Home Kiến thức cơ bảnGiốngCây cảnh Cây cỏ lan chi (dây nhện) – đặc điểm và công dụng thiết thực

Cây cỏ lan chi (dây nhện) – đặc điểm và công dụng thiết thực

by Học Làm Vườn

Cỏ lan chi hay cây dây nhện là cây cảnh rất được yêu thích hiện nay. Nếu bạn muốn một vài cây trong nhà để làm đẹp thì việc tìm hiểu đặc điểm, đặc tính của cây là rất cần thiết.

Cây mai vạn phúc – cây cảnh công trình mang vẻ đẹp tinh khôi

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì cũng đừng lo lắng, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản để bạn có thể dễ dàng trồng và chăm sóc cây lan chi.

Cùng bắt đầu nhé.

Đặc điểm cây cỏ lan chi

Cây lan chi có vẻ ngoài khá độc đáo nên không khó để nhận biết, dưới đây là vài đặc điểm chính.

Tên: Cây lan chi, Cỏ lan chiTên gọi khác: Dây nhện, Mẫu tử, Lục thảo trổ…Họ: Măng tây (Asparagaceae)Tên khoa học: Chlorophytum ComosumTên tiếng Anh: Spider PlantCây Lan chiCây Lan chi

Cỏ lan chi có nguồn gốc từ châu Phi, là loài cây thân thảo mọc thành bụi, kích thước cây khá nhỏ, chỉ cao từ 20 – 50cm tùy môi trường sống.

Thân của cây là sự kết hợp của nhiều bẹ lá mà thành, lá cây thuôn dài, khá mỏng và mịn, dài từ 10 – 40cm, rộng hơn 1cm. Đầu lá nhọn, không có cuống mà bám sát vào thân, lá có màu xanh với các sọc màu trắng ngà. Lá cây mọc dài và buông rũ xuống tạo nên các dải lá mềm mại vô cùng đẹp mắt.

Lan chi có 2 loại chính là Lá dài và Lá sọc, trong đó loài lan chi lá sọc được yêu thích hơn vì có tính thẩm mỹ cao, trang trí đẹp mắt.

Rễ cây lan chi khá ngắn nhưng to, phát triển thành củ màu trắng ngà. Củ này không bám chắc vào thân, nên khi nhổ cây lên dễ bị đứt, bạn cần cẩn thận khi thay đất hay thay chậu.

Lan chi cũng ra hoa, các bông hoa có hình ngôi sao 6 cánh khá đẹp mắt, mọc xen vào trong lá nên hơi khó phát hiện.

Nhìn chung, cỏ lan chi có vẻ ngoài hơi khác so với những cây cùng họ Asparagaceae như cây phát tài, lưỡi hổ hay lưỡi mèo…

Về đặc tính sống, cỏ lan chi sinh trưởng khá nhanh, rậm rạp, sống tốt trên nhiều loại đất, cây ưa ẩm, ưa ánh sáng nhẹ, không nên đặt cây ở nơi có ánh nắng trực tiếp gay gắt.

Công dụng của cỏ lan chi (cây dây nhện)

Với dáng vẻ quyến rũ, màu sắc tươi sáng, cỏ lan chi là lựa chọn tuyệt vời để làm cây cảnh trang trí. Mọi người thường trồng cỏ lan chi làm cây để bàn, đặt ở nhiều nơi như phòng khách, bàn làm việc, bàn học, trong bếp, trên tủ, kệ tivi…

Bạn cũng có thể trồng trong chậu treo và trang trí ở ban công, giàn treo sân thượng, cây sân vườn đều rất phù hợp.

Chậu Lan chi treo ở ban côngChậu Lan chi treo ở ban công

Không chỉ làm đẹp, lan chi còn góp phần không nhỏ trong quá trình thanh lọc không khí. Theo nhiều nghiên cứu, cỏ lan chi có khả năng hấp thu nhiều thành phần độc hại trong không khí và từ các thiết bị điện thải ra.

Trong Đông Y, lan chi được ghi chép là có thể tận dụng để trị các bệnh như khó tiêu, tiêu chảy, thanh nhiệt giải độc, trị viêm nhiễm, làm lành vết thương…

Ngoài ra, nhiều người cũng chọn cỏ lan chi như một món quà trong các dịp lễ nhờ ý nghĩa đặc biệt mà cây mang lại.

Ý nghĩa cây lan chi (dây nhện)

Trong phong thủy, cây lan chi (dây nhện) được biết đến là loài cây mang nhiều ý nghĩa. Cụ thể, cây là biểu tượng cho sự kiên cường bất khuất, sẵn sàng đương đầu với khó khăn, vượt qua nghịch cảnh.

Ngoài ra, trồng cây lan chi trong nhà còn giúp gia chủ xua đuổi tà khí, mang về tài lộc, may mắn, thuận lời trong cuộc sống.

