Cây ngô đồng được ưa chuộng và trồng nhiều ở khu vực Đông Á, với nhiều công dụng đặc biệt mà nhiều người chưa hẳn đã nắm rõ.
Cây bướm đêm – đặc điểm và ý nghĩa phong thuỷ đặc biệt
Để hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng, cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng, cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.
Tổng quan về cây ngô đồng
Cây ngô đồng có tên khoa học là Firmiana simplex, là một loài thực vật có hoa trong họ Cẩm quỳ (Malvaceae).
Cây phân bổ chủ yếu ở Trung Quốc, các nước Đông Á, Châu Âu và Bắc Mỹ, trong đó có Việt Nam. Tại nước ta, cây còn được gọi với nhiều cái tên khác như tơ đồng, trôm đơn, bo rừng, bo xanh, chung họ với hoa dâm bụt, hoa phù dung hay mãn đình hồng…
Cây ngô đồng
Đặc điểm bên ngoài, ngô đồng là loài thân gỗ có kích thước trung bình, chiều cao cây từ 5 – 15m tuỳ môi trường sống. Còn có một loại ngô đồng cảnh với kích thước nhỏ hơn, chỉ từ 30cm – 1m, thân mập và dày hơn.
Thân cây mọc thẳng, chia làm nhiều cành nhánh với vỏ màu xanh, hơi nhẵn. Lá ngô đồng có màu xanh thẫm, mọc thưa với bản lá to, có khi lên tới 30cm. Phiến lá xẻ hình chân vịt hơi nông, mặt lá nhẵn, phía dưới màu hơi hạt, cuống dài khoảng 10cm.
Hoa ngô đồng có 2 màu chính là trắng vàng hoặc đỏ rực tuỳ loài. Cụm hoa to nở hình mũ, nụ hoa thường có màu nhạt hơn, cuống chung, to và dài.
Các chùm hoa màu đỏ tươi sẽ tạo hình giống như các cành san hô nhỏ, nhìn rất đẹp mắt và cuốn hút.
Hoa thường nở vào tháng 7, sau đó sẽ ra quả. Quả ngô đồng dạng nang, hình bầu dục chia làm 3. Khi non thì quả có màu xanh và chuyển màu vàng khi chín. Để phát tán, quả sẽ nổ mạnh và bắn hạt ra xa.
Về đặc tính sống, cây ngô đồng có tốc độ sinh trưởng trung bình, sống lâu năm. Cây phù hợp với nhiều môi trường sống, ưa ẩm, ưa sáng, sống tốt trong ánh sáng bán phần, chịu úng kém.
Công dụng của cây ngô đồng
Tại Việt Nam, cây ngô đồng được trồng nhiều để làm cây cảnh, với kích thước nhỏ, bản lá lại to độc đáo, thêm vào đó mỗi lần nở hoa toả sắc đỏ rực rỡ, cây sẽ mang tới sự tươi mới cho không gian sống của bạn.
Cây chủ yếu được trồng trong chậu, tùy kích thước mà làm cây để bàn hoặc cây nội thất, trang trí ở tiền sảnh, phòng khách, phòng làm việc, giếng trời hay ban công. Những chậu nhỏ hơn có thể đặt ở bàn làm việc, bàn học hay bàn tiếp khách, cửa sổ.
Ngoài ra, nếu có sân vườn rộng, bạn hoàn toàn có thể trồng cây ra sân vườn, trang trí tiểu cảnh.
Với những cây ngô đồng có kích thước lớn, có thể trồng ở các khu vực công cộng để lấy bóng mát, trang trí cảnh quan.
Cây ngô đồng cảnh trong chậu nhỏ
Ngoài ra, gỗ cây ngô đồng còn được tận dụng trong xây dựng, làm đồ nội thất, đặc biệt là nhạc cụ nhờ khả năng truyền âm.
Đặc biệt, các bộ phận trên cây ngô đồng còn mang tính dược liệu, thường được chiết xuất hay sử dụng để trị nhiều loại bệnh khác nhau.
Theo nhiều ghi chép Đông Y, nhựa cây ngô đồng có khả năng trị các vệt mụn nhọt, tránh nhiễm trùng và có khả năng cầm máu.
