1/ Nguồn gốc và phân bố của hoa lồng đèn
Là loại ưa khí hậu mát mẻ nên chúng thường được trồng nhiều ở Đà Lạt, Mộc Châu, Sapa,…
2/ Ý nghĩa của hoa lồng đèn
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp được những chậu hoa lồng đèn rực rỡ, được treo trong nhiều nhà vào dịp tết. Với sắc hoa rực rỡ và hình ảnh cánh hoa bung nở vào mỗi sáng sớm, như sự đâm chồi nảy lộc đầu năm mới, mang đến may mắn, thịnh vượng và bình an cho cả gia đình. Thật tuyệt vời khi đi chúc tết với một chậu hoa lồng đèn mang ý nghĩa thuận buồm xuôi gió vạn sự hưng đúng không nào.
Cái tên hoa lồng đèn hay hoa đăng đều đã thể hiện rõ hình thái của hoa như chiếc đèn lồng, đang tỏa ra ánh sáng của niềm tin và hy vọng. Người ta luôn tin rằng biểu tượng của tri thức giống như chiếc đèn, soi sáng tư duy và mở lối những con đường tăm tối, cũng dẫn hướng cho bạn luôn lạc quan hướng về phía trước.
Nhiều cành lá chen chút nhau thả hoa đong đưa trong gió, tựa như những đứa con xa nhà đang vui mừng khi được đoàn tụ gia đình. Họ muốn khoe tặng những phần tình cảm ngọt ngào như hương hoa, xinh đẹp như lòng hiếu dành cho nơi gọi là nhà. Vậy nên hoa lồng đèn còn là tượng trưng cho sự tốt lành và hạnh phúc vẹn tròn.
3/ Phân loại hoa lồng đèn hiện nay
Theo nghiên cứu, trong tự nhiên có hơn 100 loại hoa lồng đèn. Chúng có khả năng sinh trưởng tốt, dễ chăm sóc khi trồng chậu và sự đa dạng về hình thái, màu hoa và được chia thành 4 loại phổ biến trong nước ta:
Hoa lồng đèn Swingtime (Fuchsia swingtime): Là loại hoa cánh kép, các chùm hoa trắng cùng những cánh mềm mại xếp ly độc đáo và được bao bọc bởi cánh màu đài đỏ. Chúng cho hoa liên tục suốt mùa và có mùi hương thu hút chim ruồi. Thân cây dài mềm rũ là một ưu điểm để kết hợp với các thùng chứa và giỏ treo.
Hoa lồng đèn Army Nurse (Fuchsia Army Nurse): Thuộc giống cây bụi cứng, dáng mọc thẳng đứng. Những cánh hoa bán kép có màu tím sẫm xếp lớp và cánh đài đỏ phía ngoài uống công khi hoa nở. Là loại cây phù hợp để trang trí tiểu cảnh ngoài vườn và trồng chậu.
Hoa lồng đèn Rapunzel (Fuchsia Rapunzel): Bụi hoa vân anh có kích thước nhỏ gọn, mọc rũ và leo theo lối. Ngọn nhánh là những bông hoa đơn lẻ màu xanh hoa cà với cánh đài xoắn màu trắng hồng. Thường cho hoa vào mùa hè và thích hợp trồng chậu treo để rũ hoa theo gió.
Hoa lồng đèn Phyllis (Fuchsia Phyllis): Giống hoa vân anh có thận cứng và dáng thẳng đứng. Hoa đơn hoặc bán kép, với cánh đài màu đỏ hồng và cánh hoa màu đỏ đậm hơn. Trồng ở nơi có mái che tránh gió lạnh mùa đông và có rễ mọc dày phủ thành một lớp vào mùa thu.
4/ Đặc điểm của hoa lồng đèn
4.1 Đặc điểm hình thái
Hoa lồng đèn có nhiều tên gọi khác tùy theo vùng miền như: Hoa vân anh, áo dạ hội, hoa bông tai cô nương, hồng hoa đăng hay bông hồng xứ Castle,… là loại hoa thuộc họ anh thảo chiêu (Onagraceae).
Hoa vân anh có dạng bụi hoặc dây leo, chiều cao trung bình 0,4-1m với nhiều nhánh và khá giòn. Khi thân còn non có màu xanh rồi chuyển dần sang nâu đỏ khi đã cứng cáp. Lá nhỏ hình xoan mọc đối xứng, chất lá khá dày và có màu xanh tím.
Hoa mọc theo chùm hoặc đơn lẻ tùy loại, có hình dáng như chiếc đèn lòng với những cánh đài trắng – đỏ bao lấy những cánh sếp nhiều màu như tím, trắng hồng, đỏ,… Ở tâm hoa là các tua phấn dài rũ.
Quả khi chín có dạng đặc màu tím than, lớp vỏ lụa mỏng bên ngoài phồng ra ôm lấy hạt. Chỉ ăn được quả chín, khi quả còn xanh sẽ gây ngộ độc cho trẻ em và động vật.