Bởi vậy mà một chậu lan chi nhỏ xinh làm quà trong các dịp như khai trương, tân gia là lựa chọn rất phù hợp.

Cỏ lan chi là món quà đầy ý nghĩaCỏ lan chi là món quà đầy ý nghĩa

Cỏ lan chi hợp mệnh gì, tuổi nào?

Theo kinh nghiệm dân gian, cỏ lan chi phù hợp với tất cả các mệnh, do đó bạn có thể thoải mái trồng cây này trong nhà.

Đặc biệt, những người mệnh Thủy, tuổi Mùi cực kỳ phù hợp, khi trồng cỏ lan chi có thể mang lại nhiều may mắn, tài lộc.

Cách trồng cây cỏ lan chi

Nhờ sức sống tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, lại phù hợp với nhiều điều kiện môi trường mà quá trình trồng cỏ lan chi không hề khó.

Chuẩn bị đất trồng

Lan chi không kén đất, bạn có thể dùng đất thường để nhân giống cây, tuy nhiên để đảm bảo cây bén rễ sinh trưởng tốt thì nên trộn thêm ít phân chuồng và sơ dừa, vừa tăng dinh dưỡng, vừa đảm bảo độ tơi xốp.

Nếu trồng cây trong chậu thì chậu cây phải có lỗ thoát nước, tránh ngập úng.

Nhân giống

Phương pháp nhân giống cây cỏ lan chi được áp dụng nhiều nhất là tách bụi, bởi cây mới sinh trưởng nhanh, sống khỏe.

Từ một bụi cây lớn, bạn chọn một gốc nhỏ, đảm bảo có ít nhất 4 – 5 lớp lá. Nhẹ nhàng tách phần gốc nhỏ này ra sao cho không ảnh hưởng tới bụi cây chính rồi trồng vào chậu mới, lấp đất lại.

Sau khi trồng mới, bạn tưới đẫm nước lần đầu tiên, đặt cây ở nơi khô thoáng và ít ánh nắng, chăm sóc đều đặc trong khoảng 2 tuần cho cây bén rễ là có thể mang cây ra đặt ở vị trí mong muốn.

Lan chi thường được nhân giống bằng cách tách bụiLan chi thường được nhân giống bằng cách tách bụi

Nếu không có bụi cây mẹ để tách bụi, bạn có thể mua hạt giống ở các đại lý và nhân giống bằng cách gieo hạt.

Sau khi mua hạt giống, bạn ngâm vào nước vài tiếng rồi rải hạt lên đất trồng, lấp một lớp đất mỏng lên trên, tưới nước và đặt cây ở nơi thoáng mát. Sau hơn 10 ngày là cây sẽ nảy mầm, bạn tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây đạt 5 – 7 lớp lá là có thể trang trí ở nơi mong muốn.

Cách chăm sóc cỏ lan chi

Như đã nói ở trên, cây có sức sống khá mãnh liệt nên quá trình chăm sóc khá đơn giản.

Tưới nước: là loài ưa ẩm, bạn nên duy trì nước tưới cho cây đầy đủ. Tùy vào vị trí đặt cây mà có lượng tưới phù hợp, trồng trong nhà thì 2 lần mỗi tuần, ngoài trời có thể tăng lên 3 lần. Tốt nhất là chú ý, mỗi khi thấy bề mặt đất trong chậu khô thì tưới. Ngoài ra cần chú ý lượng nước để tránh ngập úng.

Ánh sáng: dù là cây ưa sáng, nhưng cỏ lan chi không chịu được ánh nắng gắt, do đó bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng gián tiếp. Nếu đặt cây ngoài trời thì nên chuẩn bị mái che mỗi khi nắng gắt. Nếu đặt cây trong nhà thì mỗi tuần nên đưa cây ra ngoài phơi nắng khoảng 1 – 2 tiếng để cây quang hợp.

Đảm bảo ánh sáng và nước tưới cho câyĐảm bảo ánh sáng và nước tưới cho cây

Dinh dưỡng: thi thoảng bạn cũng cần bón phân cho cây, hợp lý nhất là 2 tháng bón một lần. Nên bón phân nước, phân đạm để kích thích cây ra hoa.

Phòng trừ sâu bệnh: lan chi ít khi bị sâu bệnh, nhưng thi thoảng cũng gặp phải tình trạng vàng lá, thối rễ, rệp sáp. Bạn cần chú ý lượng phân bón và nước tưới để khắc phục, mua thuốc về phun để loại bỏ sâu bệnh.

Trên đây là những thông tin về cây cỏ lan chi hay có tên khác là cây dây nhện. Hy vọng qua đó bạn có đủ kinh nghiệm, hiểu biết để trồng và chăm sóc loại cây này.

Nếu đang tìm một loại cây vừa đẹp, vừa sinh trưởng nhanh, dễ chăm sóc thì đừng bỏ qua cây lan chi nhé.

Chúc bạn thành công.

You may also like