Cây ngâu là một trong những loại cây cảnh công trình khá được ưa chuộng. Tán um tùm, màu lá xanh mướt, cây giúp tô điểm không gian thêm sống động, tươi mới hơn.
Cây Duối và những tác dụng đặc biệt bạn không ngờ tới
Không chỉ vậy, cây ngâu còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Để hiểu rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu những đặc điểm, đặc tính sống của cây ngâu qua bài viết sau đây nhé.
Đặc điểm của cây ngâu
Dưới đây là những thông tin cơ bản về đặc điểm, đặc tính mà bạn có thể tham khảo qua.
Tên: NgâuTên gọi khác: Ngâu taHọ: Xoan (Meliaceae)Chi: Gội (Aglaia)Tên khoa học: Aglaia duperreanaCây Ngâu
Cây ngâu là loại cây thân gỗ, có nguồn gốc từ chính Việt Nam, nhờ vẻ ngoài bắt mắt nên nhanh chóng du nhập ra nhiều nước khác.
Cây sống lâu năm, phân làm nhiều cành nhánh tạo thành bụi. Chiều cao của cây dao động từ 1 – 7m tùy điều kiện sống. Khi được trồng cảnh, cây thường được cắt tỉa để giới hạn chiều cao.
Lá cây có màu xanh thẫm, dạng kép, có hình bầu dục, hình trứng với phần đuôi hơi nhọn. Lá mọc xen ké, mặt lá nhắn, viền nguyên không có răng cưa. Với tán dày, lá nhiều, cây tạo nên dáng vẻ um tùm, xanh mướt, đẹp mắt.
Khoảng tháng 4- 9 hàng năm thì cây ngâu sẽ nở hoa. Hoa ngâu khá nhỏ, chỉ khoảng 2mm, có màu vàng tươi đẹp mắt, mọc ở nách lá tạo thành từng chùm dài từ 5 – 10cm. Khi nở, hoa có hương thơm nồng vị chanh khá dễ chịu.
Hoa ngâu nở thành từng chùm nhỏ màu vàng
Quả của cây ngâu có hình cầu, cũng khá nhỏ, khi chín có màu cam hoặc màu đỏ. Tuy nhiên, khi trồng cảnh thì cây rất khó kết trái.
Về đặc tính sống, cây ngâu sống lâu năm, ưa ẩm, chịu hạn và úng kém. Cây cũng sống được trên nhiều loại đất khác nhau, ưa sáng nhưng vẫn có thể sống trong bóng râm bán phần.
Nhìn chung, cây ngâu khá dễ trồng và chăm sóc.
Công dụng của cây ngâu
Từ xưa, nhờ hương thơm dễ chịu và dáng vẻ sang trọng, cây ngâu đã được lựa chọn để trồng làm cảnh trong khuôn viên công cộng như đình chùa, nhà cổ, nhà văn hóa.
Hiện nay, cây ngâu vẫn rất được ưa chuộng. Bạn có thể dễ dàng thấy loài cây này tại các khu vực như công viên, bệnh viện, trường học, vỉa hè, khu du lịch, du công nghiệp…
Nếu cắt tỉa tốt, bạn có thể sử dụng cây ngâu như một hàng rào hay ranh giới phân chia khu vực.
Nhiều người cũng lựa chọn cây ngâu như một loại cây cảnh trong sân vườn. Nếu có khiếu thẩm mỹ, bạn có thể uốn nắn cây ngâu tạo dáng bonsai.
Ngâu được trồng cảnh tại nhiều khu vực công cộng
Tán lá dày, rậm rạp, cây ngâu góp phần không nhỏ trong việc thanh lọc không khí, loại bỏ bụi bẩn, mang tới không gian trong lành.
Ngoài tác dụng làm cảnh, theo nhiều ghi chép Đông Y, các bộ phận như hoa, lá, cành của cây ngâu còn được tận dụng trong các bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, ho suyễn, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp…
Tất nhiên, để sử dụng an toàn thì bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước.
Tham khảo thêm những cây cảnh công trình khác cũng khá quen thuộc như cây sao đen hay cây bằng lăng nhé.
