Cây ánh dương mang vẻ ngoài rực rỡ, lại có ý nghĩa tốt đẹp, là lựa chọn tuyệt vời để mọi người trang trí nhà cửa, không gian sống.
Đặc điểm cây hoa ban và cách chăm sóc hiệu quả
Những thông tin về cây ánh dương dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loài cây này. Cùng bắt đầu nhé.
Đặc điểm cây ánh dương
Cây ánh dương có tên khoa học là Dracaena marginata red, là một loài thực vật có hoa thuộc Chi Huyết giác (Dracaena), họ Tóc tiên (Ruscaceae), cùng họ với cây phát tài búp sen.
Tại Việt Nam, cây còn được gọi với những cái tên khác như Hồng phát tài hay Hồng phúc vũ…
Cây ánh dương
Cây ánh dương có kích thước khá nhỏ, mọc thành bụi chứ không vươn cao. Thân cây chỉ cao tầm 30cm với đường kính 2 – 3cm, ít phân nhánh. Vỏ cây màu xám, có các lớp xù xì do lá rụng để lại, rễ cây dạng chùm, có khả năng hút nước tốt.
Lá cây có hình thuôn dài, nhọn dần về phía đầu ngọn, mọc hướng lên cao và toả ra xung quanh. Phần cuống ngắn tạo thành bẹ, ôm thấy thân, khi già lá sẽ rụng và để lại sẹo.
Lá có màu chủ đạo là xanh với các đường sọc 2 bên màu đỏ, tím hoặc hồng. Lá còn non thì màu sắc càng đậm, sau đó sẽ dần chuyển thành màu xanh, đây cũng là điểm độc đáo tạo nên sự khác biệt cho cây ánh dương.
Hoa của cây ánh dương có màu trắng, nhỏ xinh, thường nở vào mùa xuân.
Về đặc tính sống, cây ánh dương phù hợp với nhiều loại đất, sinh trưởng nhanh, ưa sáng, ưa ẩm, ít sâu bệnh. Cây có thể nhân giống bằng cách tách bụi hoặc giâm cành.
Công dụng của cây ánh dương
Với vẻ ngoài độc đáo, nhiều màu sắc, cây ánh dương được ưa chuộng để làm đẹp không gian sống. Người ta thường trồng cây ánh dương để làm cây để bàn hoặc làm nền công trình, trang trí tiểu cảnh.
Bạn có thể thấy những bụi ánh dương ở các khu vực công cộng như trường học, bệnh viện, khu đô thị, khu nghỉ dưỡng.
Đối với những gia đình có khuôn viên sân vườn rộng, bạn có thể trồng làm cây sân vườn để trang trí hành lang, dọc lối đi, đường lên cầu thang hay cổng ra vào.
Cây ánh dương trồng cảnh
Ngoài làm cảnh, nhiều người thường chọn những chậu ánh dương nhỏ xinh như một loại quà tặng trong các dịp đặc biệt như khai trương, nhậm chức, tân gia, thay cho những lời chúc ý nghĩa.
Ý nghĩa của cây ánh dương
Cây ánh dương mang trong mình ý nghĩa của mặt trời, đó là sự ấm áp, mặn nồng và sức mạnh thuần khiết. Trồng cây ánh dương trong nhà sẽ giúp gia đình yên ấm, hoà hợp.
Ngoài ra, cây ánh dương trong phong thuỷ còn mang đến may mắn, tài lộc, bởi vậy mà nhiều người thường chọn cây làm quà tặng thay cho lời chúc làm ăn tiến tới.
Cây ánh dương đặc biệt phù hợp với người mệnh Thủy và mệnh Mộc.
Cây ánh dương thường được dùng làm quà tặng
Nhân giống và trồng cây ánh dương
Một trong những phương pháp nhân giống được nhiều người lựa chọn nhất đó là tách bụi, bởi cây con có tỉ lệ sống cao, lại sinh trưởng nhanh hơn.
Có hai cách cơ bản để tách bụi:
Chọn từ bụi cây to một bụi nhỏ đã có vài cặp lá, sau đó đào xuống một chút để lộ ra bộ rễ, dùng dao sắc cắt sâu để tách cây con ra khỏi cây mẹ rồi đem trồng vào chậu ươm.Đào nguyên cả bụi mẹ lên để lộ ra bộ rễ, sau đó nhẹ nhàng tách cây con sao cho lấy được cả bộ rễ rồi đem trồng vào chậu ươm
Mỗi cách đều có ưu và nhược điểm riêng nên tuỳ vào điều kiện mà bạn chọn cách cho phù hợp.
Nhân giống cây bằng phương pháp tách bụi
Sau khi trồng vào chậu ươm, bạn tưới đẫm nước, sau đó tưới nước đều đặn hàng ngày để duy trì độ ẩm. Khi cây đạt chiều cao khoảng 20cm thì có thể chuyển chậu hoặc tách ra trồng ở nơi mong muốn.
Chậu ươm bạn nên sử dụng giỏ tre, bởi khi tách cây ra trồng ở đất thì quá trình tách sẽ đơn giản hơn, không làm ảnh hưởng tới cây con hay rễ.
Nếu trồng ra đất, bạn đào hỗ trước khoảng 1 tuần, hố có kích thước lớn hơn cây con. Đào xong thì nhẹ nhàng tách cây khỏi chậu ươm, đặt xuống và lấp đất lại, nén chặt rồi tiếp tục chăm sóc như bình thường.
Cách chăm sóc cây ánh dương
Nhờ khả năng thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh nên quá trình chăm sóc cây ánh dương không có gì quá phức tạp.
Đất trồng: như đã thông tin ở trên, cây ánh dương phù hợp với hầu hết mọi loại đất nên bạn có thể chọn đất trong vườn cũng được. Sau đó bạn nên trộn thêm ít phân chuồng, xơ dừa, mùn để tăng độ tơi xốp. Nếu trồng trong chậu thì cần có lỗ bên dưới, tránh ngập úng.Tưới nước: là loài ưa ẩm, bạn nên đảm bảo tưới nước đều đặn cho cây. Tốt nhất là một ngày 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều muộn. Ngoài ra, còn tuỳ thuộc vào thời tiết mà bạn tăng giảm lượng nước tưới cho cây, nhưng chú ý không được để cây ngập úng.Phân bón: định kỳ khoảng 4 tháng 1 lần, bạn hoà phân NPK vào nước rồi tưới cho cây, như vậy là đủ cho cây sinh trưởng tốt, ra hoa đẹp.Ánh sáng: cây ánh dương là loài ưa sáng, bởi vậy bạn cần trồng cây ở nơi nhiều ánh sáng, thoáng mát, rộng rãi. Đặc biệt càng nhiều ánh sáng thì màu của lá càng nổi bật.Phòng trừ sâu bệnh: dù ít khi bị sâu bệnh, nhưng thi thoảng cây ánh dương cũng gặp phải tình trạng nấm rầy. Nếu nhẹ thì bạn chỉ cần lau sạch là được, còn tình trạng nặng thì cần mua thuốc bảo vệ thực vật về phun.Đảm bảo độ ẩm cho đất
Trên đây là những thông tin cơ bản về cây ánh dương, hy vọng qua đó bạn đã có thể hiểu rõ hơn về loài cây cảnh này cũng như có kinh nghiệm để tự mình trồng và chăm sóc, tô điểm không gian sống.