Cây cau cảnh từ lâu đã được nhiều người yêu thích và trồng như một cách trang trí, làm đẹp cho không gian sống, làm việc.
Ý nghĩa cây cỏ đồng tiền và cách chăm sóc hiệu quả
Vậy trồng và chăm sóc cây cau cảnh có khó không?
Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về loài cây độc đáo này qua bài viết dưới đây nhé.
Đặc điểm của cây cau cảnh
Cây cau cảnh có tên khoa học là Chrysalidocarpus lutescens, đây là loài cây thân gỗ, thuộc họ Cau (Arecaceae) và trồng phổ biến tại nhiều nước khu vực Đông Nam Á.
Cây cau cảnh
Cau cảnh có dáng thẳng, cao từ 0.5 – 2m tùy môi trường sống, nếu mọc ngoài tự nhiên có thể cao hơn.
Cây có gốc lớn, thân cây màu xanh vàng, mọc thẳng và thuôn nhỏ dần về phía ngọn, dọc thân và cành có các đốt nhỏ.
Cành cau cảnh mọc hướng lên trên, khá dài, phía ngọn sẽ có các cặp lá mọc đều, đối xứng 2 bên. Lá cau cảnh cũng có dạng thuôn dài, mỏng và mềm, màu xanh thẫm đẹp mắt.
Hoa cau cảnh khá thơm, nở thành từng chùm nhỏ và có màu trắng nhẹ nhàng đẹp mắt. Sau khi hoa tàn, cây cũng ra quả mọc thành buồng, dạng bầu dục giống như các loại cau khác.
Về môi trường sống, cây cau cảnh là loài ưa ẩm, ưa sáng, nhu cầu dinh dưỡng thấp, ít sâu bệnh. Dù vậy cây không chịu được ngập úng nên cần chú ý lượng nước mỗi lần tưới.
Công dụng của cây cau cảnh
Là họ cau nhưng cây cau cảnh lại có kích thước khá khiêm tốn, cũng nhờ vậy mà cây được ưa chuộng để trồng làm cảnh tại nhiều vị trí.
Cây có thể được trồng trong chậu để đặt trong nhà, phòng khách, giếng trời như một cây nội thất. Hoặc bạn cũng có thể trồng cây ngoài sân vườn, tiền sảnh cũng rất phù hợp.
Nhiều nhà hàng, khách sạn hay các khu nghỉ dưỡng cũng thường trồng cau cảnh để làm đẹp không gian chung.
Ngoài ra, cau cảnh trồng ở các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, khuôn viên công ty… cũng rất phù hợp.
Cau cảnh có thể trồng ở trong nhà hoặc ngoài trời
Không chỉ có tác dụng làm cây cảnh, cau cảnh còn được biết đến như một loại cây có khả năng thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn và các khí độc có hại.
Theo nhiều ghi chép Đông y, hạt cau cảnh được bào chế đúng cách có thể giúp sát trùng, trị giun sán, giúp lợi tiểu, cải thiện hệ tiêu hóa rất hiệu quả.
Rất nhiều công dụng tuyệt vời phải không. Đừng bỏ qua những cây cảnh họ Arecaceae như dừa cảnh, cau tiểu trâm hay cọ Nhật nhé.
Ý nghĩa của cây cau cảnh
Với dáng vẻ thẳng đứng, các tán lá xòe rộng, vững chắc, cây cau cảnh được cho là sẽ mang lại sự yên bình ổn định. Trồng cây cau cảnh trong nhà có thể giúp bảo vệ các thành viên trong nhà khỏi vận rủi, mang lại nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngoài ra không thể không nhắc đến ý nghĩa về tình cảm. Từ lâu, cau trầu là thứ không thể thiếu trong mỗi dịp cưới hỏi. Cau có ý nghĩa mang lại thứ tình cảm chân thành, bền chặt theo thời gian, giúp vợ chồng trăm năm hạnh phúc.
Cau cảnh có ý nghĩa mang lại sự bình yên
Cách trồng và chăm sóc cây cau cảnh
Trồng cây
Đầu tiên cần chuẩn bị đất trồng, cau cảnh khá dễ tính nên bạn có thể chọn loại đất nào cũng được. Sau đó trộn thêm phân chuồng, xơ dừa, mùn để tăng dinh dưỡng, độ tơi xốp và khả năng thoát nước cho đất.
Cau cảnh có thể nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.
Nếu gieo hạt, bạn chọn các hạt cau già, không có dấu hiệu sâu bệnh, sau đó vùi hạt vào trong đất ẩm, tưới nước thường xuyên, chỉ một thời gian sau là hạt sẽ nảy mầm thành cây con.
Tuy nhiên, phương pháp gieo hạt khá tốn thời gian nên nhiều người thường chọn phương pháp giâm cành.
Từ cây mẹ, bạn chọn ra một cành dài, có nhiều cặp lá, chắc khỏe. Dùng dao sắc cắt sát thân, mang cành đó nhúng vào dung dịch kích rễ rồi cắm vào chậu đất đã chuẩn bị từ trước. Che chắn cẩn thận, tưới nước để duy trì độ ẩm cho đất, chú ý không tưới quá nhiều gây ngập úng.
Sau khoảng 2 – 3 tuần là cành sẽ bén rễ và sinh trưởng như một cây mới, bạn tiếp tục chăm sóc để cây phát triển to đẹp hơn.
Cây thường nhân giống bằng phương pháp giâm cành
Chăm sóc
Nhờ khả năng sinh trưởng trong nhiều điều kiện sống mà quá trình chăm sóc cây cau cảnh khá đơn giản. Dưới đây là một vài lưu ý chính để cây phát triển tốt hơn.
Tưới nước: cau cảnh là loài ưa ẩm, bởi vậy bạn cần tưới nước đều đặn để câu sinh trưởng tốt. Nếu trồng cây ngoài trời, cần duy trì khoảng 2 – 3 lần tưới mỗi tuần, nếu trong nhà ít ánh nắng thì có thể 1 tuần 1 lần. Khi tưới cần chú ý lượng nước, không để cây bị ngập úng, thối rễ.
Ánh sáng: cau cảnh là loài ưa sáng, cây sinh trưởng tốt hơn trong điều kiện ngoài trời. Nếu trồng cây trong nhà, nên đặt cây ở gần cửa sổ hay giếng trời. Tất nhiên, khi cây còn nhỏ thì bạn nên có biện pháp che chắn mỗi khi nắng gắt.
Đặt cây ở nơi nhiều ánh sáng
Dinh dưỡng: cây cau cảnh có nhu cầu dinh dưỡng không cao, thậm chí khi cây lớn bạn không cần bón phân. Tuy vậy, để cây xanh tốt thì định kỳ 4 tháng bạn nên bón cho cây một ít phân NPK.
Phòng trừ sâu bệnh: trong quá trình chăm sóc cây, bạn nên thường xuyên quan sát, nếu phát hiện lá hư thối, vàng úa thì cần loại bỏ ngay. Nếu cau bị sâu rệp tấn công thì cần loại bỏ, tình trạng nặng thì nên mua thuốc về phun.
Trên đây là những thông tin về cây cau cảnh để bạn có thể dễ dàng trồng và chăm sóc, trang trí không gian sống hơn.
Chúc bạn thành công.