“Trong đầm gì đẹp bằng sen – Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”. Từ lâu hoa sen đã đi vào thi ca như một biểu tượng đẹp đẽ của con người Việt Nam. Ngày nay, hình ảnh đầm sen đang hiếm dần, nhưng hoa sen vẫn được đưa vào nhà và trồng phổ biến trên các sân thượng. Cách trồng sen trong chậu tại nhà nghe có vẻ khó đấy, nhưng nếu nắm được cách trồng đúng kỹ thuật thì lại vô cùng dễ dàng. Để biết cách trồng và chăm sóc sen tại nhà, cùng Đặng Gia Trang tìm hiểu qua bài viết sau.
1/ Giống sen nào dễ trồng trong chậu tại nhà?
– Sen ngàn cánh (S1000) với màu sắc rực rỡ, đẹp mê ly có số cánh từ 800 – 1000. Những lớp cánh bên ngoài thật to, dài bao lấy vô vàn những lớp cánh hoa nhỏ hình bầu dục xếp dày đặc bên trong. Do hàng hiếm, khó kiếm trên thị trường nên trên giống sen ngàn cánh S1000 vô cùng đắt đỏ, có giá lên tới tiền triệu.
Hoa sen S1000
– Sen đỏ drop Blood là giống sen cho màu đỏ đậm nhất trong thế giới các loài sen màu đỏ, thu hút mọi ánh nhìn của người ngắm ngay từ phía xa. Giá giống sen dao động từ 400 đến 800 nghìn đồng.
Sen đỏ drop Blood
– Sen cung đình là giống sen rất hiếm, chỉ những người sành về sen mới chơi. Loại sen này có thân nhỏ, hoa nở nhỏ nhắn nhưng rất xinh xắn. Sen Cung Đình có hai loại: hoa màu hồng và hoa màu trắng tùy sở thích khác nhau của người chơi sen.
Sen Cung Đình
– Sen Quan Âm hay còn gọi là sen Bách Diệp, có 2 màu trắng và hồng với đặc điểm nhận biết là có nhiều cánh nhỏ li ti bên trong. Hoa nở rất to đường kính bông khoảng 4 – 7cm, có hình cầu, với hương thương đậm đà hơn sen ta.
– Sen Tịnh Đế hay Tịnh Đế Liên là loại sen độc đáo hơn cả bởi hai hoa sen cùng nở trên một cuống, tựa vào nhau vô cùng khăn khít. Cuống hoa rất dài, sen nở khá to và rộng, đứng đầu về sự thanh tao thuần khiết, giống sen khá quý hiếm nên giá cả vô cùng đắt đỏ.
– Sen Super là một trong những bông sen đáng yêu nhất hiện nay! Những bông hoa mới nở sẽ có màu hồng thiên thanh với những cánh hoa bên ngoài lớn, màu trắng pha chút hồng vô cùng ngọt ngào. Khi trưởng thành sẽ chuyển sang màu trắng hấp dẫn, thanh khiết pha chút hương thơm dịu nhẹ.
Sen Super
– Sen red rosy là một bông sen đẹp với nhụy lớn, cánh hoa bên ngoài đẹp hoàn hảo và đẹp mắt với màu sắc đỏ hồng phong phú trên những tán lá xanh tươi.
Sen red rosy
– Sen red silk là loại sen nở sớm, với những bông hoa nhiều cánh, cánh nhọn, dài, căng mọng, đỏ đậm vô cùng tuyệt vời.
Sen red silk
2/ Cách trồng và chăm sóc hoa sen trong chậu
2.1 Thời vụ trồng sen
Ở miền Nam có thể trồng sen quanh năm, nhưng có 2 vụ trồng chính là vào tháng 12 – tháng 1 (dương lịch) và từ tháng 5 – tháng 7. Đối với miền Bắc, thời vụ lý tưởng để sen phát triển tốt nhất là từ tháng 1 – tháng 2 (dương lịch).
2.2 Chuẩn bị chậu trồng sen
Chọn chậu trồng sen có đường kính 30cm trở lên, rộng 40cm, trung bình chậu với kích thước 30cm gieo 1 hạt (hoặc trồng 1 củ).
Chậu trồng sen
Nếu bạn dự định trồng sen loại cao thì trồng chậu cao, còn với sen mini hay sen cung đình thì chọn chậu thấp, có bề mặt rộng sẽ hài hòa hơn.
Bài viết hay về loại nấm có nhiều công dụng cho cây trichoderma tham khảo tại đây: [ Nấm Trichoderma]: Thành phần, Tác dụng, Cách sử dụng hiệu quả
2.3 Chuẩn bị bùn trồng
Bùn trồng có thể lấy bùn trực tiếp từ đầm lầy hoặc ruộng về để trồng. Nếu không có thì sử dụng đất vườn, đất thịt, đất phù sa rồi ngâm nước bóp nhuyễn, cho một thìa phân trùn quế vào. Cho nước vào cao hơn mặt bùn ít nhất 10cm, ngâm như thế 3 – 5 ngày là thành bùn trồng sen.
Bùn trồng sen
2.4 Chọn giống
– Đối với hạt giống
Giống sen định trồng là loại sen cao thì trồng chậu cao, sen mini hoặc sen cung đình trồng chậu thấp có bề mặt rộng thì sẽ đẹp hơn.
