Nhắc đến kiểng lá trong nhà, chúng ta không thể bỏ qua cây Monstera (trầu bà nam mỹ). Đây là loại kiểng lá được ưa thích nhất hiện nay với vẻ đẹp mê mẩn, đặc biệt cho giá trị cực cao. Chính vì thế mà cây monstera ngày càng được nhiều người tìm trồng tại nhà. Vậy cây monstera có đặc điểm gì? Cách trồng thế nào? Cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu ngay bạn nhé!
1/ Cây Monstera là gì?
Cây Monstera có tên khoa học là monstera deliciosa, tên thường gọi là trầu bà lá xẻ, trầu bà Nam Mỹ. Cây mọc thành từng khóm, lá có nhiều hình dáng độc đáo, xẻ sâu, chia thành nhiều thùy. Cây có nguồn gốc từ Mexico và Nam Mỹ.
2/ Đặc điểm của Monstera
Đặc điểm của loài cây này là mọc thành khóm, thân có khả năng leo bám vào thân cây chủ để sinh trưởng. Trong tự nhiên, nếu gặp điều kiện sinh trưởng tốt cây có thể phát triển lên tới 20m. Nếu trồng trong một chậu cây tại nhà thì cây có thể phát triển cao đến khoảng 4-5m và rộng 2 – 3m.
Một cây Monstera lý tưởng thì 1 chiếc lá có thể có đường kính đến 1m. Đến giai đoạn nhất định cây sẽ cho quả với hình dáng gần giống trái bắp, quả xanh chứa axit oxalic, gây bỏng rát nếu chạm phải, nhưng khi chín thì quả cực thơm ngon.
Là cây nhiệt đới rất khỏe mạnh với hệ thống rễ chùm. Tốc độ phát triển nhanh và màu lá khác nhau tùy thuộc vào môi trường sống như: đất, ánh sáng, nhiệt độ và các yếu tố khác.
2/ Monstera đột biến hay mostare var là gì?
Khi lá bị biến màu, không có màu xanh như ban đầu, mà chuyển thành những màu khác như trắng, vàng kem, sữa, xanh nhạt… thì được gọi là monstera đột biến hay mostare var với giá thành lên đến vài tỷ đồng.
3/ Các loại cây Monstera
Có thể bạn chưa biết, có đến 48 loài Monstera trong tự nhiên. Tuy nhiên, chỉ có một số loài được thuần dưỡng để làm cây trang trí phổ biến như sau
– Monstera Deliciosa: Xuất xứ từ vùng khí hậu nhiệt đới hay các hòn đảo gần xích đạo. Do đó chúng thích nghi rất tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm ở miền Nam nước ta.
– Monstera Thai Constellation: Là một loại thuộc Monstera Deliciosa, có nguồn gốc từ miền nam Mexico và Panama, được phát triển từ quá trình nuôi cấy mô ở Thái Lan.
– Monstera Albo: Là dòng hiếm có, được gọi với cái tên mỹ miều “Halfmoon” có nghĩa là nửa màu trắng và nửa màu xanh.
– Monstera Adansonii: Là dạng cây mọc thành bụi dây leo, độ dài không giới hạn. Lá có hình bầu dục với nhiều lỗ, độ rộng khoảng 3 – 6cm.
– Monstera Adansonii Variegata: Là dòng monstera “hiếm có khó tìm”, lá có sự pha trộn đẹp mắt giữa màu trắng, màu xanh và màu vàng kem.
– Monstera Adansonii Laniata: Là một dòng khác của Monstera Adansonii.
– Monstera Dubia: Là loài có những chiếc lá nhỏ, hình trái tim, lốm đốm cả màu xanh lá cây nhạt và đậm.
– Mini Monstera: Là loại cây siêu dễ chăm sóc có nguồn gốc từ miền nam Thái Lan và Malaysia.
4/ Lý do monstera được ưa chuộng nhất?
4.1 Hình dáng độc đáo
Chính hình dáng lạ mắt, độc đáo từ loại cây này sẽ giúp tạo điểm nhấn cho không gian nhà bạn.
