Home Kiến thức cơ bảnGiốngCây cảnh Cây cẩm nhung – đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc giúp cây tươi tốt

Cây cẩm nhung – đặc điểm, ý nghĩa và cách chăm sóc giúp cây tươi tốt

by Học Làm Vườn

Nếu bạn đang tìm một cây cảnh nhỏ xinh, nhiều màu sắc thì cây cẩm nhung là một lựa chọn tuyệt vời. Không chỉ đẹp, cây còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.

Cây phong lá đỏ – cách trồng cây khoe sắc đỏ rực rỡ

Để quá trình chăm sóc cây thuận lợi, ít sâu bệnh, bạn nên hiểu rõ một chút về đặc điểm và đặc tính sống của cây.

Bài viết về cây cẩm nhung dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều đó.

Đặc điểm cây cẩm nhung

Cây cẩm nhung có tên khoa học là Fittonia Argyroneura, là loài cây thân thảo thuộc họ Ô rô (Acanthaceae), có nguồn gốc từ các vùng ẩm ướt Nam Mỹ. Trong họ này còn có những cây cảnh được yêu thích như hoa cát đằng, hoa chiều tím hay cây ắc ó…

Cây cẩm nhungCây cẩm nhung

Cẩm nhung mọc thành bụi, có kích thước khá nhỏ, chiều cao chỉ từ 10 – 20cm, có rễ chùm khá dày, giúp cây bám chắc và hút dinh dưỡng từ đất.

Thân cây mảnh mai và mềm, màu xanh hoặc đỏ, thường lan rộng thay vì mọc cao, dọc thân có các vết đốt do lá rụng để lại.

Lá cẩm nhung khá nhỏ, dạng lá kép, mọc sát, kết hợp với tán rộng khiến chậu cây có cảm giác um tùm dù khá nhỏ.

Mặt lá có phấn trắng, phiến lá nhẵn, mép nguyên. Điểm nổi bật của lá đến từ các đường gân đan vào nhau dày đặc, khiến cho chiếc lá giống như những tấm lưới.

Các đường gân có màu trắng hoặc đỏ, kết hợp với nền lá xanh tạo ra vẻ đẹp cuốn hút. Cũng vì vậy mà cây được chia làm 2 loại: cẩm nhung đỏ và cẩm nhung xanh.

Cẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏCẩm nhung xanh và cẩm nhung đỏ

Hoa cẩm nhung mọc ở nách lá, có thể mọc đơn hoặc theo chùm, khá đẹp.

Về đặc tính, cẩm nhung có tốc độ sinh trưởng khá chậm, ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng, ưa bóng, nhu cầu dinh dưỡng không cao.

Công dụng của cây cẩm nhung

Với dáng cây nhỏ xinh và màu sắc đa dạng, cây cẩm nhung được trồng trong các chậu nhỏ làm cây để bàn, trang trí tại nhiều nơi trong nhà hay văn phòng làm việc.

Rất nhiều vị trí có thể đặt chậu cây như bệ cửa sổ, bàn ăn, kệ ti vi, bàn tiếp khách, bàn học, bàn làm việc… nhiều nhà hàng, quán cà phê cũng đặt cây ở quầy lễ tân hay bàn của khách để tăng tính thẩm mỹ.

Cẩm nhung là cây cảnh để bàn rất được yêu thíchCẩm nhung là cây cảnh để bàn rất được yêu thích

Cây rất được dân văn phòng ưa chuộng, bởi theo nhiều nghiên cứu thì cây cẩm nhung có thể hấp thu nhiều khí có hại được thải ra từ máy tính hay các thiết bị vặn phòng.

Ngắm nhìn những chậu cẩm nhung mỗi khi thư giãn cũng là cách giảm căng thẳng rất tốt sau khi làm việc.

Ý nghĩa ẩn chứa trong cây cẩm nhung

Không chỉ được yêu thích nhờ vẻ đẹp, cây cẩm nhung còn có nhiều ý nghĩa tốt đẹp kèm theo.

Trong vấn đề tình cảm, cây đại diện cho tình bạn bên chặt, luôn quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Không chỉ vậy, cây còn đại diện cho tình yêu trong sáng, thuần khiết.

Bởi vậy, một chậu cây cẩm nhung là quà tặng tuyệt vời để bạn bày tỏ tình cảm của mình đối với người thân.

Cây thường được sử dụng làm quà tặngCây thường được sử dụng làm quà tặng

Trồng cây cẩm nhung trong nhà có thể giúp cho gia chủ có trí tuệ thông suốt, đưa ra những quyết định đúng đắn, từ đó giúp cuộc sống, công việc thuận lợi hơn.

Theo phong thủy, bất cứ mệnh nào cũng có thể trồng cây cẩm nhung để trang trí, trong đó những người thuộc mệnh Hỏa hoặc Mộc là phù hợp nhất, khi trồng cây sẽ phát huy tối đa lợi ích phong thủy mà cây mang lại.

