Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Cách trồng và chăm sóc Địa Lan Sato đầy đủ nhất

Cách trồng và chăm sóc Địa Lan Sato đầy đủ nhất

by Học Làm Vườn

Địa lan sato là loài địa lan có hình dáng và màu sắc đặc trưng. Được rất nhiều người yêu lan săn đón, đặc biệt là trong những ngày Tết. Cách trồng cũng như chăm sóc địa lan sẽ không quá phức tạp khi nắm rõ. Vì vậy, bạn hãy cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc địa lan sato đầy đủ nhất nhé!

1/ Tìm hiểu một số thông tin về địa lan SaTo

1.1 Nguồn gốc

Địa lan sato, hay còn được gọi theo màu sắc vàng đặc trưng của lan, địa lan trứng. Theo một vài nghiên cứu, địa lan sato xuất hiện ở vùng Tây Nam đất nước Trung Quốc từ hơn 150 năm trước. Hiện nay, địa lan sato thường được nhân giống bằng cách lai ghép, phương pháp này giúp địa lan càng ngày càng có nhiều kiểu dáng, màu sắc bắt mắt và ngày càng phong phú trên thị trường.

Cách trồng và chăm sóc Địa Lan SatoHoa Địa Lan Sato

1.2 Đặc điểm

Địa lan sato là cây thân thảo, cây có chiều cao trung bình của cây từ 0,3 – 1,5m. Hoa không nở rộ ngay mà co cụm, tròn tròn giống như quả trứng, sau một thời gian hoa mới xòe tròn khoe sắc. Bên cạnh màu vàng đặc trưng, hoa địa lan sato còn điểm xuyết những họa tiết với các màu đỏ, trắng, hồng, cam, nâu,… tạo nên vẻ đẹp hài hòa khó tả.

Hoa địa lan sato cho hoa vào đầu mùa xuân từ tháng 1 – 2 và có thể giữ hoa trong khoảng 2 – 3 tháng. Thời điểm cây ra hoa thường trùng với dịp Tết Nguyên Đán nên loài hoa này rất được săn đón. Tuy nhiên để cây có thể ra hoa ngay dịp Tết, đòi hỏi người trồng phải hiểu rõ về kỹ thuật cũng như cách chăm sóc.

2/ Hướng dẫn trồng địa lan sato đẹp – đúng chuẩn

2.1 Chuẩn bị chậu trồng

Bạn nên chọn chậu có dáng cao để lá và hoa có thể rủ một cách thoải mái. Bên cạnh đó, khóm địa lan sato có nhiều thân nên chậu có đường kính lớn sẽ là một lựa chọn tuyệt vời cho lan. Bạn đừng quên tạo lỗ thoát nước cho chậu và khử trùng chậu trước khi trồng nhé!

2.2 Chuẩn bị giá thể trồng

Bạn có thể chuẩn bị chất những nguyên liệu như vỏ trấu nung, vỏ đậu phộng, vỏ cà phê nung, dớn mềm, dớn xơ, vỏ thông, xơ dừa…Bạn có thể sử dụng riêng lẻ hoặc phối trộn các loại nguyên liệu với nhau đều được. Giá thể của bạn phải đảm bảo có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt, cuối cùng là giá thể phải chậm phân hủy để tránh trường hợp bị mụt nát gây tích nước và giảm độ thoáng.

2.3 Chi tiết các bước trồng địa lan – đẹp như nhà vườn

Bước 1

Đầu tiên, bạn rửa các khóm lan với nước sạch rồi đặt vào rổ cho ráo. Khi rửa bạn nên thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương tới các rễ và mầm cây.

Dia Lan Sato Dep

Bước 2

Bạn cho phần lót vào đáy chậu với độ dày khoảng 5 – 7cm tùy vào chiều cao của chậu và kích thước của rễ cây. Tiếp đến, bạn cho giá thể đã chuẩn bị sẵn vào chậu và tiến hành cho cây xuống. Sau khi lắp giá thể, bạn nên phủ thêm một lớp rêu mỏng lên bề mặt chậu. Một lưu ý cho bạn là khi lắp đất hãy chừa một phần hở để tạo độ thoáng cho cây.

