Cây sala không chỉ là một loại cây cảnh phổ biến, mà còn sở hữu nhiều tác dụng thiết thực và ý nghĩa đặc biệt.
Cây hoa mai vàng – ý nghĩa và cách chăm sóc trước, sau Tết
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về cây hoa sala thì đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé.
Cây sala là cây gì? Đặc điểm của cây sala
Cây Sala có tên khoa học là Shorea robusta, là một loài thực vật có hoa thuộc chi Shorea, họ Dầu (Dipterocarpaceae), cùng họ với cây dầu rái và cây sao đen.
Loài cây này có nguồn gốc từ Ấn Độ, thường được trồng trong các chùa chiền, sau đó vì được yêu thích mà lan ra nhiều nước khác, đặc biệt là các nước có đạo Phật. Tại Việt Nam, cây hoa sala còn được gọi với nhiều tên khác như ngọc kỳ lân, cây thala, cây hàm rồng…
Cây hoa Sala
Về đặc điểm, sala là loài thân gỗ, sống lâu năm, kích thước khá lớn, trong điều kiện lý tưởng cây có thể cao tới 30m, tuy nhiên một số nơi trồng cảnh thì thường giới hạn chiều cao cây cho phù hợp, tầm 10m.
Thân cây cứng, vỏ càng già càng xù xì, phần thân dưới thẳng, phía trên chia làm nhiều cành nhánh tạo tán rộng.
Điểm đặc biệt của cây sala nằm ở hoa. Hoa nở thành chùm lớn, có khi dài tới 2 – 3m, đặc biệt, các chùm hoa mọc ra ngay trên phần thân chứ không phải ở cành nhánh, tạo nên vẻ đẹp rất khác biệt. Bông hoa có hình tròn gồm nhiều cánh mỏng xòe đều tạo thành, có màu đỏ cam đặc trưng.
Hương thơm của hoa sala khá đậm và cuốn hút nên nhiều người yêu thích. Cây thường nở hoa vào khoảng tháng 2 đến hết tháng 5.
Hoa sala nở thành chùm dài
Sau khi hoa tàn, cây sala cũng cho ra quả. Quả sala khá lớn, đường kính có thể đạt 20cm, vỏ ngoài màu nâu sẫm và bên trong chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
Về đặc tính, cây sala sinh trưởng chậm, ưa sáng, nhu cầu dinh dưỡng không cao, có thể sống tốt trong điều kiện khắc nghiệt. Để cây lớn và có thể ra hoa thì cần thời gian dài, có thể lên tới vài năm.
Ý nghĩa của cây hoa sala
Là loài cây được trồng nhiều ở khu vực chùa chiền, đền thờ, cây sala mang nhiều ý nghĩa tâm linh, liên quan tới Phật giáo.
Cụ thể, cây hoa sala mang ý nghĩa thấu hiểu, nhìn nhận cuộc đời, luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.
Cây sala còn đại diện cho tinh thần bất khuất, không ngại khó khăn vươn lên dù có khởi đầu thua thiệt so với người khác.
Cây gắn liền với tư tưởng Phật giáo
Ngoài ra, hình dáng cao lớn, um tùm của cây sala còn có tác dụng xua đuổi tà ma, vận xấu, mang đến sự yên bình cho không gian sống, bởi vậy nhiều người có sân vườn rộng cũng trồng cây sala để cải thiện phong thủy cho tư gia.
Có nên trồng cây sala trước nhà?
Là một loài cây cảnh, tất nhiên bạn hoàn toàn có thể trồng cây sala trong khuôn viên sân vườn.
Tuy nhiên, những cây cổ thụ to lớn thì bạn chỉ nên trồng ở một bên hoặc sau vườn chứ không trồng chắn ngay trước mặt nhà, bởi cây có thể che phủ không gian, ngăn chặn vượng khí, không tốt cho phong thủy.
Cây sala có tác dụng gì?
Như đã thông tin, công dụng phổ biến nhất của cây sala vẫn là trồng làm cảnh, cây thường được trồng nhiều ở khu vực chùa chiền, tiếp đó là ở các công trình rộng như khuôn viên công ty, công viên, khu du lịch, nghỉ dưỡng hay nhỏ hơn là khuôn viên sân vườn.
Cây hoa sala được trồng cảnh tại các khu vực công cộng
Ngoài ra, cây sala còn mang tới nhiều công dụng đặc biệt mà có thể bạn chưa biết.
Theo nhiều ghi chép Đông Y, lá cây sala có thể sử dụng để giảm đau, điều trị sốt rét, trong khi đó vỏ cây có thể dùng để trị cảm, đau bụng, lạnh bụng…
Không chỉ vật, hạt cây có thể sử dụng để khử trùng, kháng viêm, giảm sưng hiệu quả. Hoa của cây sala cũng có thể mang phơi rồi sử dụng như một loại trà, vô cùng thơm ngon, giúp thư giãn hiệu quả.
