Home Kiến thức cơ bảnGiốngHoa Cây đuôi chồn – đặc điểm và ý nghĩa phong thuỷ

Cây đuôi chồn – đặc điểm và ý nghĩa phong thuỷ

by Học Làm Vườn

Cây đuôi chồn với vẻ ngoài nhỏ xinh nhưng vẫn toả sắc xanh um tùm, được nhiều người chơi cây cảnh ưa chuộng, chọn làm cây trang trí nhà cửa.

Cây đô la – cách trồng và chăm sóc siêu đơn giản

Để quá trình trồng và chăm sóc hiệu quả, việc hiểu rõ đặc điểm, đặc tính sống của cây đuôi chồn là vô cùng quan trọng.

Cùng nhau tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé.

Đặc điểm cây đuôi chồn

Cây đuôi chồn còn được gọi là Trúc thiên môn, có tên khoa học là Asparagus densiflorus. Đây là một loài thực vật có hoa trong chi Măng tây (Asparagus), họ Măng tây (Asparagaceae).

Cây đuôi chồnCây đuôi chồn

Nhìn bên ngoài, cây đuôi chồn có kích thước nhỏ, mọc theo bụi, chiều cao chỉ từ 20cm đến hơn 1m tuỳ môi trường sống.

Thân cây nhỏ và mảnh, gốc ngắn, thay vào đó là các nhánh vươn dài. Lá cây màu xanh thẫm, hình kim với gai nhọn xung quanh. Lá mọc dày đặc dọc nhánh, hơi nhọn dần về phía ngọn, giống như đuôi của con chồn nên mới có cái tên độc đáo như vậy.

Đuôi chồn nở hoa quanh năm, hoa nở thành từng chùm nhỏ màu trắng, tập trung nhiều ở đầu nhánh. Không chỉ có màu trắng tinh khôi đẹp mắt, hoa cây đuôi chồn còn rất thơm, tuy nhiên lại nhanh tàn.

Sau khi hoa tàn, cây cũng ra quả màu xanh, khi chín chuyển màu đỏ.

Về đặc tính sống, cây đuôi chồn là loài ưa bóng, ưa ẩm, có thể sống trong điều kiện ánh sáng bán phần. Nhu cầu dinh dưỡng của cây không cao, chịu úng kém. Đuôi chồn có thể được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc tách bụi.

Cùng họ Asparagaceae còn có nhiều loài quen thuộc như cây phát tài, phát lộc hay trúc bách hợp…

Ý nghĩa cây đuôi chồn

Không chỉ mang vẻ đẹp dịu dàng, cây đuôi chồn còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp.

Cụ thể, cây đuôi chồn được cho là sẽ mang đến tài lộc, may mắn cho người trồng. Đặt cây trong văn phòng, nơi làm việc có thể giúp sự nghiệp thăng tiến, làm ăn tấn tới.

Cây đuôi chồn khi trồng trong nhà còn có thể giúp gia chủ xua đuổi tà ma, vận xui, mang lại sự ổn định trong cuộc sống, gia đình yên ấm.

Cây đuôi chồn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹpCây đuôi chồn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp

Công dụng của cây đuôi chồn

Như đã thông tin, nhờ vẻ ngoài độc đáo, ý nghĩa phong thuỷ tốt đẹp mà cây đuôi chồn được nhiều người yêu thích, chọn làm cây cảnh trang trí trong nhà hay nơi làm việc.

Vị trí để đặt cây cũng rất đa dạng, bạn có thể trồng làm cây để bàn trong các chậu nhỏ, đặt ở bàn làm việc, bàn học, kệ tivi, bệ cửa sổ. Các chậu lớn hơn bạn có thể đặt trong phòng khách, phòng làm việc, ban công.

Bạn cũng có thể trồng trực tiếp ra đất để trang trí sân vườn hay kết hợp với nhiều loại cây cảnh khác để tạo sự đa dạng cho cảnh quan.

Cây chủ yếu được trồng làm cảnhCây chủ yếu được trồng làm cảnh

Nhờ hương thơm quyến rũ và vẻ ngoài xanh mát, cây đuôi chồn còn góp phần không nhỏ giúp không khí trong lành, giải toả căng thẳng hiệu quả hơn.

