Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Cây lưỡi hổ – tác dụng, cách nhân giống, hợp mệnh nào và tuổi gì

Cây lưỡi hổ – tác dụng, cách nhân giống, hợp mệnh nào và tuổi gì

by Học Làm Vườn

Hiện nay, trồng cây trong nhà đã và đang trở thành xu thế của nhiều gia đình. Cây cảnh trong nhà không chỉ có tác dụng trang trí mà còn là một công cụ làm sạch không khí hữu hiệu. Đặc biệt, trong số tất cả những loài cây trang trí trong nhà thì lưỡi hổ là một ứng cử viên sáng giá được nhiều chuyên gia khuyên trồng. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc cây lưỡi hổ chuẩn chuyên gia qua bài biết này nhé!

1/ Cây lưỡi hổ là gì?

Cây lưỡi hổ hay còn gọi là hổ vĩ mép vàng, lưỡi cọp,… Có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata, là một loài thực vật thuộc họ Măng tây và có xuất xứ từ Châu Phi.

Ở nước ta, lưỡi hổ được biết đến như là một loại cây trang trí thông dụng và được nhiều gia đình ưa thích vì công dụng cũng như ý nghĩa phong thủy của nó.

2/ Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Một cây lưỡi hổ bình thường sẽ mang một số đặc điểm sau:

– Thân thảo mọng nước, mọc thành cụm, mỗi cây có từ 5-6 lá.

– Lá cây lưỡi hổ cứng và nhọn, có màu xanh pha đốm trắng, viền lá màu vàng chạy từ gốc đến ngọn. Các bẹ lá ôm sát gốc cây, chiều cao lá có thể hơn 1m, chiều rộng 5-7 cm.

– Hoa 6 cánh và có màu trắng nhạt. Tuy nhiên, lưỡi hổ trồng làm cảnh rất hiếm khi ra hoa.

3/ Chuẩn bị trồng cây lưỡi hổ tại nhà

3.1 Giống

Hiện nay trên thị trường có lưu hành 12 loại lưỡi hổ khác nhau. Trong đó loại thông dụng và được dùng nhiều nhất là lưỡi hổ thái.

Bạn có thể lấy giống trồng lưỡi hổ từ cây con hoặc từ lá của cây mẹ:

Lấy giống từ cây con: Nhẹ nhàng nhổ cụm cây ra khỏi đất, dùng dao cắt đoạn rễ liên kết giữa cây mẹ và cây con. Nhân giống bằng cây con sẽ giúp giữ lại màu sắc cho cây.

Cay Luoi Ho (3)Giống từ cây con

Lấy giống từ lá cây mẹ: Dùng dao cắt lá của cây mẹ thành các đoạn 5cm, để riêng từ 3-5 giờ cho khô nhựa. Nhân giống bằng lá sẽ làm mất viền vàng của cây.

Cay Luoi Ho (4)Giống từ lá cây mẹ

3.2 Đất trồng

Lưỡi hổ là cây không chịu được ẩm nên đất trồng bắt buộc phải tơi xốp và thoát nước tốt.

Bạn có thể sử dụng hỗn hợp đất, cát, trấu và mùn hoặc phân hữu cơ với tỉ lệ 3:1:1:1 để làm giá thể trồng cây.

Nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chuẩn bị đất, bạn hoàn toàn có thể dùng giá thể trồng kiểng lá SFARM.

Gia The Trong Kieng La <b>HLV</b>” width=”500″ height=”500″  >Đất trồng cây lưỡi hổ </em></p><h3 id=3.3 Chậu trồng

Chậu để trồng lưỡi hổ bạn nên dựa vào kích thước và vị trí đặt cây để chọn. Chậu nên làm từ sứ hoặc gỗ, có chiều cao ít nhất 15cm.