Là một cây gỗ có kích thước lớn, cây sala cũng rất có ích trong xây dựng hay thiết kế nội thất, gỗ cây chắc khỏe nên có thể chế tác bàn, ghế, tủ để đồ hay các bộ phận khi làm nhà…
Cách trồng và chăm sóc cây hoa sala
Là một cây sống lâu năm, sinh trưởng chậm, sala đòi hỏi người trồng phải có sự kiên nhẫn trong thời gian dài, bù lại thì cây có sức sống khá tốt nên quá trình chăm sóc không mấy khó khăn.
Chuẩn bị đất trồng
Có khả năng thích nghi tốt, cây hoa sala không quá kén chọn đất, bạn có thể sử dụng đất tại chỗ, sau đó bổ sung thêm xơ dừa, mùn trấu, phân chuồng hoại mục để đảm bảo dinh dưỡng và độ tơi xốp. Đất trồng cũng phải đảm bảo thoát nước tốt, tránh ngập úng.
Nhân giống và trồng
Bạn có thể nhân giống cây sala bằng nhiều cách như gieo hạt, giâm cành, chiết cành…
Nếu nhân giống bằng hạt thì bạn chỉ cần vùi hạt vào hố đất, lấp đất cẩn thận rồi tưới nước đều để duy trì độ ẩm cho đất, sau 1 tháng là hạt sẽ nảy mầm.
Nhưng để nhanh gọn và hiệu quả nhất thì bạn nên mua bầu giống tại đại lý về trồng. Đầu tiên bạn đào hố sâu khoảng hơn 20cm, bón lót bằng đất xốp và phân chuồng hoại mục.
Cây sala con
Xé bầu rồi đặt cây con vào, phủ đất cao hơn bề mặt vài cm, nén chặt. Che chắn cẩn thận để tránh gió to gãy đổ hay nắng gắt. Tưới nước và chăm sóc đều đặn, khoảng 3 năm là cây có thể đạt chiều cao 5m, vài năm tiếp theo là có thể cho ra hoa và quả.
Tưới nước
Khi cây con nhỏ, bạn cần duy trì lượng nước đều đặn để cây con có thể sinh trưởng tốt, ngày tưới 2 lần vào sáng sớm và chiều muộn.
Tất nhiên, tần suất tưới nước có thể tăng giảm tùy thuộc vào thời giết, trời mát mẻ có thể tưới ít lại, mưa thì không cần tưới, đặc biệt tránh tưới nước vào buổi trưa nắng gắt.
Sau vài năm khi cây đã lớn, rễ bám sâu thì có thể tự sinh trưởng tốt, bạn không cần phải tưới nước nhiều nữa, có thể giảm tần xuất còn 2 – 3 lần mỗi tuần.
Bạn cũng cần chú ý lượng nước tưới nhé, tưới đủ ẩm đất là dừng, tưới nhiều quá có thể khiến cây bị ngập, úng rễ.
Ánh sáng
Là loài cây có kích thước lớn, lại ưa sáng, bạn cần chuẩn bị cho cây sala một không gian đủ rộng để cây phát triển. Do đó khi đào hố trồng cây bạn cần chọn nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng. Nếu trồng ở trong sân vườn thì cần tránh trước cửa nhà để không ảnh hưởng tới phong thủy.
Trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng
Dinh dưỡng
Khi cây sala còn nhỏ, bạn cần duy trì dinh dưỡng đều đặn, tốt nhất là 2 – 3 tháng bón một lần. Khi cây đã lớn thì lượng phân bón cũng không còn quá quan trọng, nếu muốn cây sinh trưởng tốt thì mỗi năm bón 2 lần, thêm 1 lần bón thúc khi cây sắp ra hoa là đủ.
Phòng ngừa sâu bệnh
Những cây thân gỗ thường có những bệnh chúng như sâu ăn lá, sâu đục thân, rầy nâu… chủ yếu là thời điểm cân còn nhỏ. Bởi vậy trong quá trình chăm sóc, nếu phát hiện thấy tình trạng sâu bệnh thì cần loại bỏ ngay, nhẹ thì có thể làm thủ công, nặng thì cần mua thuốc bảo vệ thực vật về phun.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hoa sala, một loài hoa không chỉ đẹp, ý nghĩa mà còn mang lại rất nhiều công dụng.
Nếu có cơ hội thì hãy trồng một cây trong khuôn viên nhà để làm đẹp và cải thiện phong thủy nhé.