4.2 Dễ trồng và chăm sóc
4.3 Thanh lọc không khí
4.4 Trồng monstera mang phong thủy tốt cho gia chủ
Monstera không chỉ giúp thanh lọc không khí mà nó còn mang ý nghĩa vượng khí, mang lại may mắn cho gia chủ. Bởi sự phát triển tươi tốt, lá to rậm rạp, màu xanh tượng trưng cho mệnh mộc, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở.
5/ Cách trồng cây Monstera trong chậu tại nhà
5.1 Ánh sáng & nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng để trồng Monstera là 18 – 30 độ C. Cây ưa ẩm, cần nhiều nước ở giai đoạn sinh trưởng. Không chịu hạn, không chịu úng. Cây ưa sáng nhưng không quá gắt, đặt chậu cây ở nơi thoáng mát, 40% ánh sáng, chiếu sáng 1h/ngày.
3.2 Đất trồng
Trầu bà sinh trưởng tốt nhất khi đất trồng tơi xốp, thoáng nước tốt, không cần nhiều dinh dưỡng. Tỉ lệ thích hợp 60% mụn dừa + 30% đất pha cát +10% trấu hun. Đặt cây vào giữa chậu, lấp đất sao cho phủ kín toàn bộ rễ.
Đặt cây con đã mua vào giữa chậu, nén đất vừa phải cho cây đứng thẳng nhưng không quá chặt.
6/ Cách chăm sóc cây Monstera
6.1 Tưới nước
Tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể để tưới nước giữ ẩm cho cây. Đảm bảo đất trong chậu luôn ẩm, nhưng không được gây úng cây. Vào mùa hè nắng gắt có thể tưới qua lá dưới dạng phun xịt để cung cấp độ ẩm cho cây, giúp lá luôn tươi xanh.
6.2 Bón phân
Từ sau trồng khoảng 1 tháng, khi rễ cây bắt đầu phát triển, có thể tiến hành bón phân trùn quế bổ sung dinh dưỡng. Từ tháng thứ 5 trở đi, cây phát triển cứng cáp thì bón bổ sung thêm NPK 20-20-15 bằng cách pha loãng 1/2 thìa cà phê phân bón trong 4 lít nước. Sử dụng phân bón đã pha loãng thay cho việc tưới nước thường xuyên. Mùa hè bón phân 1 lần/tháng, mùa đông có thể bón 2 – 3 lần/tháng. Để bộ lá luôn xanh tươi, đẹp thì có thể bổ sung riêng dinh dưỡng đạm.
6.3 Phòng trừ sâu bệnh
Một ưu điểm lớn khi chọn trồng Monstera là cây này rất hiếm khi bị sâu bệnh tấn công. Do đó, bạn hoàn toàn an tâm đặt trang trí nó ngay tại ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, các loài gây hại phổ biến có thể tấn công cây monstera bao gồm rệp sáp, bọ trĩ, rệp vảy và nhện. Nếu có bất kỳ loại côn trùng nào được tìm thấy trên tán lá, hãy phun nước trực tiếp lên cây. Cũng có thể rửa lá bằng xà phòng diệt côn trùng.
Một số bệnh hại trên Monstera
Nâu bìa lá
Vàng lá
Héo lá
6.4 Cắm cọc
Trầu bà lá xẻ là dòng thân leo nên bạn lưu ý cắm một cây cọc giữa chậu để cây mọc lên thẳng đứng không bị đổ ngã nhé. Nên chọn loại cây có bề mặt sần sùi hoặc bọc một lớp lưới để cây dễ dàng leo bám.
Nếu muốn tạo dáng cho cây thì bạn có thể cắt tỉa bớt lá rách, lá hỏng, chú ý không cắt sát gốc.
6.5 Cách thay chậu Monstera
- Lấp một phần ba đáy chậu bằng đất trồng kiểng đã chuẩn bị
- Nhẹ nhàng đặt cọc để thân cây leo lên.
- Đặt rễ vào chậu lớn hơn, lấp đất xung quanh rễ.
- Dùng đất bao quanh cọc thật chắc và dùng dây buộc thực vật để gắn thân cây vào cọc.