Không chỉ vậy, theo nhiều ghi chép Đông Y, cây đuôi chồn có tính mát, vị ngọt dịu nên có khả năng tiêu viêm, sát trùng sử dụng trong hỗ trợ chữa nhiều bệnh lý liên quan tới hô hấp, phổi… tuy nhiên, để an toàn cho bản thân thì bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Cách trồng và chăm sóc cây đuôi chồn

Nhìn chung, nhờ khả năng sinh trưởng nhanh nên quá trình trồng và chăm sóc cây đuôi chồn không có gì quá khó khăn. Dưới đây là một vài kinh nghiệm mà bạn có thể tham khảo qua.

Đất trồng

Là một cây ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, bạn cần đảm bảo đất trồng cây có đủ độ tơi xốp, không cần quá màu mỡ nhưng phải có khả năng thoát nước.

Tốt nhất là bạn trộn đất với ít xơ dừa, mùn, phân hữu cơ. Chậu trồng cần có lỗ thoát nước bên dưới.

Nhân giống

Vì phương pháp gieo hạt tốn rất nhiều thời gian nên chủ yếu người ta vẫn nhân giống cây đuôi chồn bằng cách tách bụi.

Cách thực hiện cũng khá đơn giản, khi cây phát triển thêm mầm mới, bạn đợi mầm phát triển khoảng 10cm thì có thể tách ra khỏi gốc chính. Nhớ thực hiện nhẹ nhàng không làm hư mầm hay phần rễ.

Sau khi tách xong bạn chỉ việc trồng vào chậu đã chuẩn bị từ trước, tưới đẫm nước ở lần đầu tiên.

Che chắn cẩn thận tránh nắng gắt, sau đó cứ thấy mặt đất khô thì tưới thêm nước, chú ý không tưới quá nhiều sẽ gây ngập úng. Cây sẽ nhanh chóng bén rễ và phát triển thành bụi mới.

Nhân giống bằng cách tách bụiNhân giống bằng cách tách bụi

Tưới nước

Tần suất tốt nhất để tưới nước cho cây đuôi chồn là 2 ngày 1 lần, thời điểm tưới là sáng sớm hoặc chiều muộn, tránh tưới nước vào lúc trời nắng gắt.

Tất nhiền tần suất tưới còn phụ thuộc vào thời tiết và biểu hiện của cây, nếu thấy cây không xanh, màu lá hơi vàng thì nên tăng lượng nước tưới cho cây.

Phân bón

Đuôi chồn có khả năng hấp thu dinh dưỡng tốt nên nhu cầu phân bón không cao. Khoảng 3 tháng một lần, bạn hoà ít phân NPK vào nước và tưới cho cây là đủ để cho cây sinh trưởng tốt.

Vào thời điểm cây sắp nở hoa, bạn có thể bón thúc thêm một ít để hoa nở nhiều và đẹp hơn.

Không cần bón phân quá thường xuyênKhông cần bón phân quá thường xuyên

Ánh sáng

Như đã thông tin, cây đuôi chồn là loài ưa sáng bán phần, không thích hợp để dưới ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Do đó bạn cần đặt cây ở nơi có điều kiện che chắn.

Nếu muốn cây vẫn có màu sắc tươi sáng thì mỗi tuần nên mang cây ra phơi nắng sớm khoảng 2 tiếng, vậy là đủ.

Phòng trừ sâu bệnh

Trong quá trình trồng, nhớ thường xuyên cắt tỉa tạo dáng cho cây, đồng thời chú ý quan sát, nếu nhận thấy cây gặp tình trạng nấm, rầy hay sâu bệnh thì cần loại bỏ ngay. Nếu tình trạng nặng thì phải mua thuốc về phun để trị dứt điểm.

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây đuôi chồn, dù không quá chi tiết nhưng chắc hẳn đã đủ để bạn có thể tự mình trồng và chăm sóc một vài cây để trang trí không gian sống.

Chúc bạn thành công.

You may also like