4.2 Điều kiện sinh trưởng
Cây có phổ sinh trưởng rộng nên dễ thích nghi môi trường mới. Khả năng kháng sâu bệnh tốt và có thể trồng ở nhiều vùng sinh thái khác nhau.
Hoa lồng đèn sinh trưởng, phát triển nhanh trong điều kiện khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới. Trong khoảng nhiệt độ 15-26oC cây phát triển tốt, trong khi ngưỡng sinh trưởng ở mốc 35oC trở lên hoặc thấp hơn 5oC.
Cây chỉ ưa sáng nhẹ và dễ cháy lá dưới ánh nắng gắt, chúng cần được treo trong bóng râm hoặc dưới lưới che trong ngày hè. Về dinh dưỡng, tùy vào giai đoạn phát triển và thời tiết để tưới phân cho cây và có thể kết hợp với chất điều hòa sinh trưởng. Vào mùa hoa nên tăng cường phân để hoa to đẹp, lâu tàn và với các gốc già lâu năm khi ngừng sinh trưởng thì không nên bón phân.
5/ Chuẩn bị trồng hoa lồng đèn
5.1 Thời gian trồng
Tùy vào đặc điểm vùng miền để bố trí thời gian trồng hoa vân anh phù hợp. Ở các khu vực khí hậu mát mẻ như tây nguyên và miền bắc nên trồng vào cuối thu, từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau theo dương lịch.
5.2 Đất trồng
Sự phát triển của hoa lồng đèn phụ thuộc nhiều vào đất trồng, chúng cần được sinh trưởng trong đất giàu dinh dưỡng hữu cơ, tơi xốp với pH 6 và giữ ẩm tốt. Người có kinh nghiệm đều thích sử dụng sản phẩm đất sạch hữu cơ HLV, bởi 100% nguồn nguyên liệu hữu cơ sạch, được xử lý vi sinh an toàn và được phối trộn theo tỉ lệ phù hợp với các loại hoa chậu.
Hoặc bạn có thể tham khảo cách tự phối trộn đất theo công thức: 5 đất + 3 giá thể + 2 phân bón. Sử dụng đất mục hoặc đất cát để rễ cây dễ đâm sâu vào đất. Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, viên đất nung HLV,… dễ tìm ở các cửa hàng cây cảnh. Phân bón nên là loại hữu cơ như phân trùn quế HLV hoặc các loại phân chuồng hoai mục giúp cây dễ hấp thu.
Chậu trồng hoa lồng đèn dạng thông thường hoặc giỏ treo đều được, có nhiều kiểu dáng và chất liệu như chậu đất nung, chậu nhựa hay sành sứ,… Nên chọn chậu treo có kích thước 20-30cm và tùy vào số lượng hoa bạn muốn trồng để chọn chậu đứng.
5.3 Vị trí trồng
Hoa lồng đèn thích được đặt nơi đón được nắng sớm, thông thoáng và tránh ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể trang trí ở bạn công, phòng khách, bàn làm việc hay quán cafe,… Nếu trồng trong nhà, thì nên cho cây phơi nắng sáng 3-4 ngày/tuần hoặc chọn vị trí có nắng khuếch tán như cửa kính, cửa sổ là được.
5.4 Giống
Giống hoa lồng đèn đa dạng nhiều màu, nhưng phổ biến nhất hai tông màu chủ đạo hồng và đỏ, tùy vào sở thích để chọn dạng rủ treo hoặc bụi đứng. Có thể nhận giống bằng hạt hoặc giâm cành.
Hạt giống cần có nguồn gốc rõ ràng hoặc mua ở các cửa hàng cây giống chất lượng, uy tín và cần kiểm tra kỹ bao bì cũng như hạn sử dụng.
Với cành dùng để nhân giống, thì bạn nên chọn từ cây mẹ đang phát triển tốt và dùng kéo bén cắt dứt khoát (vết cắt liền, không làm tưa, xước thân) ở các cành gần gốc, thì sức phát triển sẽ tốt hơn cành non.
6/ Cách trồng hoa lồng đèn
6.1 Từ hạt
Cần thời gian 1 năm đề cây lồng đèn ra hoa nếu trồng bằng hạt. Hạt giống thường được gieo vào mùa xuân và gieo trực tiếp vào khay hoặc bầu ươm rồi phủ một lớp đất mỏng. Sau đó tưới phun sương để giữ ẩm và nên đặt bầu ươm ở nơi thoáng mát. Bình thường, hạt sẽ nảy mầm trong khoảng 14 ngày, nhưng khi điều kiện thuận lợi thì chỉ cần 5-7 ngày hoặc nếu không thì phải đợi 2-6 tuần sau.
Khi cây non đã phát triển bộ rễ hoàn chỉnh và có được 4 lá non thì bắt đầu chuyển ra chậu trồng. Tiến hành tỉa lá và bấm ngọn khi cây có đủ 4-5 cặp lá, loại hoa vân anh trồng chậu này chỉ cần bấm ngọn 1 lần/năm.