Ý nghĩa của hoa ngâu
Ngoài dáng vẻ sang trọng, đẹp mắt, cây ngâu còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Đầu tiên, trồng cây ngâu trong nhà được cho lá có thể xua đuổi tà khí, mang đến may mắn, thịnh vượng và bình an cho gia chủ.
Trong truyền thuyết, cây ngâu tượng trương cho tình yêu chung thủy, gắn bó keo sơn. Rất phù hợp để bày trí trong lễ cưới hay làm quà tặng cho các cặp tân hôn.
Cách trồng và chăm sóc cây hoa ngâu
Phù hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam, việc trồng và chăm sóc cây ngâu trở nên khá đơn giản.
Cách trồng cây ngâu
Vì cây ít đậu quả, nên thay vì gieo hạt thì mọi người thường chọn phương pháp giâm cành để nhân giống cây ngâu.
Đầu tiên, bạn chuẩn bị bầu đất, không cần quá màu mỡ nhưng phải đảm bảo đất đủ độ tơi xốp. Bạn có thể trộn với xơ dừa, ít sỏi và phân chuồng, như vậy sẽ đảm bảo khả năng thoát nước. Bầu cũng cần có lỗ phía dưới để tránh ngập úng.
Lựa cành không quá già nhưng phải to khỏe, không sâu bệnh. Cắt cành dài khoảng 15 – 20cm, tỉa bớt lá ở dưới sau đó ngâm cành vào dung dịch kích rễ khoảng 2 tiếng.
Lấy cành ra, cắm vào bầu đất, tưới đẫm nước lần đầu tiên. Sau đó cứ thấy đất bề mặt bầu khô thì tưới lại để duy trì độ ẩm.
Chăm sóc như vậy tới khi cây bén rễ. Khi cây cao tầm 30 – 50cm thì xé bầu và trồng ra vị trí mà bạn mong muốn.
Giâm và chiết cành là 2 phương pháp nhân giống thường thấy
Chăm sóc cây ngâu hiệu quả
Quá trình chăm sóc cây ngâu cũng không có gì quá phức tạp, dưới đây là một vài lưu ý chính.
Tưới nước: cây ngâu không cần nhiều nước nhưng cũng không chịu được hạn. Bởi vậy khi cây còn nhỏ bạn cần chú ý duy trì độ ẩm cho đất. Cứ thấy đất trên bề mặt khô thì tưới một ít để làm ẩm đất là được, không tưới quá đẫm có thể khiến cây bị úng. Nếu thời tiết quá nắng nóng, bạn có thể tăng tần xuất tưới lên.Dinh dưỡng: ngâu sinh trưởng tốt ngay cả khi thiếu dinh dưỡng, do đó bạn không cần bón phân quá nhiều. Nếu được thì cứ 3 – 4 tháng bạn bón một ít phân NPK, sau khi bón thì cần tưới nước để phân ngấm vào đất.Ánh sáng: là loài ưa sáng, bạn nên trồng cây ở những nơi thoáng mát, nhiều ánh sáng, nếu nắng quá gắt có thể có biện pháp che chắn. Nếu trồng cây trong nhà thì cần có ánh sáng gián tiếp, hàng tuần mang cây ra ngoài nắng sớm khoảng 1 tiếng.Nhiệt độ: môi trường ấm áp là điều kiện hoàn hảo để cây sinh trưởng, ra hoa. Nên nếu nhiệt độ xuống quá thấp, bạn nên có biện pháp che chắn bảo vệ cây nhé.Cắt tỉa: cây dạng bụi nếu sinh trưởng quá nhanh có thể khiến cây bể dáng, kém thẩm mỹ. Do đó bạn nên thườn xuyên cắt tỉa và tạo dáng cho cây.Phòng trừ sâu bệnh: cây ngâu có mùi hương xua đuổi côn trùng nên hiếm khi bị sâu bệnh. Bạn chỉ cần thường xuyên quan sát, nếu thấy sâu rầy bám lá thì mua thuốc về phun là được.Cần đảm bảo ánh sáng khi chăm sóc cây
Vừa là cây cảnh, vừa là cây thuốc, lại mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp, trồng một cây ngâu trong khuôn viên vườn là lựa chọn không tồi dành cho bạn.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có đủ thông tin cần thiết để tự mình thực hiện.