7/ Cách nhân giống cây monstera
7.1 Nhân giống bằng giâm cành
7.2 Nhân giống bằng chiết cành
Chiết cành là một phương pháp ít rủi ro được ưa thích bởi vì bạn sẽ không thực hiện việc cắt rời cây mẹ cho đến khi cây con đã sẵn sàng được đưa vào chậu với bộ rễ mới. Cây mẹ có thể trông “xấu xí” trong một thời gian, nhưng rất đáng để có được một cây con khỏe mạnh.
Đối với phương pháp này, bạn cần có mụn dừa trộn đất bùn hoặc rễ lục bình, một túi nhựa hoặc màng bọc nhựa và các dây buộc.
– Quấn một lớp rêu sphagnum dài 1 inch xung quanh điểm mà lá nối với thân.
– Xịt nước lên rêu để tăng độ ẩm và dùng nilon bọc lại. Sử dụng dây buộc xoắn để cố định nó (nó có thể trông hơi lộn xộn, điều này không sao).
– Đảm bảo rêu có thể duy trì độ ẩm cho đến khi rễ phát triển.
– Khi rễ phát triển trong vài tháng, bạn có thể cắt (bằng dụng cụ sạch, sắc bén) phần thân bên dưới rễ và tạo cây non cùng với rễ của nó trong một chậu đất mới.
7.3 Nhân giống bằng gieo hạt
Phải mất một thời gian dài để có được một cây phát triển đáng kể để thu về được hạt giống. Vì vậy bạn nên mua hạt giống từ các nhà cung cấp làm vườn trực tiếp. Hoặc các cá nhân đã thu hoạch được trong thời gian nở hoa.
– Đặt hạt giống sâu khoảng 1 centimet trong đất có đầy đủ chất dinh dưỡng và che phủ nhẹ. Xịt đất thường xuyên để giữ ẩm giúp cây mau nảy mầm và phát triển.
– Hạt giống cây Trầu bà lá xẻ Nam Mỹ không cần phải được ngâm trước khi trồng.
– Các hạt sẽ mất khoảng 2 đến 8 tuần để nảy mầm. Khi nhiệt độ của đất được giữ trong khoảng từ 68 đến 73 độ F (20 đến 23 độ C).
– Khi cây con nảy mầm và trở nên đủ chắc chắn để xử lý. Hãy di chuyển từng cây sang một chậu nhỏ để thúc đẩy sự phát triển rễ mạnh mẽ.
8/ Câu hỏi thường gặp khi trồng monstera
Monstera có dễ chăm sóc không?
Là một loại cây trồng trong nhà, loại cây này rất dễ trồng và dễ chăm sóc. Tuy nhiên, ở ngoài trời, bạn cần phải sống trong môi trường ấm và ẩm thích hợp để nó phát triển.
Tại sao lá trên một số cây Monstera lại chẻ nhiều hơn những cây khác?
Những chiếc lá đã kết tụ cần rất nhiều năng lượng để phân chia. Cây càng nhận được nhiều ánh sáng thì càng tách ra nhiều. Ít ánh sáng hơn sẽ tạo ra những chiếc lá nhỏ hơn, ít sặc sỡ hơn.
Tại sao lá cây trầu bà lá xẻ không tách ra?
Căn hộ của tôi rất thiếu ánh sáng. Tôi vẫn có thể trồng Monstera được chứ?
Sự khác biệt giữa Monstera deliciosa và Monstera adansonii là gì?
Cả hai cây Monstera đều được gọi là Trầu bà nhưng điều khác biệt là kích thước của lá của chúng. Các lá của Monstera deliciosa (trầu bà lá xẻ) lớn hơn đáng kể so với các lá nhỏ của Monstera adansonii (trầu bà lá lỗ).
Cây Monstera không những trồng đơn giản, không đòi hỏi công chăm sóc mà còn tạo điểm nhấn cho không gian, mang nhiều ý nghĩa cho gia chủ. Bạn còn chần chờ gì mà không bổ sung vào danh sách cây cảnh nhà mình? Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!
HLV.vn
- Cách trồng và chăm sóc trầu bà lỗ hút vận may cho gia chủ
- Ý nghĩa phong thủy, cách trồng và chăm sóc trầu bà leo cột
- Đặc điểm, ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc trầu bà vàng
- Cây trầu bà đế vương trồng và chăm sóc ra sao?