Home Kiến thức cơ bảnGieo trồng Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh hút tài lộc

Cách trồng và chăm sóc cây trường sinh hút tài lộc

by Học Làm Vườn

Trường sinh là loại cây cảnh phong thủy với ý nghĩa sâu sắc, được rất nhiều người yêu thích và trồng phổ biến. Thế nhưng, không phải ai cũng nắm rõ về đặc điểm, tác dụng cũng như ý nghĩa của loài cây này. Và cách trồng như thế nào, chăm sóc ra sao để cây trường sinh luôn xanh tốt và thu hút tài lộc? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Đặng Gia Trang nhé.

1/ Đặc điểm của cây trường sinh

1.1 Đặc điểm hình thái

Cây trường sinh có tên khoa học là Peperomia obtusifolia, thuộc họ thuốc bỏng và có nguồn gốc từ Madagascar, Nam Phi. Loài cây này còn có nhiều tên gọi khác như cây đả bất tử, cây cảnh tạp giao, cây diệp sinh căn,…

Đây là loại cây thân thảo mang đặc điểm thân tròn, nhẵn bóng và mọng nước. Cây khá nhỏ với chiều cao trung bình khoảng 15 – 25cm. Lá trường sinh mọc đối từ gốc hoặc thân và rất xum xuê. Lá hình tròn, có màu xanh lục đậm và khá bóng. Hoa của trường sinh màu trắng, tỏa hương thơm nhẹ nhưng thường rất hiếm.

Dựa vào đặc điểm lá, người ta phân chia trường sinh thành 2 loại: trường sinh lá tròn và trường sinh lá dài. Trong đó, trường sinh lá tròn là loại phổ biến hơn và được nhiều người biết đến hơn.

Hiện nay, nhiều người mới chơi cây cảnh thường nhầm lẫn cây trường sinh và cây môn trường sinh là một loại cây vì chúng có tên gần giống nhau. Tuy nhiên, hai loài cây này hoàn toàn khác nhau nên mọi người cần lưu ý nhé.

1.2 Điều kiện sinh trưởng

– Nhiệt độ: Nếu điều kiện nhiệt độ quá thấp hay quá cao đều ảnh hưởng xấu đến cây, khiến cây rụng lá hoặc ngừng phát triển. Cây trường sinh có thể phát triển mạnh mẽ trong nhiệt độ phù hợp là khoảng 18 – 30 độ C.

– Ánh sáng: Là loại cây ưa bóng bán phần, nên cần tránh để trường sinh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp.

– Độ ẩm: Cây trường sinh rất ưa ẩm và độ ẩm lý tưởng là khoảng 80% nên cần phải cung cấp đủ lượng nước để duy trì độ ẩm phù hợp.

2/ Tác dụng của cây trường sinh

Cây trường sinh là loại cây cảnh có rất nhiều tác dụng thực tế, có lợi cho cuộc sống con người. Nhờ đặc điểm xanh tốt quanh năm, trường sinh giúp cho không gian xung quanh thêm nổi bật và luôn tươi mát. Thế nên, người ta thường trưng bày trường sinh để trang trí nhà ở, văn phòng hay quán cà phê tại nhiều vị trí khác nhau.

Bên cạnh đó, trường sinh còn có tác dụng loại bỏ khí độc, làm sạch không khí giúp không gian luôn trong lành, dễ chịu. Loài cây này cũng có khả năng hạn chế tia tử ngoại, tia bức xạ từ các thiết bị điện tử làm hại cơ thể. Đồng thời màu xanh tươi mát sẽ giúp bạn giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng và luôn được thư giãn.

Dù có nhiều công dụng nhưng rất nhiều người vẫn thắc mắc cây trường sinh có độc không. Câu trả lời là tuy không có chất độc nguy hiểm nhưng trường sinh chứa chất gel nếu ăn nhiều thì nhiều người sẽ bị dị ứng, xảy ra hiện tượng chóng mặt, buồn nôn. Do đó, bạn cần phải lưu ý trường sinh trồng trong nhà, đặc biệt là những nơi có trẻ nhỏ.

3/ Ý nghĩa phong thủy của cây trường sinh

3.1 Ý nghĩa phong thủy

Cái tên gọi “cây trường sinh” rất ý nghĩa, đại diện cho cho sự bất tử và trường tồn mãi mãi. Cùng với đó, loài cây này còn giúp đem lại may mắn, tài lộc và nhiều điều tốt lành cho gia chủ. Đặc biệt, trường sinh còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, phát triển các mối quan hệ đối tác, bạn bè, đồng nghiệp và gắn kết các thành viên trong gia đình.

3.2 Hợp mệnh nào? Tuổi gì?

Trong phong thủy, trường sinh hợp nhất với những người mệnh Mộc, giúp xua tan những điềm xui, mang lại nhiều may mắn, thuận lợi. Ngoài ra, đối với những người tuổi Ngọ, trường sinh giống như bùa hộ mệnh, đem đến tài lộc và nhiều điều tốt lành.

cây trường sinh trồng trong nhàCây trường sinh trồng trong nhà

4/ Chuẩn bị trồng cây trường

4.1 Chậu trồng

Chậu trồng trường sinh có thể là chậu sứ, chậu nhựa nếu trồng bằng đất hoặc lọ thủy tinh nếu trồng thủy sinh. Kích thước chậu tương ứng với cây, chỉ cần đường kính khoảng 15 – 20cm. Hình dáng chậu tùy theo sở thích và nơi trang trí cây trường sinh. Lưu ý chậu trồng cây phải có lỗ thoát nước ở đáy để đảm bảo không đọng nước gây ngập úng.

