Hoa hồng – loại hoa mang nét tao nhã, nhẹ nhàng nhưng vô cùng cuốn hút. Từ lâu, hoa hồng đã trở thành loại hoa được khá nhiều gia đình yêu thích và chọn trồng trong vườn nhà. Mặc dù đây là loại cây cho hoa khá nhiều lần hoa trong năm, nhưng để có được những bông hoa xinh xắn và thường xuyên, đòi hỏi người trồng phải nắm được đặc tính sinh học cũng như kỹ thuật chăm sóc cây một cách tốt nhất. Hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu cách trồng hoa hồng trong chậu sai hoa đậm sắc nhé!
1/ Điều kiện ánh sáng và nhiệt độ
Ánh sáng là nhân tố quan trọng nhất đối với sự sinh trưởng và ra hoa của hoa hồng. Vì vậy, cần chọn nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh sáng gay gắt và những nơi thiếu sáng. Tốt nhất, nên tạo điều kiện cho cây hứng sáng 6 tiếng/ngày. Nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng phát triển là từ 23-25oC.
2/ Thời vụ trồng
Hồng thuộc cây lâu năm, có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất là trồng vào 2 thời vụ chính: vụ xuân tháng 2-4 (bắt đầu thu hoa tháng 9 năm đó) và vụ thu tháng 9-10 (bắt đầu thu hoa từ tết nguyên đán).
3/ Chọn giống
Hiện nay, giống hồng trên thị trường rất đang dạng về nguồn gốc, chủng loại và màu sắc. Người trồng có thể chọn những giống hoa phù hợp với sở thích, nhưng nên chọn cây có sức sinh trưởng tốt và có khả năng chống chịu sâu bệnh. Có thể sử dụng cây giống nhân bằng phương pháp giâm cành hoặc cây ghép. Cây ghép có ưu điểm nhanh phục hồi, khoẻ nhưng dễ thoái hoá, cây giâm thời gian đầu chậm hơn cây ghép nhưng sản lượng hoa cao và lâu bị thoái hoá giống.
4/ Chuẩn bị đất
Hoa hồng là loại cây ưa ẩm nhưng lại rất sợ ngập úng. Vì vậy, đất trồng hoa hồng phải luôn giữ được ẩm trong một khoảng thời gian. Đồng thời, đất phải thông thoáng, tới xốp và thoát nước tốt. Nên trộn giá thể trồng hoa hồng với tỉ lệ 50% đất sạch: 20% trấu hun: 30% phân trùn quế hay 40% xơ dừa: 10% trấu hun: 30% phân trùn quế: 20% viên đất nung.
Việc sử dụng phân trùn quế khi trồng hoa hồng giúp hoa hồng khỏe mạnh, tăng sức đề kháng, phát triển hệ vi sinh vật tự nhiên, tăng chất lượng hoa, tạo độ thoáng khí cho đất. Đặc biệt, phân trùn quế không gây nóng cây và khi sử dụng không cần qua quá trình ủ.
5/ Cách trồng hoa hồng trong chậu
Khi trồng hoa, tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Nếu trồng vào những ngày nắng nóng thì phải che bằng lưới đen hoặc rơm, rạ 2-3 tuần để cây nhanh hồi phục, nâng cao tỉ lệ sống cho cây.
6/ Tưới nước
Chúng ta nên tưới nước cho cây hoa hồng bằng vòi phun nhẹ tưới đều vào buổi sáng, nếu vào các ngày nắng gắt nên tưới thêm cho cây không bị héo, lưu ý tưới lúc chiều mát nhưng không quá trễ để nước không còn ướt lá và nụ hoa qua đêm dễ tạo môi trường cho sâu bệnh phát triển.
7/ Bón phân
Ta nên bón phân tùy vào lượng đất trồng, kích thước cây và nhu cầu ở mỗi giai đoạn của cây. Tạo rãnh khoảng 3-5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước. Sau khi trồng từ 3-5 ngày phun phân bón lá trộn với phân trùn quế, hòa nước tưới vào gốc để giúp cây phát triển bộ rễ tốt, giúp hoa có màu sắc sặc sỡ.
Đồng thời, trong những giai đoạn sinh trưởng và ra hoa, nên bổ sung phân trùn quế cho cây để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất. Phân trùn quế cũng giúp cây hấp thu lượng NPK tốt hơn do có Axit Humic và những vi sinh vật đất có ích, vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và cải tạo đất.
8/ Quản lý sâu bệnh
Sâu bệnh của hoa hồng thường là các loại nấm cây, phát triển cực nhanh dẫn cây nhanh chóng bị chết, cần quan sát khi các bạn ngắm hoa và chơi hoa. Ngoài ra nhện đỏ, nhện trắng, bọ trĩ, sâu ăn lá, ốc sên… cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường. Để giúp cây hạn chế sâu bệnh, nên áp dụng các sản phẩm sinh học như Trichoderma và kết hợp bón phân trùn quế, giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh.
Các đối tượng sâu hại thường xuất hiện trên hoa hồng như: nhện đỏ, rệp, sâu xanh, sâu khoang, bọ trĩ,…
Các đối tượng bệnh hại điển hình như: phấn trắng, đốm đen, gỉ sắt, thán thư,…
9/ Cắt cành
Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hư. Đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới. Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Sau những đợt cho hoa, nên dọn tỉa tán cây, cắt bỏ những cành già để tạo điều kiện cho cây nảy chồi mới, hạn chế sâu bệnh.
Để chăm sóc cây hoa hồng một cách tốt nhất, nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc hữu cơ, tiêu biểu là phân trùn quế cao cấp SFARM PB01 của Đặng Gia Trang. Khi sử dụng phân trùn quế, cây hoa hồng được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, tăng cường hệ vi sinh vật tự nhiên, giúp cây tăng sức đề kháng và cải tạo môi trường đất. Đồng thời, sau khi áp dụng phân trùn quế trên hoa hồng, người trồng đã có nhiều phản hồi tích cực khi nhận thấy hoa hồng tăng khả năng ra hoa, hoa bền màu, đậm hương cũng như màu sắc hoa rực rỡ hơn hẳn khi sử dụng phân bón hóa học.
Trên đây là những thông tin cơ bản về cách trồng hoa hồng trong chậu cũng như kỹ thuật chăm sóc cho hoa rực rỡ. Hi vọng, thông qua những chia sẻ này, sẽ giúp các bạn sở hữu những đóa hồng tươi thắm nhất!
HLV.vn
*Xem thêm:
- Tại sao hoa hồng vàng lá – cách khắc phục?
- Bón phân cho hoa hồng như thế nào là đúng – đủ?
- 7 bước trồng hoa hồng cho người mới bắt đầu
- Trộn giá thể trồng hoa hồng bằng viên đất nung và phân trùn quế
- Phân trùn quế thứ không thể thiếu của tín đồ yêu hoa hồng
- Có nên thay đất cho hoa hồng?