Thân cây ngô đồng phơi khô rồi sắc hoặc ngâm rượu có khả năng bồi bổ sức khoẻ rất tốt. Còn rất nhiều công dụng hữu ích khác như trị các bệnh phong thấp, sưng hạch, trĩ, ho gà… tuy nhiên, để sử dụng thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Ý nghĩa phong thuỷ của cây ngô đồng
Không chỉ được yêu thích bởi vẻ ngoài rực rỡ, cây ngô đồng còn mang trong mình nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp.
Trong dân gian, cây ngô đồng gắn liền với biểu tượng chim phượng hoàng, đại diện cho sự quý phái, sang trọng, thiêng liêng.
Cây ngô đồng đại diện cho sự quý phái, sang trọng
Ngoài ra, cây ngô đồng còn có ý nghĩa mang tới cát tường, tài lộc. Trồng cây ngô đồng trong nhà hay sân vườn sẽ giúp xoa đuổi vận xui, mang về cho gia chủ nhiều may mắn trong công việc, cuộc sống.
Rất nhiều ý nghĩa tuyệt vời phải không nào.
Cách trồng và chăm sóc cây ngô đồng
Cây ngô đồng thường được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt bởi tỉ lệ nảy mầm cao hơn. Dưới đây là một vài kinh nghiệm bạn có thể tham khảo qua.
Chuẩn bị đất trồng
Ngô đồng sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phù hợp nhất là đất pha cát. Bạn cótheer trộn thêm mùn cưa, xơ dừa và phân hữu cơ để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng cho đất.
Bầu ươm hay chậu trồng cũng cần phải đảm bảo có lỗ bên dưới để thoát nước.
Nhân giống
Đầu tiên, bạn chọn những hạt từ các cây trưởng thành, hạt phải già, không có dấu hiệu sâu bệnh. Sau đó ngâm hạt giống trong nước ấm 30 – 40 độ trong khoảng nửa tiếng.
Ngâm xong thì mang hạt bọc trong khăn ấm, ủ khoảng 24 tiếng, đến khi hạt nứt nanh thì có thể mang gieo.
Vùi hạt vào phần đất đã chuẩn bị từ trước, phủ lên trên một lớp đất mỏng và tưới nước để duy trì độ ẩm. Cứ khi nào thấy đất khô thì tưới thêm nước, chỉ sau khoảng 2 tuần là hạt sẽ nảy mầm.
Bạn tiếp tục chăm sóc tới khi cây đạt chiều cao từ 20cm trở lên thì có thể tách ra trồng trong chậu hoặc ra đất.
Nhân giống cây bằng hạt
Tưới nước
Nhu cầu nước của cây ngô đồng không nhiều, bạn có thể duy trì tần suất khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Mỗi lần tưới chỉ cần đủ làm ẩm đất, không tưới quá nhiều gây ngập úng.
Tất nhiên, lượng nước tưới còn tuỳ thuộc vào thời tiết, trời nắng gắt thì có thể tưới thêm cho cây và ngược lại.
Ánh sáng
Là loài ưa sáng, vị trí tốt nhất để trồng cây ngô đồng là những nơi thông thoáng, nhiều không gian phát triển. Nếu trồng cây trong chậu thì nên để cây ở gần cửa sổ, giếng trời để có nhiều ánh sáng.
Nếu không có điều kiện, mỗi tuần bạn nên mang chậu cây ra ngoài khoảng 1 – 2 tiếng để cây quang hợp rồi lại mang vào.
Đảm bảo ánh sáng cho cây sinh trưởng
Dinh dưỡng
Tương tự như nước, nhu cầu dinh dưỡng của cây ngô đồng cũng không quá cao, thậm chí cây có thể sống trong điều kiện khô cằn.
Tuy nhiên để cây sinh trưởng tốt thì khoảng 3 tháng 1 lần, bạn bón phân NPK cho cây. Khi bón nhớ rải xa gốc và tưới nước sau khi bón nhé.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây ngô đồng có khả năng kháng sâu hại khá tốt nên ít khi bị sâu bệnh, chủ yếu là gặp phải các tình trạng vàng lá, thâm lá. Nếu gặp phải bạn chỉ việc cắt bỏ là được, tình trạng nặng thì mua thuốc về phun.
Với những thông tin về cây ngô đồng trên, hy vọng bạn đã có đủ kiến thức, kinh nghiệm để tự tay chăm sóc loài cây nhiều ý nghĩa này.
Chúc bạn thành công.