Cây Lan quân tử với vẻ ngoài bắt mắt, hiện đang là cây cảnh được nhiều người yêu thích, trưng bày trong nhà hay văn phòng làm việc.
Cây Ngọc ngân – Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc
Không chỉ là cây cảnh, Lan quân tử còn mang nhiều ý nghĩa về phong thủy.
Vậy bạn đã hiểu rõ về loài cây đặc biệt này?
Hãy cùng tìm hiểu một vài thông tin dưới đây để nắm rõ cách trồng và chăm sóc cây Lan quân tử sao cho hiệu quả nhé.
Đặc điểm, hình ảnh cây Lan quân tử
Dưới đây là một vài đặc điểm chính của Lan quân tử để bạn dễ dàng nhận biết và hiểu hơn về đặc tính sống của cây.
Tên: Lan quân tửTên khác: Đại quân tử, Huệ đỏ, Lan huệ camHọ: Loa kèn đỏ (Amaryllidaceae)Tên khoa học: Clivia nobilisCây Lan quân tử
Khi nghe tên, nhiều người thường lầm tưởng cây thuộc họ Lan nhưng thực tế cây thuộc họ họ Amaryllidaceae và có nguồn gốc từ Nam Phi.
Cây Lan quân tử là cây thân thảo, thường cao từ 30cm – 1m, nếu sinh sống tốt ngoài tự nhiên có thể cao hơn, các cây trồng làm cảnh thường khá thấp và có dáng đẹp.
Cây có lá màu xanh đậm, dạng bẹ và đan xen vào nhau, thân lá kết hợp thành nhiều lớp đối xứng như chiếc quạt cầm tay, rất đẹp mắt.
Vẻ ngoài của lan quân tử có nhiều điểm tương đồng với các loài cùng họ như hoa tóc tiên, hoa thủy tiên hay bạch trinh biển…
Một vài hình ảnh về cây Lan quân tử:
Lan quân tử ra hoa mùa nào?
Cây Lan quân tử thường ra hoa vào mùa xuân và mùa hạ. Hoa của cây cũng rất đẹp mắt, thường có màu cam, vàng hoặc đỏ, màu đậm dần từ trong ra ngoài.
Hoa có dạng nhiều bông nhỏ chụm lại, mỗi hoa thường có từ 10 – 15 chùm kết hợp với nhau. Vì cây nhỏ nên sẽ không ra nhiều hoa, thường chỉ 2 – 3 bông.
Điểm đặc biệt là hoa của Lan quân tử thường tươi rất lâu, bạn có thể dùng chưng Tết cả tháng vẫn chưa tàn. Dù vậy, cây có tốc độ sinh trưởng khá chậm nên phải trồng lâu bạn mới có thể thấy cây ra hoa (thường là 5 – 6 năm, nhưng nếu trồng kiểu tách bụi thì có thể nhanh hơn).
Lan quân tử thường ra hoa vào mùa xuân và hạ
Sau khi hoa tàn thì cây sẽ ra quả, quả Lan quân tử có hình tròn đường kính khoảng 6mm và màu đỏ tươi đẹp mắt.
Cây có tuổi thọ rất dài, bạn có thể trồng Lan quân tử trong thời gian dài mà không lo cây chết hay phải thay cây mới.
Tác dụng và ý nghĩa của cây Lan quân tử
Tác dụng
Tác dụng đầu tiên của cây Lan quân tử chính là làm cảnh. Với vẻ ngoài đẹp mắt, kích thước hợp lý, hoa nở lâu, đây là cây cảnh tuyệt vời để bạn trưng bày trong không gian sống.
Không chỉ vậy, nếu bạn tiếp xúc với máy tính nhiều, đặt một cây ở bàn làm việc có thể giúp bạn cải thiện thị giác cho mình.
Những cây lá bẹ như Lan quân tử còn được biết đến với khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn rất tốt. Đặt một chậu nhỏ trong góc làm việc, bàn tiếp khách sẽ mang tới không gian sống trong lành, mát mẻ hơn.
Ý nghĩa phong thủy của cây Lan quân tử
Không chỉ làm cảnh đẹp mắt, cây Lan quân tử còn mang nhiều ý nghĩa về phong thủy.
Cụ thể, Lan quân tử tượng trưng cho khí phách của gia chủ. Cây mang ý nghĩa mạnh mẽ, có chí vươn lên không ngại khó khăn, đầy quân tử và chính trực.
Ngoài ra, người trồng cây này trong nhà sẽ gặp nhiều may mắn, có cuộc sống sung túc, đầy đủ và vững bền. Trưng bày trong công ty, phòng làm việc có thể giúp công việc thăng tiến vững chắc, thuận lợi.
Nhờ thói quen ra hoa vào mùa xuân, cây Lan quân tử thường được dùng trưng bày trong dịp lễ Tết. Cây Lan quân tử ra hoa cũng là dấu hiệu cho thấy may mắn sắp cập bến.
Lan quân tử tượng trưng cho khí phách quân tử, ý chí vươn lên
Nhờ những ý nghĩa đó mà Lan quân tử thường được dùng làm quà tặng trong các dịp đặc biệt như lễ Tết, khai trương, tân gia…
Cây Lan quân tử hợp mệnh gì?
Theo kinh nghiệm, cây Lan quân tử có thể phù hợp với nhiều tuổi và mệnh khác nhau.
Dù vậy, cây được cho là hợp nhất với người có mệnh Hỏa và Thổ, những người thuộc mệnh này nếu trồng Lan quân tử có thể gia tăng may mắn và thuận lợi hơn trong cuộc sống, công việc.