Chọn hạt tròn đều, to, có vỏ nâu hoặc đen bóng để tỷ lệ nảy mầm cao. Dùng dao bén cắt phần vỏ cứng ở đầu hạt sen để giúp hạt dễ đâm chồi, cắt cẩn thận, tránh tổn thương đến nhân trắng bên trong.
Ngâm hạt đã cắt phần vỏ vào trong nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) nước phải ngập hết hạt. Mỗi ngày tiến hành thay nước cho chậu 2 lần vào buổi sáng và tối.
Khi mầm nhú ra ngoài thì tiếp tục cắt ½ vỏ hạt, tránh làm gãy mầm. Tiếp tục ngâm nước đến khi mầm dài 12cm thì trồng ra chậu.
– Đối với củ giống
Chọn củ sen có đầy đủ các mắt, phần rễ có 3 – 4 đoạn kéo dài giống khoanh xúc xích để các chất dinh dưỡng tích lũy khi điều kiện phù hợp.
Củ giống có ít nhất 2 lóng, củ càng lớn càng cho cây mạnh, cắt ngang đoạn cuối vùi vào đất ẩm sâu 5cm tạo góc nghiêng 15 độ.
Đầu củ nhọn không bị gãy ở bất kì vị trí nào.
Củ giống
2.5 Cách trồng sen trong chậu tại nhà
– Bước 1: Đặt chậu trồng sen ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời, ít nhất 6 tiếng mỗi ngày để cây quang hợp tốt.
– Bước 2: Cho bùn đã chuẩn bị vào 2/3 chậu rồi bắt đầu trồng:
+ Đối với trồng hạt: Đặt hạt đã nảy mầm vào giữa chậu, đặt nhẹ nhàng, không nén hạt mà chỉ ấn hạt hơi lún một ít vào bùn.
+ Đối với trồng củ: Dùng tay vạch một đường, đặt củ xuống bùn, phần mầm sen để hướng lên trên bùn.
– Bước 3: Nhẹ nhàng xả nước lên đầy miệng chậu. Bổ sung nước cho chậu 1 – 2 lần/ tuần (tốt nhất là 1 – 2 ngày lần). Khi bổ sung nước nên tưới để nước trong chậu chảy tràn ra ngoài.
Hoa sen được trồng trong chậu vô cùng bắt mắt
2.6 Cách chăm sóc sen trong chậu tại nhà
– Bón phân: Sau khi trồng sen ra chậu khoảng 1 tuần thì tiến hành bón thêm một số loại phân như sau:
+ Phân trùn quế: 1 muỗng cà phê nhỏ ( gói trong giấy, ấn sâu xuống bùn, cách gốc 10cm)
+ Phân hỗn hợp NPK: Rắc phân chậm tan vào bùn sát thành chậu, nên bón 1 tháng/lần. Cây dưới 3 tháng sử dụng NPK 30-10-10; cây từ 3 tháng sử dụng NPK 20-20-20. Lượng phân tùy vào kích thước chậu, chậu trồng sen 50cm sử dụng lượng phân ½ muỗng cà phê.
Chú ý: Nếu bạn muốn trồng hoàn toàn hữu cơ thì có thể không bón phân NPK mà chỉ bón phân trùn quế SFARM Pb01 mỗi tháng 1 lần. Dinh dưỡng trong phân trùn quế vẫn đảm bảo đầy đủ đa trung vi lượng cho hoa sen nở màu đẹp, dày cánh mà lại an toàn cho sức khỏe.
Phân trùn quế SFARM thích hợp bón cho sen
– Cắt tỉa: Cắt bỏ lá vàng, cắt sát tận chân cuống hoa héo, tàn, sâu bệnh để sen có thể nở nhiều hoa mới.
– Thay bùn: Sau khoảng 1 năm, sen hấp thụ hết các chất dinh dưỡng trong bùn nên phải tiến hành thay. Nhẹ nhàng nhổ sen lên, trong trường hợp bụi sen phát triển quá to, tiến hành tách bụi, rồi trồng lại.
2.7 Phòng trừ sâu bệnh
Tùy vào từng khu vực mà sen sẽ bị các loại dịch hại khác nhau, nhưng đa số sen thu hút rệp và sâu bướm. Nếu ít có thể dùng tay để loại bỏ, trường hợp bị nhiều thì nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu hữu cơ như tinh dầu neem.
Tinh dầu neem trị sâu
Nếu sen được chăm sóc tốt, bón phân đầy đủ, đặt ở nơi có nhiều ánh sáng nhưng không quá gay gắt thì sau khoảng 2 – 3 tháng cây sẽ phát triển mạnh và cho ra hoa.
Vậy là Đặng Gia Trang đã đưa ra cách trồng sen trong chậu tại nhà chuẩn nhất cho bạn rồi. Thật tuyệt vời khi trong nhà mình xuất hiện những cánh sen xinh xắn phản phất hương quê phải không nào! Còn chần chờ gì mà không bắt tay trồng ngay một vườn sen tuyệt đẹp cho gia đình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ Hotline 0902.652.099 bạn nhé!
HLV.vn
*Xem thêm
- Cách trồng hoa giấy nhiều màu đẹp nhất
- Cách trồng hoa hướng dương tại nhà cho hoa rực rỡ
- Cách trồng hoa cẩm chướng trong chậu cho ban công
- Cách trồng hoa mười giờ ra hoa rực rỡ
- Cách trồng hoa hồng leo tường vi chuẩn chuyên gia