Có dáng vẻ mềm mại và quyến rũ, cây bướm đêm hiện đang là một loài cây được dân chơi cây cảnh cực kỳ ưa chuộng.
Cây dầu rái – đặc điểm và cách chăm sóc mang lại hiệu quả cao
Không chỉ vậy, cây bướm đêm còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ tuyệt vời.
Cùng tìm hiểu một vài đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây bướm đêm qua bài viết dưới đây nhé.
Tổng quan về cây bướm đêm
Cây bướm đêm có tên khoa học là Christia species, là một loài thực vật có hoa trong họ Đậu (Fabaceae), tuy cùng họ với những cây cao lớn như hoa ban, phượng vĩ, muồng hoàng yến nhưng cây bướm đêm lại có vẻ ngoài nhỏ nhắn hơn nhiều.
Cây có nguồn gốc từ Brazil, nhờ vẻ đẹp quyến rũ mà được ưa chuộng tại nhiều nước. Tại Việt Nam, cây còn được gọi với cái tên Chua me đất lá tím.
Cây bướm đêm
Bướm đêm là loài cây thân củ mọc sát đất, chiều cao của cây chỉ từ 20 – 40cm, chủ yếu là nhờ các nhánh cây mọc từ gốc và vươn thẳng.
Các nhánh có kích thước nhỏ, khá mềm, phía trên ngọt là một lá duy nhất. Lá cây có màu tím, phiến lá rộng, gân lá nổi rõ, mỗi lá chia làm 3 thuỳ hình tim ngược, tạo thành hình như cỏ 3 lá hoặc hình cánh bướm xoè ra, bởi vậy cây mới có tên là bướm đêm.
Hoa bướm đêm có hình dáng nhỏ nhắn, nở thành chùm 3 – 4 bông, cuống hoa cũng nhỏ và mảnh, mỗi bông chia làm 5 cánh xoè đều. Hoa thường có màu trắng tinh khôi, đôi khi có xem lẫn chút hồng hoặc tím nhạt.
Về đặc tính sống, cây bướm đêm sinh trưởng khá nhanh, ưa ẩm, ưa bóng bán phần, phù hợp với nhiều loại đất, chịu hạn, chịu úng và chịu nắng gắt kém, thường được nhân giống bằng phương pháp tách củ.
Công dụng cây bướm đêm
Với vẻ ngoài độc đáo và có phần bí ẩn, quyến rũ, cây bướm đêm được ưa chuộng để trồng làm cảnh, trang trí không gian sống.
Cây thường được trồng làm cây để bàn, trang trí các vị trí trong nhà như bàn làm việc, bàn học, cửa sổ, ban công, kệ tivi hay bàn tiếp khách đều được.
Cây bướm đêm thường được trồng trong chậu cảnh
Nếu bạn có sân vườn rộng thì cây bướm đêm là lựa chọn tuyệt vời để trang trí sân vườn, kết hợp với các loại cây khác tạo thảm cảnh quan, làm nền cho luốn hoa, tiểu cảnh.
Ngoài ra, cây bướm đêm còn thường xuyên được lựa chọn làm quà tặng trong các dịp lễ đặc biệt như tân gia, cưới hỏi bởi ý nghĩa đặc biệt mà nó mang lại.
Ý nghĩa cây bướm đêm
Như đã thông tin ở trên, một trong những yếu tố khiến cây bướm đêm được yêu thích chính là ý nghĩa phong thuỷ.
Cây bướm đêm với màu tím thuỷ chung làm chủ đạo, tượng trưng cho tình yêu sắt son đôi lứa, mang lại hạnh phúc, yên ấm cho gia đình.
Bướm đêm tượng trưng cho tình yêu thuỷ chung
Không chỉ vậy, trang trí một vài cây bướm đêm khi khai trương nhà mới, văn phòng mới có thể mang tới luồng sinh khí tích cực, xua đuổi vận xui, mang về tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Cách trồng và chăm sóc cây Bướm Đêm
Nhờ khả năng sinh trưởng nhanh, phù hợp với nhiều môi trường sống mà quá trình trồng và chăm sóc cây bướm đêm khá đơn giản.
Đất trồng
Cây bướm đêm phù hợp với nhiều loại đất, nhưng tốt nhất bạn nên chọn đất có nhiều mùn, có thể trộn thêm ít xơ dừa, phân chuồng để tăng độ tơi xốp và dinh dưỡng.
Chậu trồng cũng cần có lỗ bên dưới để thoát nước, tránh ngập úng.
Cách trồng
Quá trình tách củ và nhân giống cây bướm đêm khá đơn giản. Từ một bụi cây mẹ, bạn nhẹ nhàng đào một bên gốc, nhẹ nhàng tách riêng một củ gồm cả rễ, sau đó vùi vào trong đất.
Sau đó tưới đẫm nước, dùng khăn che lên trên để giữ độ ẩm, chỉ sao khoàng gần 10 ngày là củ sẽ đâm chồi và mọc thành bụi mới.
Nhân giống bằng cách tách củ
Tưới nước
Nhu cầu nước của cây bướm đêm không cao, mỗi tuần bạn chỉ cần tưới cho cây khoảng 2 – 3 lần. Mỗi lần cũng không cần tưới nhiều mà phun đủ ẩm đất là được.
Lưu ý không tưới bằng vòi mà nên cho vào bình và xịt dạng phun sương, như vậy cây sẽ hấp thu tốt hơn.
Ánh sáng
Cây bướm đêm không chịu được nắng gắt, bởi vậy bạn nên đặt cây ở những nơi thoáng mát nhưng có ánh sáng bán phần, tránh để trực tiếp ngoài trời hay giữa cửa sổ, có thể làm cây bị cháy lá.
Để kích thích cây quang hợp thì mỗi tuần bạn chỉ cần mang chậu cây ra nắng sớm khoảng 1 – 2 tiếng rồi lại mang vào là được.
Thi thoảng nhớ đưa cây ra phơi nắng nhé
Dinh dưỡng
Tương tự như nước tưới, nhu cầu dinh dưỡng của cây bướm đêm không cao, để đảm bảo cây phát triển tốt, nở hoa đẹp thì khoảng 3 – 4 tháng một lần, bạn hoà chung phân NPK với nước rồi tưới cho cây, như vậy là đủ.
Phòng trừ sâu bệnh
Cây bướm đêm thi thoảng có thể gặp phải tình trạng rầy, rệp và đặc biệt là ốc sên phá hoại, do đó bạn nên thường xuyên cắt tỉa, kiểm tra và nhanh chóng loại bỏ khi có dấu hiệu, tránh để tình trạng trở nặng.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây bướm đêm mà có thể bạn sẽ cần trong quá trình trồng và chăm sóc loại cây độc đáo này.
Chúc bạn thành công.