Bước 3

Cuối cùng, bạn tươi đẫm nước bằng bình phun cho cây là được. Khi tưới bạn có thể thuận tiện làm sạch môi trường đất và chậu. Nếu bạn trồng bằng bùn ao thì bạn rửa lớp bùn còn bám trên lá cây. Tẩy rửa toàn bộ phần lá của lan nếu bạn trồng vào cát và xỉ.

Bước 4

Bạn nên đặt chậu lan đã trồng vào nơi râm mát, thông thoáng, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp và nước mưa trực tiếp để cây nhanh hồi sức.

Dia Lan Sato Dep (2)

3/ Hướng dẫn chăm sóc địa lan sato và những lưu ý

3.1 Vị trí đặt cây

Bạn nên đặt cây ở chỗ thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời, có giàn che mưa và che nắng. Bạn cũng có thể đặt địa lan sato ở những nơi có điều kiện môi trường thích hợp như hiên nhà, ban công, cạnh cửa sổ hoặc phòng khách…

3.2 Nhiệt độ và ánh sáng

Cây địa lan sato phát triển tốt nhất ở nhiệt độ duy trì từ 20 – 30 độ C vào buổi sáng và 10 – 15 độ C vào buổi tối. Tuy cây ưa nắng nhưng khi gặp nắng gắt hoặc nắng yếu cây lan sẽ sinh trưởng kém thậm chí là chết cây. Nếu môi trường ánh sáng quá gắt cây sẽ chuyển sang màu vàng nhạt, còn nếu quá ít ánh sáng như trong phòng tối và bóng râm nhiều thì cây sẽ chuyển sang màu xanh đậm. Cây cũng sẽ khó có thể ra hoa nếu ở trong môi trường ánh sáng không ổn định và phù hợp.

3.3 Chế độ nước tưới

Bạn nên tưới cho cây khoảng 1 – 2 lần mỗi tuần vào buổi sáng sớm là được. Số lần tưới này sẽ được giảm lại vào mùa mưa khi thời tiết ẩm ướt. Bạn cũng nên lưu ý độ ẩm của đất, nếu quá khô cây sẽ sinh trưởng và phát triển chậm.

Dia Lan Sato Dep (3)

3.4 Thay chậu định kỳ

Nếu bạn trồng cây địa lan sato trong chậu chứa than và đá ngay từ đầu thì sau 4 – 5 năm bạn mới thay chậu mới, vì than và đá có khả năng giữ ẩm và thoát nước tốt nên cây không bị úng nước. Tuy nhiên nếu giá thể của bạn là vỏ dừa hoặc vỏ cây thì bạn nên thay chậu mới cho cây sau mỗi 2 năm. Sau khi thay chậu mới, bạn nên ngưng tưới nước trong khoảng 1- 2 tuần, sau 1 – 2 tuần ấy, bạn có thể tưới nước và bón phân tăng cường để cây nhanh hồi sức trong môi trường mới.

5/ Những lưu ý quan trọng khi chăm sóc địa lan sato

Bạn không nên sử dụng bã chè hoặc bã cà phê để đổ vào gốc cây. Đồng thời, phải giữ cho mặt chậu luôn khô thoáng nhưng không được khô hạn. Khi trên cây xuất hiện lá vàng úa, ngọn hỏng thì bạn nên loại bỏ ngay tránh để vi khuẩn và sâu bệnh tấn công.

Như vậy, Đặng Gia Trang đã củng bạn tìm hiểu về cách trồng và chăm sóc Địa Lan Sato đầy đủ nhất. Nếu có những thắc mắc, bạn đừng ngại liên hệ Hotline 0902.652.099 nhé!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Hoa lan Dendro Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc
  • Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa lan đầy đủ nhất
  • Cách trồng và chăm sóc lan hoàng thảo vôi đầy đủ nhất
  • Kinh nghiệm trồng lan cho vườn hoa rực sắc

You may also like