Cây Mai chiếu thủy là cây cảnh rất được ưa chuộng, thường được dùng để trang trí trong không gian sống hay được dùng làm quà tặng trong những dịp ý nghĩa.
Cách trồng cây Cúc tần Ấn Độ và chăm sóc hiệu quả, đẹp mắt
Vậy bạn đã hiểu hết về cây hoa Mai chiếu thủy chưa?
Nếu bạn muốn nắm rõ hơn về đặc điểm, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây Mai chiếu thủy thì hãy cùng tham khảo qua những thông tin dưới đây.
Đặc điểm và đặc tính cây Mai chiếu thủy
Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách nhận biết cũng như môi trường sống của cây Mai chiếu thủy.
Đặc điểm
Tên: Mai chiếu thủyTên gọi khác: Mai chấn thủy, Mai trúc thủyHọ: Trúc đào (Apocynaceae), cùng họ với một số loài phổ biến như hoa sữa, hoa sứ, hoa dừa cạn…Tên khoa học: Wrightia religiosaCây Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy là loài cây thân gỗ, rễ chùm, có nguồn gốc từ miền Đông Dương, thân cây có hình thù sần sùi và những nốt nhỏ, thân có màu đen hoặc xám, các nhánh dài mảnh, có lông mềm khá đẹp mắt.
Lá cây thuôn dài hình trái xoan, hai mặt lá không đối xứng, có góc ở gốc và hầu như không có cuống.
Cây ra hoa quanh năm, hoa có màu trắng, mọc thành chùm trên một cọng dài và có mùi khá thơm. Hoa của Mai chiếu thủy có 5 cánh khá giống hoa mai, hướng xuống dưới nên gọi là chiếu thủy.
Hoa sau khi tàn sẽ sinh quả, mỗi hoa thường cho 2 quả màu đen đen hình dải, quả có khía dọc và kèm chùm lông mềm màu trắng.
Cây khi phát triển có nhiều rễ, chia làm nhiều loại và mỗi loại lại có công dụng khác nhau.
Hiện nay có 3 loại mai chiếu thủy: lá nhỏ (lá kim), lá trung và lá lớn. Mỗi dòng sẽ được trồng và tạo hình theo hướng khác nhau để cho ra sản phẩm cây cảnh phù hợp.
Đối với cây cảnh, bạn cũng không nên bỏ qua các loại hoa mai quen thuộc khác như mai vàng, mai tứ quý…
Đặc tính
Mai chiếu thủy là loài cây cảnh khá dễ tính, cây có thể sống với nhiều điều kiện môi trường khác nhau, tiết kiệm cho bạn thời gian chăm sóc. Cụ thể:
Cây có thể sống trên các loại đất như đất cát pha, đất đỏ, đất thịt, đất phù sa, đất lẫn cát sỏi, đất sét pha… đất cần tơi xốp, có độ pH từ 5.5 – 6.5.Cây không thể sống trong môi trường đất phèn chua, đất bạc màu hay đất nhiễm độc.Về chăm sóc đất, bạn cần ưu tiên bón phân lân và kali hơn là phân đạm, như vậy cây sẽ hấp thu được nhiều dinh dưỡng.Mai chiếu thủy ưa thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ tốt nhất nằm ở khoảng 25 – 30 độ C. Tất nhiên cây vẫn có thể sống ở vùng có nhiệt độ thấp hơn, tuy nhiên tốc độ phát triển sẽ kém hơn.Là loài cây ưa ánh sáng nhưng Mai chiếu thủy lại không chịu được nắng gắt. Khả năng chịu hạn cũng kém nên bạn cần tưới nước thường xuyên để duy trì độ ẩm.Hoa thường nở vào mùa nắng, và thích hợp với những vùng có chia 2 mùa nắng mưa rõ rệt, giống như các tỉnh Tây Nguyên hay Miền Nam.Cây Mai chiếu thủy khá dễ chăm sóc
Ý nghĩa cây mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy có bộ rễ và dáng cây khá vững chãi, do đó cây tượng trưng cho sự bền vững, ổn định trong sự nghiệp, gia đình.
Theo dân gian, loài cây cảnh này còn có khả năng trấn yểm điều xấu, mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia chủ.
Hoa của cây thường nở dày, tượng trưng cho sự sung túc, đầy đủ.
Cũng nhờ ý nghĩa đó mà cây thường được dùng làm quà tặng trong các dịp khai trương, lễ tết, tân gia…
Khi trồng cảnh, cây thường được tạo dáng bonsai, trồng trong chậu, trang trí để bàn, bàn làm việc, đặt ở sảnh hay sân vườn, sân thượng đều được.
Trong phong thủy, cây phù hợp với tất cả các mệnh, nhưng mang lại tài vận nhiều nhất là những ai có mệnh Mộc hoặc Thủy.
Cách trồng và chăm sóc Mai chiếu thủy ra hoa đẹp
Dưới đây là tổng hợp những kinh nghiệm bạn cần nắm rõ trong quá trình trồng và chăm sóc cây Mai chiếu thủy.
Giai đoạn chuẩn bị
Để tạo điều kiện lý tưởng cho cây Mai chiếu thủy sinh trưởng, bạn cần chọn nơi có ánh sáng nhiều, tuy nhiên cần chuẩn bị mái che để tránh những lúc ánh nắng quá gay gắt.
Các tỉnh có thời tiết chia làm hai mùa nắng mưa rõ rệt sẽ dễ trồng hơn.
Về đất trồng, bạn có thể chọn đất cát pha, đất đỏ, đất thịt, đất phù sa, đất lẫn cát sỏi hay đất sét pha đều được. Chỉ cần đảm bảo độ tơi xốp, nhiều mùn để thoáng khí.