Một lưu ý nhỏ về phong thủy cho bạn để chọn chậu:

– Nếu bạn là người thuộc mệnh Kim: Hãy dùng chậu có dạng vuông, chữ nhật hay dạng thuôn tròn, không nên dùng chậu có góc nhọn hay uốn lượn.

– Nếu bạn là người thuộc mệnh Thổ: Hãy dùng loại chậu có góc nhọn, vuông hay chữ nhật, không nên dùng chậu hình thuôn dài.

3.4 Vị trí đặt chậu lưỡi hổ

Lưỡi hổ là một loài ưa bóng, thế nên bạn hãy đặt chậu ở nơi bóng râm, có ánh sáng phản chiếu.

Bạn có thể đặt chậu ở trước cửa, bên cửa sổ hay ở ban công nhà bạn.

Hướng phù hợp nhất để đặt chậu là Đông nam, Tây và hướng Bắc. Mặt khác, bạn nên đặt chậu ở nơi có ít người qua lại, hãy để giúp năng lượng phong thủy của cây giúp bạn xua đi những khí xấu trong nhà.

4/ Cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà

Bạn có thể trồng lưỡi hổ tại nhà cực kì đơn giản:

– Nếu bạn trồng lưỡi hổ bằng lá: Lấy lá đã chuẩn bị sẵn, giâm vào chậu sâu khoảng 2 – 2,5cm.

– Nếu bạn trồng bằng cây con: Lấy cây con chuẩn bị sẵn và trồng vào chậu rồi lấp đất.

Một mẹo nhỏ cho bạn: Nếu bạn muốn trồng lấy giống, hãy lấp đất cao hơn gốc cây, lúc này sau vài tháng cây sẽ tạo thêm cây con.

Cay Luoi Ho (2)

5/ Cách chăm sóc cây lưỡi hổ

5.1 Tưới nước

Cây lưỡi hổ là loài cây ưa khô nên bạn không cần phải tốn công chăm sóc nhiều. Bạn có thể tưới cây 1-2 lần/tuần vào mùa khô, còn vào mùa mưa bạn có thể dựa vào điều kiện thời tiết để tưới.

5.2 Bón phân

Thực tế lưỡi hổ không yêu cầu quá nhiều về phân bón. Tuy nhiên, bạn nên bón thúc cho cây 1 tháng 1 lần bằng phân có chứa Potasse hoặc phân hữu cơ như phân chuồng hoai, phân trùn quế…. Nên bón cách gốc cây khoảng 10cm để cây có thể hấp thụ tốt chất dinh dưỡng.

5.3 Thay chậu khi cây lưỡi hổ phát triển lớn

Sau 1-2 năm trồng, rễ cây đã phủ hết chậu, lúc này bạn nên tiến hành thay chậu cho cây. Khoảng thời gian từ mùa xuân cho đến đầu mùa hạ là khoảng thời gian tốt nhất để bạn tiến hành thay chậu. Bạn nên tách bớt cây ra khỏi chậu để tăng không gian dinh dưỡng cho cây.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổCách chăm sóc cây lưỡi hổ

6/ Các bệnh thường gặp trên cây lưỡi hổ và cách khắc phục

Cây lưỡi hổ của bạn đã gặp vấn đề nếu có các triệu chứng sau:

– Lá bị nhạt màu, chuyển từ màu xanh đậm sang màu xanh nhạt, đốm trắng loang lổ: Cây của bạn bị thiếu ánh sáng, bạn hãy đem cây đặt ở vị trí nhiều ánh sáng phản chiếu hơn như cửa sổ. Hoặc bạn có thể cho cây tắm nắng 2-3 tháng 1 lần trong từ 7-9h sáng.

– Lá bị khô hoặc cháy ngọn, nhiều đốm nâu trên lá: Cây bị thừa ánh sáng, bạn nên đưa cây vào bóng râm, tránh ánh sáng trực tiếp.

