sống tốt.
Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc, bạn ít tưới nước nhưng nên thường xuyên dùng khăn ẩm để lau lá, vừa làm sạch, tăng khả năng quang hợp, lại có thể nhanh chóng phát hiện sâu bệnh. Khi phát hiện sâu bệnh, nếu nhẹ thì có thể tự loại bỏ, nếu nặng thì mua thuốc trị sâu rầy về phun.
Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra, loại bỏ la hư thối, nếu trồng thủy sinh thì kiểm tra loại bỏ rễ hư và thay nước để tránh cây lây bệnh nhiều hơn.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm và đặc tính sinh sống của cây Phú quý, hy vọng qua đó bạn đã có đủ kinh nghiệm để trồng và chăm sóc cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đẹp.
Hãy trang trí không gian nhà bạn bằng cây Phú quý để mang về tài lộc nhé, chúc bạn thành công.