Trước khi trồng bạn cũng nên bón lót thêm các loại phân hữu cơ để tăng dinh dưỡng cho đất.
Cây sống tốt ở nơi nhiều ánh sáng nhẹ
Trồng cây Mai chiếu thủy
Có nhiều cách để trồng Mai chiếu thủy, nhưng phổ biến nhất vẫn là trồng từ hạt và chiết cành.
Trồng từ hạt:
Về giống, bạn có thể mua ở các cửa hàng bán cây cảnh, sau đó chuẩn bị đất và gieo hạt là được.
Trồng cây từ hạt không được ưa chuộng lắm, bởi cây có tốc độ phát triển chậm, cần chăm sóc kỹ càng bởi cây có sức sống yếu, dễ bị tác động xấu từ môi trường.
Trồng bằng chiết cành:
Khác với gieo hạt, chiết cành được lựa chọn nhiều hơn bởi cây sẽ phát triển nhanh hơn và có sẵn sức chịu đựng cao ngay từ đầu.
Phương pháp chiết cành cũng không khác gì với cách chiết cành thông thường.
Đầu tiên, bạn lựa chọn một cành khỏe mạnh, không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó khoanh vỏ xung quanh cành, cách gốc khoảng 3 – 4cm.
Sau khi khoanh vỏ, bạn đắp đất và tạo bầu, thường xuyên tưới nước cho tới khi cành mọc rễ. Lúc này bạn cắt cành đó và trồng xuống đất là xong.
Khá đơn giản đúng không nào, với cách làm này, bạn sẽ có ngay một cây Mai chiếu thủy khỏe mạnh, quá trình chăm sóc sau đó sẽ đơn giản hơn nhiều.
Tưới cây
Cây không hề kén trong việc chăm sóc, bạn chỉ cần tưới nước đều cho cây mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn. Khi tưới cũng không cần tưới nhiều, chỉ cần đảm bảo làm ẩm 2/3 phần đất trồng là được.
Nhớ tưới nước đều cho cây
Bón phân
Sau khi chọn được môi trường sống có ánh sáng, thời tiết thích hợp và trồng cây, bạn cần chú ý tới dinh dưỡng của đất.
Cây Mai chiếu thủy phù hợp với các loại phân hữu cơ như phân chuồng ủ hoai, phân dê…và các loại phân vi sinh như NPK, DAP.
Đối với phân hữu cơ, để cây hấp thu tốt bạn chỉ cần phơi khô rồi rải đều xung quanh gốc, nhớ không để phân quá cứng hay bón quá dày nhé.
Phân vi sinh thì bạn pha với nước rồi phun vào đất để cây có thể hấp thu tốt hơn.
Sau khi bón phân, bạn cần tưới nước để làm ẩm phần đất, giúp phân thẩm thấu và hấp thu vào cây toàn diện, bởi để lâu phân có thể bị ánh nắng làm bốc hơi dưỡng chất.
Cắt cành, tỉa nhánh, tạo dáng
Để có thể làm cây cảnh, công đoạn cắt tỉa và tạo dáng cho cây Mai chiếu thủy là rất quan trọng.
Để cây có dáng đẹp, bạn cần uốn nắn ngay từ khi cây còn nhỏ, các dáng bonsai được yêu thích có thể kể tới như hình tháp, xếp tầng, hình tròn…
Nếu cây phát triển quá rậm rạp thì hoa sẽ nở ít, không đẹp do đó bạn cần chú ý cắt tỉa cành lá thường xuyên, tốt nhất là 1 lần mỗi tháng vào mùa mưa, 2 lần mỗi tháng vào mùa nắng.
Không dễ để cắt tỉa và tạo dáng cho ra một cây cảnh đẹp
Để hoa nở nhiều và đẹp, bạn cần chú ý một chút trong việc cắt tỉa ở khoảng thời gian trước đó, dưới đây là một vài lưu ý cụ thể:
Tùy theo dáng cây mà bạn tự quyết định vị trí cắt và tỉa lá cành. Để có được khiếu thẩm mĩ tốt, bạn cần tích lũy kinh nghiệm sau thời gian dài chơi cây cảnh.Ngưng cắt tỉa và tưới cây trước khi cây ra nụ khoảng 4 – 6 ngày. Nếu nhận thấy đất quá khô thì chỉ tưới phun sương cho ẩm đất. Nếu thấy cây có hiện tượng héo thì có thể tưới một ít vào sáng sớm.Hòa tan phân KNO3 với nước sạch theo liều lượng 12mg/8 lít nước và tưới cho cây vào sáng sớm. Cứ sau 5 lần tưới nước thì lại bón phân một lần.Pha loãng phân nitrat kali với nước rồi tưới cho cây mỗi tuần một lần vào sáng sớm.Thực hiện đều đặn khoảng 1 tháng thì nụ hoa sẽ bắt đầu nhú và nở bung sau đó khoảng 10 ngày.
Trị sâu bệnh
Mai chiếu thủy rất ít khi bị sâu bệnh, tuy nhiên vào mùa mưa thì cây dễ gặp phải tình trạng sâu đục thân hay sâu ăn lá. Bạn cần thường xuyên kiểm tra để phát hiện và loại bỏ sâu kịp thời.
Khi ra hoa, sâu bướm cũng có tác động xấu tới quá trình nở, khiến cho hoa nở không đều, không đẹp. Để giải quyết thì bạn cũng chỉ cần chú ý quan sát và loại bỏ sâu nếu có là được.
Trên đây là những thông tin mà bạn cần nắm rõ nếu muốn trồng một cây Mai chiếu thủy để làm cảnh. Hy vọng bạn sẽ có đủ kinh nghiệm để có cho mình một chậu cây vừa đẹp, vừa mang lại nhiều ý nghĩa.
Chúc bạn thành công.