– Lá xuất hiện đốm đen, rễ bị thối: Cây của bạn đã bị thừa nước, bạn nên hạn chế tưới nước cho cây và tiến hành làm thông thoáng đất.

– Lá bị mềm và có những vết thâm: Do nhiệt độ môi trường quá thấp, bạn nên chuyển cây tới vị trí ấm áp hơn.

– Lá non bị mềm: Bạn đã bón phân quá nhiều, hãy lấy bớt phân và hạn chế bón ở những lần tiếp theo.

7/ Ý nghĩa phong thủy của cây lưỡi hổ

Ngoài giá trị thẩm mĩ, lưỡi hổ cũng mang lại cho gia chủ nhiều tài lộc và may mắn cũng như giúp xua đi những điềm xấu cho gia đình.

Lưỡi hổ với vẻ ngoài rắn rỏi và sức sống mãnh liệt còn thể hiện sức mạnh, nỗ lực và ý chí không ngừng tiến lên của cá nhân.

Trong kinh doanh và cuộc sống hằng ngày, lưỡi hổ được xem như là một món quà phong thủy với lời chúc phát tài, đoàn kết và may mắn.

8/ Cây lưỡi hổ hợp tuổi nào?

Theo phong thủy, người tuổi Ngọ sẽ gặp nhiều may mắn hơn nếu trồng cây lưỡi hổ trong nhà mình. Lưỡi hổ sẽ giúp những người tuổi ngọ xua tan những điều không tốt, đẩy lùi điềm xấu và mang lại nhiều may mắn.

9/ Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì?

Với hình dạng lưỡi dao, lá xanh viền vàng, lưỡi hợp rất phù hợp với người có mệnh Kim và mệnh Thổ. Với màu sắc bản mệnh là xanh và vàng khi kết hợp với cây lưỡi hổ sẽ giúp bổ xung yếu tố phong thủy cho 2 mệnh này. Trồng cây lưỡi hổ giúp họ tạo được vận thế tốt, công việc thuận lợi và cuộc sống thành công.

Cay Luoi Ho

10/ Cây lưỡi hổ có độc không?

Cây lưỡi hổ thuộc cùng một họ với cây nha đam nên có mang trong mình một lượng độc tố nhỏ. Nếu ăn phải lượng lớn sẽ gây cảm giác buồn nôn, ngộ độc và kích ứng da cho những người cơ địa kém.

11/ Cách nhân giống cây lưỡi hổ

Có thể nhân giống lưỡi hổ bằng cây con hoặc bằng lá:

Lấy giống từ cây con: Khi trồng cây lưỡi hổ bạn hãy lấp đất cao hơn phần gốc, sau vài tháng cây con sẽ mọc lên cạnh cây mẹ. Bạn hãy dùng dao để tách cây con ra và trồng vào chậu mới.

Lấy giống từ lá cây mẹ: Dùng dao cắt lá của cây mẹ thành các đoạn 5cm, để riêng từ 3-5 giờ cho khô nhựa. Bạn có thể giâm vào đất hoặc giâm trong nước. Nếu bạn trồng cây bằng nước hãy lưu ý thay nước 1 lần/1 tuần để đảm bảo cây có thể phát triển tốt.

Nhìn chung, lưỡi hổ là loài cây dễ trồng và chăm sóc, bạn sẽ không cần bỏ quá nhiều công sức để sở hữu một chậu lưỡi hổ vừa đẹp vừa hút tài lộc. Hãy liên hệ ngay đến Hotline 0902.652.099 để được tư vấn nhanh và chính xác nhất nhé!

HLV.vn

*Xem thêm:

  • Cách trồng & chăm sóc hoa sử quân tử trồng chậu chuẩn nhất
  • Hướng dẫn cách trồng sen Nhật mini cho hoa lung linh
  • Cách trồng hoa Tulip trong chậu chơi Tết cực đơn giản
  • Cách trồng hoa giấy nhiều màu đẹp nhất

You may also like