4.2 Đất trồng

Đất trồng cây trường sinh phải đảm bảo sạch bệnh, có khả năng giữ ẩm tốt. Bạn có thể trộn đất sạch, xơ dừa, trấu hun, vôi bột với tỷ lệ 1:1:1:1.

4.3 Giống trồng

Thông thường, người ta trồng chủ yếu là giống cây trường sinh lá tròn. Bạn phải đảm bảo giống trồng khỏe mạnh, không bị sâu bệnh.

5/ Cách trồng cây trường sinh

5.1 Trồng bằng đất

Nếu tách cây con từ bụi cây mẹ ra trồng thì bạn cần tránh làm đứt rễ ảnh hưởng đến cây mẹ cũng như khiến cây con dễ chết. Giá thể đã chuẩn bị được đổ đầy 2/3 chậu. Bạn tiến hành trồng cây con vào giữa chậu, giữ cây đứng thẳng và lấp thêm lớp giá thể, nén xung quanh gốc cây để cố định. Sau đó, cung cấp nước để tạo độ ẩm cho cây trường sinh nhanh chóng thích nghi.

Nếu bạn trồng cây bằng cách giâm lá thì hãy chọn lá không quá non hay quá già và khỏe mạnh. Tiến hành cắt sát gốc lá để tách khỏi cây mẹ, để khô ráo khoảng 1 ngày thì đem giâm xuống đất ẩm. Bạn có thể phủ thêm lớp mùn ẩm lên trên để lá nhanh chóng nảy mầm mới. Khoảng 5 – 10 ngày sau, khi mọc thành cây con thì có thể đem đi trồng chậu giống như trên.

5.2 Trồng thủy sinh

Cách trồng cây trường sinh trong nước rất đơn giản. Trước tiên, rửa sạch cây con để loại bỏ hết đất, cát rồi cắt bỏ phần rễ già, bị hỏng đi. Tiếp đó, bạn đặt trường sinh vào bình thủy tinh, cố định cây đứng thẳng bằng sỏi đá. Khi cây đứng vững thì đổ vào bình dung dịch dinh dưỡng đã được pha trước theo tỷ lệ phù hợp.

6/ Cách chăm sóc cây trường sinh

6.1 Ánh sáng

Vị trí đặt cây trường sinh có thể là bàn làm việc, học tập, phòng khách, gần cửa sổ hay giếng trời,… giúp cây tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Để đáp ứng yêu cầu ánh sáng của trường sinh, mỗi tuần khoảng 2 – 3 lần bạn nên để cây tiếp xúc 2 tiếng với ánh nắng nhẹ buổi sáng.

6.2 Nước

Bạn nên tưới nước đều đặn 1 lần mỗi ngày để duy trì độ ẩm giúp cây sinh trưởng tốt. Dù cây ưa ẩm nhưng không nên tưới quá nhiều, nước bị ứ đọng lâu gây ngập úng, khiến cây dễ bị nấm bệnh và chết.

6.3 Dinh dưỡng

Khoảng 1 – 2 tháng đầu tiên, bạn không cần bón phân vì cây đã có đủ chất dinh dưỡng ở đất trồng. Bắt đầu từ tháng thứ 3 trở đi, bạn cần bón phân để tăng cường dưỡng chất cho cây luôn phát triển khỏe mạnh. Cứ khoảng 1 – 2 tháng, bạn tiến hành bón phân NPK 1 lần, hòa tan với nước rồi tưới cho cây.

6.4 Phòng trừ sâu bệnh

Cây trường sinh có thể bị gây hại bởi sâu ăn lá, bọ rầy ảnh hưởng đến sự phát triển. Lúc này bạn cần tiêu diệt triệt để bằng cách phun thuốc đặc trị theo đúng hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, cây còn có thể bị thối lá nên cần kiểm tra thường xuyên để kịp thời cắt bỏ lá hư, lau sạch lá xanh tốt để không bị lây lan. Đồng thời điều chỉnh chế độ ánh sáng, nhiệt độ và chế độ tưới nước cho phù hợp để không phát sinh nấm bệnh.

Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã nắm rõ về cách trồng và cách chăm sóc trường sinh siêu đơn giản mà hiệu quả. Đặng Gia Trang hy vọng bạn sẽ trồng được những chậu cây trường sinh xanh tốt, thu hút tài lộc cho gia đình nhé.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099!

HLV.vn

*Xem thêm

  • Cách trồng và chăm sóc cây kim ngân thủy sinh đơn giản tại nhà
  • Cách trồng cây hương thảo bí quyết chăm sóc chuẩn nhất
  • Cách trồng và chăm sóc hoa lan vũ nữ đầy đủ nhất

You may also like