Cách trồng cây cẩm nhung

Chuẩn bị đất trồng

Cây cẩm nhung không kén đất, tuy nhiên đối với cây con thì bạn nên chọn đất giàu dinh dưỡng một chút. Nến trộn thêm với tí xơ dừa, ít sỏi và phân chuồng để đảm bảo cả độ tơi xốp và khả năng thoát nước nhé.

Nếu trồng trong chậu thì chọn chậu vừa phải, có lỗ thoát nước đầy đủ để tránh ngập úng.

Trồng cây

Để trồng cây cẩm nhung, bạn có thể chọn phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành, trong đó phương pháp giâm cành có nhiều ưu điểm hơn.

Gieo hạt:

Sau khi chuẩn bị đất và mua hạt giống, bạn ngâm hạt trong nước ấm khoảng 1 – 2 tiếng, tiếp đó chỉ việc rải hạt đều lên bề mặt đất.

Rải một lớp cát mỏng lên trên rồi tưới đẫm nước, đặt bầu hoặc chậu ươm ở nơi khô ráo, che chắn cẩn thận, tưới nước để duy trì độ ẩm mỗi khi đất khô.

Duy trì đều đặn khoảng 20 ngày là hạt sẽ nảy mầm, bạn tiếp tục chăm sóc cho tới khi cây chắc khỏe hơn một chút thì tách ra trồng trong chậu riêng.

Giâm cành:

Với cách làm này, cây cẩm nhung sẽ sinh trưởng nhanh, khỏe mạnh hơn, yêu cầu là phải có cây mẹ để làm giống.

Từ cây mẹ, bạn chọn ra một nhánh to khỏe, mập mạp. Từ phần ngọn, cắt một đoạn khoảng 4 – 6cm rồi cắm xuống phần đất đã chuẩn bị từ trước.

Tưới đẫm nước ở lần đầu tiên, sau đó tưới đều mỗi khi thấy đất khô để duy trì độ ẩm. Đặt cây ở nơi thoáng mát, có ánh sáng gián tiếp, che chắn mỗi khi nắng gắt.

Chỉ sau khoảng 1 tháng là nhánh con này sẽ bén rễ và sinh trưởng như cây mới. Lúc này bạn có thể đổi chậu và mang cây vào vị trí mong muốn để tiếp tục chăm sóc.

Trồng cây cẩm nhung bằng cách gieo hạt hoặc giâm cànhTrồng cây cẩm nhung bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành

Cách chăm sóc cây cẩm nhung

Dù cây cẩm nhung có sức sống khá tốt, nhưng để chậu cây luôn đẹp, tỏa sắc rực rỡ thì bạn cũng cần chú ý một vài điểm.

Tưới nước: cây cẩm nhung là loài ưa ẩm, nên bạn phải thường xuyên duy trì độ ẩm cho đất. Tốt nhất là cứ 2 ngày tưới nước 1 lần, tất nhiên là còn tùy thuộc vào độ ẩm của đất mà bạn quan sát được. Cây không chịu được ngập úng nên bạn lưu ý không tưới quá nhiều nhé.

Ánh sáng: là loài ưa bóng, bạn không nên để cây tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên cây vẫn cần ánh sáng để màu lá tươi sắc hơn. Do đó hãy đặt cây ở những nơi thoáng, có ánh sáng gián tiếp hoặc dưới ánh đèn huỳnh quang. Mỗi tuần, bạn mang chậu cây ra phơi nắng sớm khoảng 1 tiếng cho cây quang hợp là đủ.

Đảm bảo đủ ánh sáng để câu xanh tốtĐảm bảo đủ ánh sáng để câu xanh tốt

Nhiệt độ: cẩm nhung có thể sinh trưởng tốt trong khoảng nhiệt độ từ 18 đến 30 độ C, khá phù hợp với điều kiện ở Việt Nam nên bạn không cần quá lo lắng.

Dinh dưỡng: là cây sinh trưởng chậm, nhu cầu dinh dưỡng của cây cẩm nhung không cao. Nếu được, mỗi 2 tháng bạn pha loãng phân NPK với nước rồi tưới cho cây là được. Mỗi 1 năm bạn thay đất cho cây một lần để làm mới đất.

Phòng trừ sâu bệnh: cây cẩm nhung ít khi bị sâu bệnh, thi thoảng có thể bị rệp sáp, bạn chỉ cần chú ý quan sát và loại bỏ sớm. Nếu bị nhiều thì mua thuốc về phun là được.

Trên đây là những thông tin về cây hoa cẩm nhung, tuy chưa hẳn là đầy đủ những đã cso thể giúp bạn tự mình trồng và chăm sóc một chậu trong nhà.

Nếu chưa biết chọn cây cảnh gì thì hãy thử qua cây cẩm nhung xem sao nhé, chúc bạn thành công.

You may also like