6.2 Từ cành giâm
Bạn có thể sử dụng kỹ thuật ngày ngắn (ít hơn 12 giờ ánh sáng) và duy trì nhiệt độ khoảng dưới 21oC đề cây nếu muốn cây chỉ ra lá cành.
Cành giâm được cắt gọn gàng, dài 7-8cm với 2-3 cặp lá trưởng thành. Sau đó để cành khô nhựa trên mặt vết cắt, rồi cắm cành vào giá thể cát hạt nhỏ dày 4cm (đã được lọc sạch và khử độc, pH 6-6.5), tưới nhẹ để duy trì độ ẩm cho đất ươm và giữ nhiệt độ ổn định 20-22oC. Sau 3 tuần rễ sẽ mọc dài thì bạn có thể đem trồng ra chậu.
7/ Cách chăm sóc hoa lồng đèn
7.1 Tưới nước
Hoa lồng đèn sinh trưởng không cần quá nhiều nước, nhưng độ ẩm nên được duy trì 60-70%. Nên dùng vòi hoa sen tưới nhẹ xung quanh gốc 1-2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều mát, tránh tưới lúc giữa trưa sẽ làm hỏng hệ thống rễ. Không tưới lên hoa hoặc tưới quá đẫm dễ làm thối gốc, thối lá và gây chết cây.
7.2 Bón phân
Hoa lồng đèn phát triển nhanh và cần nhiều dinh dưỡng cho những đợt hoa liên tục, nên cần bổ sung nhiều dinh dưỡng bằng phân bón.
Cây dễ chết nếu bón phân nặng, nhưng lại hấp thụ khá tốt các loại phân hữu cơ như phân trùn quế HLV hoặc các loại phân gà, bò, cá,… đã được ủ vi sinh hoặc ủ hoai mục. Bạn cũng nên kết hợp với phân vô cơ như NPK 20-20-20, NPK 18-18-6,… và hãy nhớ áp dụng theo nguyên tắc “4 nhiều, 4 ít, 4 không, 3 kỵ”, để cung cấp đầy đủ các chất thiết yếu và giúp cây phát triển tối ưu nhất.
Sau 15-20 ngày trồng và cây bắt đầu phát triển thân lá, nhánh thì tiến hành pha loãng phân với liều lượng bằng ½ nồng độ khuyến cáo trên bao bì, rồi tưới theo định kỳ 14 ngày/lần. Vào giai đoạn ra hoa thì giảm còn 7-10 ngày/lần tưới, nhưng nếu sử dụng phân bón lá thì nên tưới xen kẽ và tăng khoảng cách bón phân cho rễ lên 14-18 ngày/lần.
Lưu ý, cần tưới ẩm nước trước khi sử dụng phân để giữ ẩm và giúp cây dễ hấp thu hơn. Tránh tưới phân vào lúc trời nắng gắt dễ làm cây bị sót phân và nên bổ sung thêm các chất điều hòa sinh trưởng như: B1, B9, Ethephon, Ancymidol,…
7.3 Phòng trừ sâu bệnh
Khả năng kháng sâu bệnh tốt nên hoa lồng đèn ít bị sâu bệnh tấn công, một số loại thường gặp như sâu lá, rầy mềm, bướm trắng, nhện đỏ,…. Bệnh thối rễ, bệnh rỉ sắt,… do cây tiếp xúc nhiều với nước, đất trồng quá ẩm hoặc nhiễm từ cây mẹ,…
Để phòng bệnh thì bạn nên lựa chọn và xử lý nguồn giống cẩn thận. Thường xuyên kiểm tra để phát hiện và giải quyết sâu bệnh kịp thời. Vệ sinh và loại bỏ mẫu cây bị sâu bệnh. Khuyến khích sử dụng các biện pháp thủ công và thuốc sinh học như dầu neem (5ml/l+5ml nước rửa chén), chế phẩm sinh học Bio herb (10ml/2l nước),… phun xịt 2-3 lần và cách nhau 5-7 ngày/lần. Bạn cũng có thể tự làm chế phẩm sinh học từ tỏi, ớt, hành tâm,… để giúp cây diệt trừ sâu bệnh và đảm bảo an toàn cho cây lại thân thiện với môi trường.
Những kỹ thuật, công thức trồng và chăm sóc hoa lồng đèn đã được Đặng Gia Trang giới thiệu trong bài viết trên, bạn hãy thử áp dụng để sở hữu những chậu hoa xinh lung linh nhé! Hy vọng sẽ sớm nhận được những ý kiến và phản hồi thành công từ bạn! Mọi chi tiết xin liên hệ Hotline 0902.652.099!
HLV.vn
*Xem thêm
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đồng tiền bội thu vụ Tết
- Kinh nghiệm chăm lan hồ điệp ra hoa đúng Tết
- Bí quyết chăm sóc quất (tắc) tươi lâu suốt Tết