Liên quan đến tuổi thì Lan quân tử hợp với người tuổi Mùi, cụ thể là những người sinh năm Kỷ Mùi (1979) và Tân Mùi (1931, 1991).
Cách trồng và chăm sóc cây Lan quân tử
Dù là loài cây có sức sống rất mạnh mẽ, nhưng để cây sinh trưởng tốt, nhanh ra hoa thì bạn cũng cần nắm rõ một vài điểm khi trồng và chăm sóc cây Lan quân tử.
Cách trồng Lan quân tử
Chuẩn bị đất trồng
Như đã nói ở trên, cây có thể sinh sống trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Nhưng ở giai đoạn nhạy cảm ban đầu, bạn nên chọn đất tơi xốp và giàu dinh dưỡng.
Có thể trộn thêm phân hữu cơ, xơ dừa, mùn trấu và lá khô mục để tăng dưỡng chất cho đất.
Nhân giống
Để nhân giống cây Lan quân tử, bạn có thể chọn cách gieo hạt hoặc tách thân.
Gieo hạt: sau khi chọn được hạt giống chắc khỏe, bạn chuẩn bị một tô nước ấm tầm 30 – 35 độ C, cho hạt vào ngâm tầm 30 phút. Sau đó bạn gieo hạt vào phần đất trồng đã chuẩn bị trước đó, vùi lại cẩn thận. Tưới nước cho ẩm đất mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều, khoảng 2 tuần là cây sẽ nảy mầm.Tách thân: phương pháp tách thân sẽ giúp cây sinh trưởng tốt và nhanh ra hoa hơn. Đầu tiên bạn cần chọn được cây giống khỏe mạnh, bụi lớn, có nhiều thân mới. Dùng một con dao sắc và tách phần thân đang phát triển ra, sau đó dùng phần thân tách ra đó để trồng trên đất mới. Bạn nên kết hợp với thuốc kích thích mọc rễ để cây nhanh phát triển.Có nhiều cách để trồng Lan quân tử
Để tạo điều kiện tốt cho hạt giống nảy mầm hay cây mới nhanh mọc rễ, bạn cần đảm bảo khu vực trồng mát mẻ, nhiệt độ khoảng 20 – 25 độ C, tránh ánh nắng gắt, tưới nước đầy đủ.
Ngoài ra, có một cách đơn giản hơn nhiều là mua cây cảnh có sẵn từ các cửa hàng mang về trồng, vừa tiết kiệm thời gian lại có cây khỏe mạnh. Tuy nhiên như vậy thì bạn không thể cảm nhận được niềm vui khi chăm sóc cây lớn lên từng ngày.
Hoa lan quân tử giá bao nhiêu?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nơi bán Lan quân tử, tùy tình trạng mà mỗi cây sẽ có mức giá khác nhau.
Nhìn chung, cây chưa đủ tuổi ra hoa sẽ dao động từ 100 – 120k, còn cây đã đủ tuổi ra hoa hoặc đang nhú nụ sẽ có giá từ 150 – 180k. Khi mua, bạn nhớ quan sát kỹ để tránh mua phải cây có bệnh hoặc đã hư hại, mất thẩm mĩ nhé.
Cách chăm sóc Lan quân tử
Sau khi trồng cây, bạn cũng cần chăm sóc cây cảnh thận để cây sinh trưởng tốt, nhanh chóng ra hoa.
Tưới nước
Dù có khả năng chịu hạn rất tốt nhưng Lan quân tử vẫn là loài cây ưa nước, do đó, để cây phát triển tốt, bạn nên đảm bảo cấp đủ nước cho cây.
Tốt nhất là mỗi tuần tưới 2 – 3 lần, mỗi lần chỉ cần đủ để làm ẩm đất. Nếu bạn trồng trong chậu thì cần có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.
Chỉ cần duy trì độ ẩm cho đất là đủ
Về độ ẩm, nếu thời tiết quá khô hanh, bạn chỉ cần cấp ẩm cho cây bằng cách phun sương lên lá. Để cây có thể quang hợp tốt, bạn nên thường xuyên lau lá cây để tránh bụi bẩn bám lâu ngày.
Ánh sáng
Lan quân tử là loài ưa bóng râm, nên bạn không cần phải luôn đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng. Tốt nhất là đặt nơi mát mẻ, tránh ánh nắng trực tiếp.
Mỗi tuần chỉ cần mang cây ra phơi nắng sớm 1 lần để giúp cây quang hợp là được.
Dinh dưỡng
Bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách bón phân, các loại phân nên dùng thường là phân vi sinh hay NPK. Khi bón nhớ rải đều xung quanh, không nên bón thẳng vào gốc để tránh cháy rễ nhé.
Tầm 4 tháng bạn bón phân một lần, sau 1 năm thì thay đất để làm mới môi trường sống.
Thay đất mới cho cây mỗi năm
Trừ sâu bệnh
Cây rất ít khi gặp sâu bệnh, thường chỉ mắc phải các trường hợp như ốc sên, rệp lá, rũ gốc hay bọ. Bạn chỉ cần thường xuyên cắt tỉa, kiểm tra cây, phát hiện sớm và loại bỏ sâu bệnh khi chúng chưa phát triển là được.
Nếu không may cây bị nhiễm bệnh nặng thì nên sử dụng các loại thuốc trị sâu rệp chuyên dụng. Khi mua thuốc thì nên hỏi người bán cách sử dụng luôn.
Trên đây là những thông tin về cây Lan quân tử, hy vọng bạn đã có đủ kinh nghiệm để tự mình trồng và chăm sóc một cây trong nhà, vừa làm đẹp lại mang lại nhiều may mắn.
Chúc bạn thành công.